【lịch đá ý】Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD
Sáng 12/11,ĐộngthổnhàmáytônthéptriệuUSDBổsungtỷđồngđểxâydựngcầuPhongChâumớlịch đá ý Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2, với tổng mức đầu tư 45 triệu USD được tổ chức tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng.
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ có lợi thế giao thông vượt trội, nằm gần cảng biển lớn, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, tối ưu hóa chi phí logistics và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam khi đến tay đối tác quốc tế. Ảnh: Thanh Sơn |
Nhà máy có tổng diện tích 75.000 m2, với tổng vốn đầu tư gần 45 triệu USD cho giai đoạn 1; có năng lực sản xuất lên đến 350.000 tấn sản phẩm tôn thép mỗi năm. Dự án do nhà đầu tư Công ty cổ phần Tôn thép Việt Pháp làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long làm tổng thầu thi công.
Bà Mai Minh Nguyệt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tôn thép Việt Pháp cho biết, Nhà máy sẽ áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhất từ các đối tác quốc tế, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Khi hoàn thiện, nhà máy sẽ góp phần không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo ra hơn nhiều cơ hội lao động việc làm mới.
Nhà máy được đặt tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, có lợi thế giao thông vượt trội, nằm gần cảng biển lớn và các tuyến đường kết nối quốc gia. Điều này giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, tối ưu hóa chi phí logistics và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam khi đến tay đối tác quốc tế.
Phát biểu tại Lễ động thổ, ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tếHải Phòng chúc mừng kết quả đạt được của Công ty cổ phần Tôn thép Việt Pháp thời gian qua. Tôn Việt Pháp lựa chọn Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, đây là một khu công nghiệp có hạ tầng kết nối tốt, cơ sở về điện và các lĩnh vực khác rất tốt và gần cảng. Thành phố Hải Phòng cũng như Ban Quản lý luôn cam kết hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh với kết quả và sự hài lòng tốt nhất.
Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị chủ đầu tư, nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực sớm đưa Dự ánvào sử dụng nhanh nhất, hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng sẽ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai để Dự án sớm đi vào hoạt động.
Thông tin thêm tại lễ động thổ này, ông Lê Trung Kiên cho biết: Hải Phòng đang dự kiến thành lập thêm Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với diện tích khoảng 20.000 ha - là khu kinh tế sinh thái thế hệ 3.0, đa ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, cảng biển, logistics hiện đại và đô thị thông minh, là đầu mối của thành phố tham gia chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và thế giới. Đặc biệt, Hải Phòng đề xuất thành lập Khu thương mại tự do với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, hứa hẹn tạo nên một không gian phát triển rộng lớn, năng động, hấp dẫn, đầy tiềm năng cho Thành phố.
Về phía tổng thầu thi công, ông Phạm Anh Tiến, Chủ tịch Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long cho biết: Với năng lực và kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ thực hiện thành công dự án này theo đúng chất lượng và tiến độ như đã cam kết với chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tôn thép Việt Pháp.
Đề xuất bố trí 500 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D
Quảng Nam đề xuất Trung ương xem xét tiếp tục bố trí nguồn vốn khoảng 500 tỷ đồng cho Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong năm 2025.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét tiếp tục bố trí nguồn vốn cho Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong năm 2025 (khoảng 500 tỷ đồng).
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tuyến Quốc lộ 14D dài 74,4 km kết nối đường Hồ Chí Minh với Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là tuyến đường huyết mạch, một phần của Hành lang kinh tế Đông Tây 2, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế động lực khu vực miền Trung với Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào và là tuyến đường độc đạo lên vùng núi cao, biên giới phía Tây tỉnh Quảng Nam.
Từ tháng 7/2023 đến nay, lưu lượng xe tải nặng vận chuyển hàng hóa từ Lào đi về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang tăng cao (khoảng 250 lượt/ngày đêm và hiện nay tăng lên khoảng 500 lượt/ngày đêm) nên tuyến đường này đã xuống cấp, nay càng xuống cấp nghiêm trọng hơn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường nối từ cửa khẩu Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam tại Thông báo số 135/TB-VPCP ngày 6/5/2022 và Thông báo số 165/TB-VPCP ngày 6/6/2022 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Quảng Nam đã khảo sát, nghiên cứu các phương án đầu tư xây dựng.
Kết quả nghiên cứu phương án đầu tư đã được UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tại Báo cáo số 232/BCUBND ngày 6/10/2023.
Qua xem xét báo cáo của Bộ Giao thông - Vận tải tại các văn bản số 12857/BGTVT-KHĐT ngày 13/11/2023, số 380/BGTVT-KHĐT ngày 11/1/2024 và của UBND tỉnh Quảng Nam tại Báo cáo số 232/BC-UBND ngày 6/10/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo nghiên cứu phương án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D và giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, UBND tỉnh Quảng Nam xác định, cân đối nguồn vốn bố trí thực hiện dự án tại các Công văn số 9927/VPCP-CN ngày 20/12/2023, Công văn số 798/VPCP-CN ngày 1/2/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Giao thông - Vận tải đã có Công văn số 3307/BGTVT-KHĐT ngày 28/3/2024 đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2021-2025) với kinh phí 4,6 tỷ đồng để triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, nhưng đến nay nguồn vốn chưa được bố trí nên chưa thể triển khai thực hiện bước chuẩn bị đầu tư.
Để kịp thời đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 14D, phát huy hiệu quả đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E (kết nối từ cửa khẩu quốc tế Nam Giang, đi theo Quốc lộ 14D, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14E về cảng Chu Lai - Khu Kinh tế mở Chu Lai), UBND tỉnh Quảng Nam kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025 và bố trí ngay 4,6 tỷ đồng trong năm 2024 để Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức đấu thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D để kịp thời trình thẩm định, phê duyệt theo đề nghị của Bộ Giao thông - Vận tải tại Công văn số 3307/BGTVT-KHĐT ngày 28/3/2024.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị Trung ương xem xét, tiếp tục bố trí nguồn vốn cho Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong năm 2025 (khoảng 500 tỷ đồng) để tiếp tục triển khai, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức đấu thầulựa chọn đơn vị thi công, sớm khởi công xây dựng trong năm 2025.
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội
Lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sắp kết thúc để chuyển sang giai đoạn triển khai.
Sau khoảng 2 tháng rà soát, giữa tuần trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 9173/BKHĐT- GSTĐĐT gửi lãnh đạo Chính phủ làm rõ những mắc mứu cuối cùng liên quan đến hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).
Ảnh minh hoạ |
Văn bản này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát hành sau khi tự rà soát các quy định hiện hành, tổng hợp ý kiến của Bộ Tư pháp, UBND TP. Hà Nội và các bộ, ngành liên quan.
Dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 1/2008. Đến tháng 10/2020, UBND TP. Hà Nội trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Sau 4 năm tiến hành các thủ tục cần thiết, đầu tháng 8/2024, UBND TP. Hà Nội tiếp tục có Tờ trình số 275/TTr-UBND đề nghị Thủ tướng xem xét quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.
Trước đó, cuối tháng 8/2024, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tư pháp nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản về hồ sơ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, trong đó làm rõ cơ sở pháp lý và thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư; thẩm quyền cho phép bố trí vốn qua 3 thời kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Dự án; sự cần thiết, cơ sở pháp lý, thời điểm và quy trình, thủ tục báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án”, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo.
Được biết, đây chính là 3 vướng mắc cuối cùng để có thể khép lại lộ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đã kéo dài tới 4 năm của dự án này.
Trong Công văn số 9173/BKHĐT- GSTĐĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Dự án trước khi điều chỉnh là dự án nhóm A, đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào Danh mục Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản vào tháng 8/2007 và được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 1/2008. “Vì vậy, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu quan điểm.
Liên quan tới thời điểm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lựa chọn điều kiện vay đặc biệt dành cho đối tác kinh tế cho Dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Cụ thể, sau khi Dự án được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, UBND TP. Hà Nội sẽ báo cáo Chính phủ để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.
Liên quan đến việc bố trí vốn qua 3 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Luật Đầu tư công quy định, khả năng cân đối nguồn vốn chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, phần chuyển sang giai đoạn sau không quá 20% kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước.
Dự án dự kiến kéo dài 15 năm, qua 3 thời kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng việc cân đối nguồn vốn cho giai đoạn thứ 3 chưa có quy định.
Tuy nhiên, theo khoản 3, Điều 104, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư quy định, dự án đang trong quá trình thực hiện mà có sự thay đổi dẫn đến dự án đó thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, thì các dự án đó được tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, điều chỉnh dự án được thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm điều chỉnh dự án như đối với dự án hoặc nhóm dự án trước khi điều chỉnh; người quyết định đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện dự án, trong đó có vấn đề phát sinh tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia.
“Trên cơ sở đó, tại Tờ trình số 275/TTr-UBND ngày 12/8/2024, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất báo cáo Thủ tướng cho phép thực hiện và báo cáo nội dung này khi báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Dự án vào kỳ họp cuối năm theo quy định tại Điều 104, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Điều chỉnh giai đoạn 1 Dự án Sân bay Long Thành: Thực chất là đẩy nhanh tiến độ
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tổ về Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Các đại biểu nhất trí cao về chủ trương bổ sung thêm một đường băng cất hạ cánh trong giai đoạn 1 của dự án.
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tổ về Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước đó, Tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh về quy mô, thời gian thực hiện Giai đoạn 1 dự án theo hướng: bổ sung thêm một đường cất hạ cánh (Đường cất hạ cánh số 3) và “nới” tiến độ hoàn thành sang cuối năm 2026 thay vì cuối năm 2025 như hiện nay.
Phát biểu tại thảo luận tổ sáng nay, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ nhất trí với tờ trình của Chính phủ.
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, việc điều chỉnh dự án như tờ trình của Chính phủ là rất cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự án đã được trình Quốc hội điều chỉnh nhiều lần (cứ 1-2 năm lại điều chỉnh), việc phải đưa ra trình Quốc hội lấy ý kiến nhiều lần, quyết các chi tiết cụ thể dẫn đến thời gian dự án bị kéo dài. Vì vậy, tới đây khi sửa Luật Đầu tư công, theo phân cấp, phân quyền mà giao Chính phủ linh hoạt quyết định.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) cũng cho rằng, việc bổ sung thêm một đường băng giai đoạn 1 là rất cần thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đàm bảo an toàn và liên tục vận hành (đường băng này bảo trì thì sẽ có đường băng khác hoạt động). Phương án vốn cũng đã được tính toán kỹ, không ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư.
Tuy vậy, đại biểu kiến nghị cần Bộ Giao thông - Vận tải và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) phải cân nhắc nguồn dự phòng. Theo đó, nguồn để thực hiện đường băng bổ sung một phần sẽ lấy từ quỹ dự phòng, vậy nếu trong quá trình thực hiện các hạng mục đã được phê duyệt, nếu có sự thay đổi về quy mô, kỹ thuật… thì không còn nguồn dự phòng để xử lý.
Đại biểu Huỳnh Thành Chung đề nghị, Dự thảo Nghị quyết cần nêu rõ ưu tiên sử dụng tối đa nguồn dự phòng để xây dựng đường băng bổ sung, song trường hợp bất khả kháng cần cho phép chính phủ bổ sung ngân sách.
Liên quan tới dự án này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, theo thiết kế, đến thời điểm hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có 4 đường cất hạ cánh, các đường băng này được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, có thể hạ cất cánh đồng thời cùng lúc.
Hiện nay, tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 2 đường băng cất hạ cánh song không đảm bảo khoảng cách đủ lớn nên không thể cất hạ cánh đồng thời, phải mất thời gian chờ, có khi kéo dài 5-10 phút gây lãng phí.
Kiểm trả thực tế cho thấy, dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 đang phù hợp cho xây dựng Đường hạ cất cánh số 3. Nếu để đến tận giai đoạn 3 mới thực hiện như phương án hiện tại sẽ ảnh hưởng đến vận hành, gây tiếng ồn và mất an inh cho Đường hạ cất cánh số 1 khi vận hành. Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng đã được tính toán kỹ (sử dụng nguồn tiết kiệm từ các gói thầu khác và nguồn dự phòng).
“Nói điều chỉnh dự án thì có vẻ phức tạp song thực chất là đẩy nhanh tiến độ dự án, mong Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ”, Bộ trưởng cho biết.
Mở rộng thêm phạm vi thảo luận liên quan đến điều chỉnh dự án sân bay Long Thành, đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải và ACV cần nghiên cứu kỹ quy hoạch giao thông nội bộ sân bay Long Thành đảm bảo kết nối với các nhà ga khác.
“Nếu quy hoạch nội bộ của sân bay Long Thành không có các tuyến giao thông nội bộ đi đến các sân ga khác mà hành khách phải check out, sau đó mới di chuyển đến các sân ga khác thì sẽ gây phiền hà cho khách hàng, khiến Việt Nam mất lợi thế. Đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải và ACV nghiên cứu bổ sung các tuyến xe điện, xe buyt gắn nhà ga quốc tế Long Thành với ga đường sắt và các nhà ga khác trên cơ sở có thể kiểm soát an ninh, có như vậy Sân bay Long Thành mới trở thành điểm trung chuyển hành khách của khu vực”, đại biểu Huỳnh Thành Chung kiến nghị.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn
Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu có mặt nhất trí, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Nghị quyết nêu rõ, tổng số thu ngân sách trung ương là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng.
Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 đã được Quốc hội thông qua. |
Quốc hội quyết định sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Theo nghị quyết, tổng số chi ngân sách trung ương là 1.523.264 tỷ đồng, trong đó: dự toán 248.786 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách (đã bao gồm khoản bổ sung cân đối tăng 2% so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và tăng 917,3 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Nghệ An để thực hiện Nghị quyết số 137/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An), dự toán bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (đã bao gồm số bổ sung 14.434,4 tỷ đồng để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2025 không thấp hơn dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2023).
Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật.
Chính phủ còn được giao thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các Dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2025, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2025. Bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, dự án chuyển tiếp theo tiến độ; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại được bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật.
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, Quốc hội yêu cầu.
Nghị quyết cũng nêu rõ, bố trí chi thường xuyên lĩnh vực các hoạt động kinh tế 5.307 tỷ đồng tương ứng 85% nguồn thu xử phạt hành chính trật tự an toàn giao thông đường bộ đã thực nộp ngân sách nhà nước năm 2023 cho Bộ Công an để chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, 936,5 tỷ đồng (tương ứng 15% số phát sinh thực tế trên địa bàn địa phương) bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các địa phương.
Quốc hội cũng giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chínhvà thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị của trung ương theo quy định tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội.
Sau điều chỉnh thời gian, dự án đường 100 tỷ đồng ở Quảng Nam điều chỉnh tăng vốn
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Đường tránh phía Tây Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.
Dự án đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa dài gần 1,9 km. |
Tuyến đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam dài 1,9 km nhưng đội vốn từ 100 tỷ đồng lên 148 tỷ đồng do vướng mặt bằng.Theo đó, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư với tổng mức sau điều chỉnh là 148,4 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 80,8 tỷ đồng; chi phí xây dựng 56,6 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án 1,13 tỷ đồng; chi phí tư vấn 3,19 tỷ đồng; chi phí khác 3,5 tỷ đồng và chi phí dự phòng 2,9 tỷ đồng.
Trong đó, ngân sách tỉnh 70 tỷ đồng và ngân sách huyện Đại Lộc 78,4 tỷ đồng. Thời gian dự án được phê duyệt từ năm 2019 - 2023 được điều chỉnh từ 2019 - 2025.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Đại Lộc (chủ đầu tư) tập trung chỉ đạo, xây dựng phương án tiến độ cụ thể để hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và khẩn trương tổ chức triển khai thi công, nghiệm thu, thanh toán, đảm bảo giải ngân nguồn vốn, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, kết thúc dự án theo tiến độ được gia hạn. Đồng thời, chịu trách nhiệm hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan và triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.
Được biết, dự án Đường tránh phía Tây Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc được Thường trực HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 14/QĐ-HĐND ngày 21/3/2019, UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 2612/QĐ-UBND ngày 15/8/2019, với tổng mức đầu tư được duyệt 100 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh 70 tỷ đồng, ngân sách huyện Đại Lộc cân đối bố trí đầu tư phần còn lại của dự án.
Tuyến đường tránh phía Tây thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc có chiều dài 1,898 km, điểm đầu tuyến giao với đường ĐT609B (Km4+500) - ngã ba Hòa Đông, điểm cuối tuyến giao tuyến ĐT609 (Km16+633,55), diện tích sử dụng đất khoảng 5ha.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 - 2023, tuy nhiên do không thể hoàn thành đúng theo kế hoạch. Ngày 4/7/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 4248/UBND-KTN điều chỉnh thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025.
Đề xuất đầu mối chủ quản đầu tư Dự án đường băng số 2 sân bay Phù Cát
Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay tại giải phóng mặt bằng Phù Cát - Bình Định có tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng.
Bộ GTVT vừa có công văn gửi lãnh đạo Chính phủ liên quan đến việc xác định đơn vị chủ quản đầu tư Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng hàng không Phù Cát.
Cảng hàng không Phù Cát - Bình Định. |
Theo đó, trước sự cần thiết phải sớm xây dựng đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát và trong bối cảnh Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa thể cân đối vốn để đầu tư ngay trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay.
Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà xem xét giao UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản Dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay của Cảng hàng không Phù Cát; hoàn thiện các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.
Bộ GTVT đề xuất việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND tỉnh Bình Định được thực hiện theo quy định sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia được Quốc hội thông qua.
Chính phủ giao Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh Bình Định trong quá trình thực hiện.
Trước đó, Trước đó, Bộ GTVT đã xây dựng 2 phương án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát.
Cụ thể, phương án 1 - doanh nghiệp Cảng hàng không Phù Cát tổ chức thực hiện đầu tư. Do ACV hiện là doanh nghiệpcảng hàng không Phù Cát, có trách nhiệm đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 theo quy hoạch được phê duyệt.
Tuy nhiên, ACV cho biết là đơn vị này đang tập trung nguồn vốn để đầu tư các dự án lớn, trọng điểm ngành hàng không như Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đồng thời ACV đã và đang thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp các Cảng hàng không khác như Điện Biên, Cát Bi, Đồng Hới, Cà Mau… nên chưa thể cân đối nguồn vốn để thực hiện Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng hàng không Phù Cát trong giai đoạn này.
Phương án thứ 2 là nhà nước trực tiếp đầu tư Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng hàng không Phù Cát.
Đối với trường hợp Nhà nước trực tiếp đầu tư, Bộ GTVT cho biết là pháp luật về hàng không dân dụng không quy định cụ thể về trách nhiệm đầu tư của ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương.
Do vậy, trường hợp Bộ GTVT tổ chức thực hiện đầu tư Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ GTVT được tập trung ưu tiên phát triển các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và các Nghị quyết của Quốc hội.
Vì vậy, hiện Bộ GTVT không có khả năng cân đối vốn để đầu tư Dự án ngay trong giai đoạn này.
Trong khi đó, UBND tỉnh Bình Định đã sẵn sàng bố trí khoảng 1.513 tỷ đồng (trong đó khoảng 1.008 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng) để đầu tư Dự án ngay trong giai đoạn này.
Về đề xuất hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết là hiện nay cấp có thẩm quyền chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến nên chưa có cơ sở xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cho UBND tỉnh Bình Định thực hiện đầu tư.
Tuy nhiên, trường hợp Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 và kéo dài thời gian thực hiện sang giai đoạn 2026 - 2030 sẽ tiếp tục được bố trí vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư công (dự án chuyển tiếp thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước), bảo đảm nguyên tắc theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công.
Liên quan đến quy định sử dụng vốn ngân sách địa phương để thực hiện Dự án, theo Bộ Tài chính, hiện nay Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV theo hướng cho phép sử dụng vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn.
Vì vậy, việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND tỉnh Bình Định được thực hiện theo quy định sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được Quốc hội thông qua gồm: Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có tờ trình đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án triển khai đầu tư Cảng hàng không Phù Cát. Các hạng mục dự kiến triển khai gồm xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay; xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng; xây dựng khu hàng không dân dụng.
Trong đó, giai đoạn trước mắt, cho phép triển khai đầu tư ngay hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay, với tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng (giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.008 tỷ đồng), nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay từ nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý (bao gồm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng).
TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên
Sáng 14/11, kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn).
Tổng mức đầu tư dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM được điều chỉnh từ 8.200 tỷ đồng thành hơn 9.000 tỷ đồng. Ảnh: Lê Toàn |
Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 8.200 tỷ đồng, trong đó 4.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, còn lại từ ngân sách TP.HCM. Thành phố đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên hơn 9.030 tỷ đồng (tăng khoảng 830 tỷ đồng).
Thời gian thực hiện dự án cũng kéo dài từ năm 2021 đến năm 2026, thay vì kết thúc vào năm 2025 như kế hoạch ban đầu.
Theo lý giải của UBND TP.HCM, dự án cần thêm 205 tỷ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Dự án cũng phải thực hiện di dời 7 trụ điện cao thế, nâng cấp 2 tuyến đường dây 500 kV đạt cao trình đúng quy định, di dời, tái lập các hạng mục công trình thuộc khu chôn lấp rác Gò Cát.
Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cũng tăng thêm 917 tỷ đồng do cần bổ sung các công trình hạ tầng thiết yếu như: Đường giao thông tại khu vực dự án cống kiểm soát triều Vàm Thuật, Nước Lên; xây dựng hệ thống bến lấy nước phục vụ phòng cháy chữa cháy; lắp mới 39 cửa van ngăn triều cho các cống hiện trạng, cùng các cây cầu tạm phục vụ giao thông của người dân tại các điểm rạch Đá Hàn, cống Hồng Ký,…
Ngược lại, một số chi phí như chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng và các chi phí khác đã được điều chỉnh giảm hơn 292 tỷ đồng.
Dự án cũng tăng quy mô sử dụng đất thêm gần 3.600 m2. Phần đất này được dùng để bố trí đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật suốt tuyến theo đúng phương án thiết kế. Phần đất này là đất công, do Nhà nước quản lý nên không phát sinh chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Dự án xây dựng hạ tầng, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên có tổng chiều dài tuyến gần 32km, đi qua quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh. Được xem là dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM.
Dự án được khởi công vào tháng 2/2023, với các hạng mục xây kè bê tông hai bên bờ, nạo vét lòng kênh, xây dựng đường rộng 8 - 12 m dọc hai bên, lắp đặt hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, cùng với 19 cống thoát nước, 12 bến thuyền và 3 cây cầu kết nối.
Mục tiêu của dự án là giúp Thành phố tiêu thoát nước, chống ngập và giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông. UBND Thành phố nhìn nhận đây là dự án hạ tầng mang tính chất phục vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Dự án khi hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong tương lai.
Quảng Nam lập đề xuất dự án chống ngập 4.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, vừa có công văn về việc giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục chuẩn bị Dự án chống ngập TP. Tam Kỳ.
Theo đó, UBND tỉnh thống nhất giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam lập đề xuất dự án chống ngập thành phố Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) bị ngập sau mưa lớn. |
Ban quản lý chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, địa phương liên quan lập đề xuất dự án theo đúng quy định, tham mưu UBND tỉnh làm việc với nhà tài trợ để xúc tiến nguồn vốn vay và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Được biết, vào cuối tháng 10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam đã gửi tờ trình lên tỉnh về việc giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục chuẩn bị dự án trên.
Cụ thể tại nghị quyết số 50, kỳ họp 26, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X đã thống nhất nội dung dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.
Theo đó, Dự án chống ngập Tam Kỳ dự kiến kế hoạch trung hạn 2026 - 2030 từ nguồn vốn vay ODA.
Để có cơ sở phối hợp làm việc với các cơ quan đơn vị, nhà tài trợ, sớm đề xuất dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt, ban quản lý đề nghị UBND tỉnh xem xét giao nhiệm vụ cho ban lập đề xuất dự án, chủ trương đầu tư dự án này.
Thời gian qua, nhiều tuyến đường ở TP. Tam Kỳ cứ mưa lớn là bị ngập, gây ách tắc giao thông, khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho 12 dự án, tổng vốn 1,8 tỷ USD
Chiều 14/11, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Thành phố Hải Phòng chụp ảnh lưu niệm cùng 12 nhà đầu tư. Ảnh: Thanh Sơn |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết: “Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế xã hội TP. Hải Phòng luôn duy trì sự phát triển kinh tế xã hội ở mức cao, tăng trưởng GRDP bình quân luôn đạt trên 11%/năm. 9 tháng 2024, Hải Phòng tiếp tục đạt mức tăng trưởng GRDP là 9,77%. Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước có vai trò không nhỏ, tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố”.
Cụ thể, tính từ tháng 1/2021 đến nay, thu hút đầu tư của TP. Hải Phòng đã đạt 14,5 tỷ USD (đạt 97% kế hoạch thu hút đầu tư nhiệm kì 2021-2025), bằng 74% giai đoạn 1993 - 2020 (19,6 tỷ USD), bình quân thu hút được 3,6 tỷ USD/năm. Hải Phòng đã và đang trở thành cứ điểm của nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nổi bật là các Dự án của Tập đoàn LG, Tập đoàn SK, dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast...
Tại hội nghị hôm nay, UBND TP. Hải Phòng đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu trong tháng 11/2024 trong KKT, KKT trên địa bàn Thành phố với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD, dự kiến nhu cầu lao động trong các năm tới vào khoảng 17.000 người.
Theo đó, các dự án điều chỉnh tăng vốn lần lượt là: Dự án đầu tư mở rộng của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) tại KCN Tràng Duệ, điều chỉnh tăng thêm 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư lên thành 5,65 tỷ USD. Đây là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Tập đoàn LG tại Việt Nam, chuyên sản xuất màn hình OLED công nghệ cao với quy mô 14 triệu sản phẩm/tháng. Dự án bắt đầu đầu tư từ năm 2016 với số vốn 1,5 tỷ USD, đến nay sau 8 năm hoạt động đã liên tục mở rộng quy mô, tăng vốn, tạo việc làm cho hơn 22.000 lao động. Xuất khẩu bình quân đạt 5,8 tỷ USD/năm, nộp ngân sách bình quân 1.000 tỷ đồng/năm.
Tiếp đến là Dự án của nhà đầu tư Heesung, Hàn Quốc tại KCN Tràng Duệ tăng thêm 125 triệu USD, nâng tổng vốn lên thành thành 279 triệu USD. Đây là một trong những đối tác thân cận của Tập đoàn LG, sản xuất lắp ráp linh kiện mô đun tinh thể lỏng định vị tự động với quy mô 10,5 triệu sản phẩm/năm, tạo việc làm cho gần 400 lao động, xuất khẩu bình quân đạt 100 triệu USD/năm.
Dự án kinh doanh hạ tầng cơ sở KCN của Tổ hợp KCN DEEP C Hải Phòng, tăng thêm 169 triệu USD, nâng lên thành 286 triệu USD. Đây là Tổ hợp KCN đã thu hút các dự án lớn như Pegatron, Việt Nam Advance Film Material, Core5, Posco, Pyeonghwa Automotive... với tổng vốn thu hút 5 tỷ USD. Khi dự án mở rộng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư rất lớn của thế giới.
Dự án của Tập đoàn USI, Đài Loan (Trung Quốc) tại Tổ hợp KCN DEEP C, tăng từ 215 triệu USD thành 290 triệu USD (tăng thêm 75 triệu USD). Dự án sản xuất gia công, lắp ráp bảng mạch điện tử, thiết bị đeo được, thiết bị cầm tay thông minh, thiết bị dân dụng với quy mô 260 triệu bộ sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 1.000 người lao động, xuất khẩu sẽ đạt 500 triệu USD/năm.
Dự án của Nhà đầu tư Trung Quốc Moons' Industries tại KCN VSIP, tăng thêm 69 triệu USD, nâng lên thành 87 triệu USD. Đây là dự án sản xuất mô tơ chính xác, mô tơ truyền chuyển động, nguồn LED và các bộ phận tương tự khác với quy mô công suất là 990.000 bộ sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 100 lao động, xuất khẩu dự kiến khoảng 50 triệu USD/năm.
Dự án Vietnam Advance Film Material (Trung Quốc) tại KCN DEEP C 2A, tăng thêm 60 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên thành 158 triệu USD. Dự án này sản xuất màng bọc trong tâm pin quang điện (PV film), lớp đỡ lót của tấm pin quang điện với quy mô 155.000 tấn/năm, tạo việc làm cho 231 lao động, xuất khẩu dự kiến đạt 60 triệu USD/năm.
Dự án Jeil Logistics 1 (Hàn Quốc) tại KCN Nam Đình Vũ, tăng từ 23,67 triệu USD thành 44,67 triệu USD (tăng 21 triệu USD). Dự án cung cấp dịch vụ logistics và hậu cần sau cảng với diện tích 45.341 m2.
Các dự án được cấp mới là Dự án giữa của liên danh Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng và nhà đầu tư Công ty Terminal Investment Limited (TIL) và Tập đoàn MSC của Thụy Sỹ với tổng số vốn đầu tư là 156 triệu USD. Các công ty thành lập liên doanh để khai thác hai bến container quốc tế số 3, 4 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, sản lượng hàng hóa khai thác đạt 1,1 triệu TEU/năm.
Tiếp theo là Dự án của nhà đầu tư Sembcorp Integrated Hub Hai Phong IV (Singapore) tại KCN Nam Đình Vũ với tổng vốn đầu tư là 56 triệu USD với mục tiêu là kinh doanh bất động sản, diện tích 8,4 ha.
Dự án của Công ty TNHH Smart Logistics Service với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD tại KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, mục tiêu dự án là dịch vụ logistics và hậu cần sau cảng với diện tích 10.000 m2, doanh thu dự kiến đạt 100 triệu USD/năm.
Dự án của nhà đầu tư Hoda Strategic Holdings Private (Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD tại KCN Nam Đình Vũ, mục tiêu của dự án là sản xuất phụ kiện đường ống PVC tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 10.000 tấn/năm, tạo việc làm cho 50 lao động.
Cuối cùng là Dự án của Công ty cổ phần DAP - Vinachem 626 tỷ đồng với mục tiêu là đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng axit phosphoric và sản xuất phân bón MAP với quy mô 60.000 tấn/năm.
Yuan Long thuê đất Khu công nghiệp Liên Hà Thái xây nhà máy sản xuất quạt trần
Ngày 14/11, tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, Công ty TNHH Yuan Long Việt Nam ký hợp đồng thuê đất với Công ty cổ phần Green i-Park, đánh dấu bước đầu trong dự án 120 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất quạt trần trên diện tích 15,6 ha.
Ông Nguyễn Minh Hưng Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Green i-Park phát biểu tại lễ ký kết |
Dự án của Công ty TNHH Yuan Long Việt Nam được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý IV/2025, trong khi giai đoạn hai sẽ hoàn tất vào cuối quý IV/2028. Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ tập trung sản xuất quạt trần, linh phụ kiện quạt trần xuất khẩu châu Âu và châu Mỹ, doanh thu 3.200 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 269 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho khoảng 4.500 lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Green i-Park bày tỏ vui mừng khi Yuan Long Việt Nam - công ty con của Tập đoàn Aircool với gần 50 năm kinh nghiệm đã lựa chọn Liên Hà Thái để mở rộng sản xuất. Ông cũng nhấn mạnh, chuyến thăm nhà máy của Yuan Long tại Thâm Quyến (Trung Quốc) vào tháng 8 vừa qua do Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình dẫn đầu đã giúp củng cố niềm tin vào thành công của dự án. Tại đây, đoàn công tác đã chứng kiến hệ thống sản xuất hiện đại của Yuan Long và nhận được cam kết về việc thiết lập dây chuyền tiên tiến hơn nữa tại Thái Bình.
“Dự án đầu tư của Yuan Long không chỉ khẳng định sức hút của Khu công nghiệp Liên Hà Thái mà còn là minh chứng sinh động cho môi trường đầu tư chuyên nghiệp, thuận lợi tại đây, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai”, ông Nguyễn Minh Hưng khẳng định.
Người đứng đầu Green I-Park cũng cam kết chủ đầu tư Khu công nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nhà đầu tư thông qua việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hỗ trợ tích cực trong mọi thủ tục pháp lý và đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Thái Bình tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm đi vào hoạt động hiệu quả.
Về phía nhà đầu tư thứ cấp, đại diện Yuan Long Việt Nam đánh giá Khu công nghiệp Liên Hà Thái là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ, vị trí chiến lược trong khu kinh tế trọng điểm phía Bắc và hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Các yếu tố này giúp tối ưu chi phí vận hành, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và logistics. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Thái Bình và chủ đầu tư Liên Hà Thái còn xây dựng một môi trường hợp tác cởi mở, hỗ trợ toàn diện từ quy trình pháp lý đến hạ tầng, với phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm. Tinh thần hiếu khách và mong muốn thúc đẩy phát triển chung của tỉnh đã tạo niềm tin lớn, khuyến khích doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài.
Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình Đặng Văn Bấc bày tỏ hi vọng, sau buổi ký kết Công ty Yuan Long sẽ nhanh chóng triển khai thủ tục, xây dựng và đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
Đồng thời, khẳng định Thái Bình sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để dự án phát triển bền vững, hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài cho cả doanh nghiệp và địa phương.
Nằm trong Khu kinh tế Thái Bình, khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1) sở hữu nhiều lợi thế vượt trội về kết nối giao thông với các tuyến đường huyết mạch đến các tỉnh trong liên kết kinh tế và cảng biển quốc tế vùng duyên hải phía Bắc. Được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, Liên Hà Thái hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Với các chính sách ưu đãi có được từ Khu kinh tế, các doanh nghiệp khi đến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại đây sẽ giảm thiểu được chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Nhờ nỗ lực và những lợi thế nổi bật, Khu công nghiệp Liên Hà Thái đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn lớn từ Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc… như Compal, Hitejinro, Greenworks, Ohsung, Lotes, Keystone, Longstar… Sự hiện diện của các doanh nghiệp hàng đầu không những làm tăng sức hút cho Khu công nghiệp mà còn tạo nên môi trường kinh doanh sôi động và đa dạng. Sau hơn ba năm vận hành, hiện Khu công nghiệp đã thu hút 28 dự án công nghệ cao với suất đầu tư lớn. Dự kiến, khi được phủ đầy và toàn bộ dự án đi vào hoạt động, Liên Hà Thái sẽ thu hút khoảng 50.000 lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình và các vùng lân cận.
Đầu tư 5 dự án BOT tại TP.HCM, doanh nghiệp muốn ngân sách tham gia từ 50-70 %
Chiều 14/11, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM tổ chức hội nghị tham vấn nhà đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 5 Dự án BOT đầu tư theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15.
Thông tin đến nhà đầu tư, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, hiện nay, 5 dự án làm theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 đã được HĐND TP.HCM thông qua.
Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đề xuất cơ chế thu hút nhà đầu tư vào 5 dự án BOT - Ảnh: Lê Anh |
Thành phố mong muốn đẩy nhanh tiến độ các dự án này nên cần ý kiến góp ý của các nhà đầu tư về phương án tài chính làm sao để hài hoà lợi ích; phương án thu phí; thủ tục lập, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư BOT...
Một trong những vấn đề được nhà đầu tư quan tâm nhất tại hội nghị chính là phương án hoàn vốn cho nhà đầu tư khi tham gia các dự án BOT này.
Ông Lê Quỳnh Mai, Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết, tại các dự án này cần có sự tham gia vốn ngân sách Nhà nước từ 50 -70% để rút ngắn thời gian thời gian thu phí và đảm bảo thu hồi vốn cho nhà đầu tư.
Theo ông Mai, phương án thu hồi vốn cho 5 dự án BOT tại TP.HCM khoảng 20 năm là hợp lý, không nên để thời gian thu hồi vốn cao hơn vì không khả thi với phương án tài chính.
Đối với việc thu phí Phó chủ tịch của Đèo Cả cho rằng, nên thu theo km thay vì thu theo lượt, bởi vì phương án thu phí theo lượt thường kéo theo các bất đồng về quan điểm sử dụng. “Với việc thu phí tự động như hiện nay hoàn toàn đủ cơ sở kỹ thuật để tổ chức thu phí theo km, người dân đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu” ông Mai đề xuất.
Về phương án tài chính, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) cho rằng, khi nhà đầu tư tham gia dự án cần xét kỹ năng lực tài chính, có báo cáo kiểm toán. Nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực, kinh nghiệm huy động vốn, ít nhất là 50%.
Theo ông Bình, các dự án BOT người dân thường phản ứng việc thu phí, khi đó cơ quan Nhà nước có thể thay đổi phương án thu phí. Trường hợp nếu thay đổi phương án thu phí thì Nhà nước cần bù lại khoản chi phí này để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đối với phần giải phóng mặt bằng, hầu hết các nhà đầu tư tham dự hội nghị đều đề nghị tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng do nhà nước thực hiện. Bởi lẽ qua việc đầu tư rất nhiều dự án BOT phần khó khăn nhất vẫn là giải phóng mặt bằng khiến nhà đầu tư e ngại.
Ông Lê Quốc Bình đề nghị, khi nào dự án hoàn thành 90% giải phóng mặt bằng thì mới triển khai thi công, để tránh tình trạng nhà đầu tư tham gia vào dự án phải đợi mặt bằng khiến doanh nghiệp “chôn” vốn tại dự án.
"Tôi cho rằng, cần phải có chế tài cụ thể khi các bên tham gia dự án không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không quy định rõ thì ai sẽ chịu trách nhiệm về kinh phí phát sinh khi dự án bị chậm tiến độ", ông Bình góp ý.
Để đẩy nhanh tiến độ 5 dự án BOT, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 cho rằng, muốn doanh nghiệp tham gia đầu tư thì không thể để vòng đời hoàn vốn dự án trên 20 năm.
Ông cho rằng, với cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98, Thành phố nên tính toán phương án bảo lãnh cho doanh nghiệp trúng thầu được phát hành trái phiếu để làm đường. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính và không phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng.
Nếu Thành phố xếp hàng 5 dự án, tới quý III/2026 mới khởi công rồi đợi vài năm thi công thì khi sơ kết Nghị quyết 98 vẫn chưa có thành quả gì. “Trong 5 dự án này, dự án nào làm được luôn, rút ngắn được các công đoạn, thiết kế, thi công... thì nên có quyết định triển khai luôn, khởi công sớm, làm sớm, làm nhanh" ông Trần Du Lịch đề xuất.
Giải đáp một số thắc mắc của nhà đầu tư, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, cả 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98 đều được Thành phố tách phần giải phóng mặt bằng ra thành dự án riêng. Phần giải phóng mặt bằng sẽ do ngân sách Thành phố chi trả, nhà đầu tư sẽ thực hiện phần xây dựng.
Ông Lâm cho biết, sau hội nghị, Sở GTVT TP.HCM sẽ tiếp thu ý kiến các doanh nghiệp để hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với mục tiêu cuối năm nay, hoặc chậm nhất đầu năm sau sẽ hoàn chỉnh báo cáo. Sau đó, Thành phố sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư vào quý III hoặc quý IV/2025.
Đôn đốc tiến độ dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1
Ngày 15/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết đã có buổi làm việc với liên danh nhà đầu tư dự án LNG Hải Lăng (giai đoạn 1) nhằm triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiến độ dự án.
Dự án LNG Hải Lăng (giai đoạn 1) do liên danh các nhà đầu tư: Tập đoàn T&T (Việt Nam) và Tổng công ty Năng lượng Hanwha - HEC, Tổng công ty Khí Hàn Quốc - KOGAS, Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc - KOSPO (đến từ Hàn Quốc) thực hiện. Dự án được khởi công vào tháng 1/2022 tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Phối cảnh Dự án LNG Hải Lăng. |
Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, tổng vốn đầu tư của dự án là 53.668 tỷ đồng, tương đương 2,32 tỷ USD, trong đó vốn góp của tổ hợp liên danh nhà đầu tư để thực hiện dự án là 13.416 tỷ đồng.
Dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 tiếp nhận tàu chở khí hóa lỏng từ 170.000 đến 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn khí hóa lỏng/năm; Trung tâm Điện lực Hải Lăng, giai đoạn 1 có công suất phát điện 1.500 MW.
Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị, về tiến độ cụ thể cho từng công việc của dự án, ngày 30/8/2024, liên danh nhà đầu tư có văn bản báo cáo Bộ Công thương, Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và UBND tỉnh về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án.
Theo đó, liên danh nhà đầu tư dự kiến đến đầu tháng 10/2025 hoàn thành việc thành lập doanh nghiệp dự án; tháng 11/2024 hoàn thành việc phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi (FS); đến ngày 31/12/2025 hoàn thành các thoả thuận chuyên ngành và thủ tục pháp lý liên quan và công tác giải phóng mặt bằng, thuê đất và hoàn thành việc tổ chức đầu thầu các gói thầu EPC, bảo hiểm, quản lý xây dựng, vận hành và bảo trì; đến ngày 1/1/2026 hoàn thành việc thu xếp tài chính và tổ chức thi công xây dựng các hạng mục công trình dự án; đến ngày 31/12/2026 hoàn thành việc đấu thầu mua LNG; đến ngày 2/4/2029 xây dựng hoàn thành, vận hành chạy thử và chính thức đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào ngày 31/12/2029.
Về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, ngày 17/10/2024, liên danh nhà đầu tư đã nộp hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định. Ngày 18/10/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản lấy ý kiến thẩm định các sở, ban ngành và đơn vị có liên quan.
Đến nay, các sở, ban ngành và UBND huyện Hải Lăng đã có ý kiến tham gia, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp.Tại buổi làm việc, liên danh nhà đầu tư đã kiến nghị các nội dung đối với việc trình thẩm định các hồ sơ liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 mới đủ cơ sở thẩm duyệt gồm: Thẩm định báo cáo FS; văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thoả thuận đấu nối lưới điện, văn bản thoả thuận bến LNG, tuyến luồng.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đề nghị liên danh nhà đầu tư sớm đặt văn phòng đại diện tại Quảng Trị; tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và các sở, ban ngành, địa phương liên quan kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; phối hợp với Sở Công Thương nghiên cứu, tham vấn các bộ, ngành trung ương trong việc tách phần nhà máy riêng, đường dây 500 kV đấu nối riêng trong báo cáo nghiên cứu khả thi để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt phần nhà máy trước, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đồng thời, Phó chủ tịch Hà Sỹ Đồng cũng yêu cầu liên danh nhà đầu tư khẩn trương xúc tiến với các đối tác để thương thảo, ký kết hợp đồng mua bán khí LNG đảm bảo cho việc đề xuất giá mua bán điện cạnh tranh nhằm sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án…
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng làm việc với Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ để sớm hoàn thành công tác thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam; đồng thời, giao các sở ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục phối hợp, thực hiện và đôn đốc, hướng dẫn liên danh nhà đầu tư thực hiện các nhiệm được UBND tỉnh giao trong quá trình triển khai dự án.
Bình Thuận giãn tiến độ 3 dự án đầu tư công
HĐND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương kéo dài thời gian thực hiện 3 dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Theo đó, 3 Dự án gồm: Dự án đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong; Dự án đầu tư các kè biển trên địa bàn Tuy Phong và Dự án hệ thống cấp nước xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam.
Tình trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn huyện Tuy Phong (hình minh họa) |
Cụ thể, theo tờ trình UBND tỉnh Bình Thuận, Dự án đầu tư các kè biển trên địa bàn Tuy Phong có thời gian thực hiện 3 năm (từ năm 2020 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 – 2025). Dự án có tổng mức đầu tư 74,402 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2019, vốn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025.
Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 15/4/2024, kéo dài 422 ngày so với tiến độ quy định. Nguyên nhân, trong quá trình triển khai và thi công dự án có vướng mặt bằng thi công, giải quyết hồ sơ thiết kế dự án. Về nguồn vốn đã bố trí cho dự án đến nay là 53,915 tỷ đồng, đã giải ngân là 53,897 tỷ đồng, còn lại chưa giải ngân 18 triệu đồng. Chủ đầu tư cam kết đến năm 2025 sẽ hoàn thành xong việc quyết toán công trình và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chậm trễ tiến độ thực hiện dự án.
Về Dự án hệ thống cấp nước xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, thời gian thực hiện 3 năm, tiến độ thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024; tổng mức đầu tư dự án là 55,160 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh.
Nguyên nhân chậm tiến độ là do thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài từ tháng 8/2021 - 4/2023 do phải thực hiện thêm các thủ tục ngoài báo cáo nghiên cứu khả thi. Về nguồn vốn đã bố trí cho dự án đến nay là 37,756 tỷ đồng, đã giải ngân vốn là 3,611 tỷ đồng, còn lại chưa giải ngân là 34,145 tỷ đồng. Chủ đầu tư cam kết chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thành, quyết toán đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Còn lại, Dự án đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong có tổng mức đầu tư là 950,018 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện dự án 5 năm. So với tiến độ quy định, thời gian thi công dự án đã kéo dài thêm 1 năm.
Nguyên nhân được xác định do trong quá trình triển khai thực hiện có điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục công trình và còn vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Nguồn vốn cho dự án đến nay là 950,018 tỷ đồng, đã giải ngân là 931,023 tỷ đồng, còn lại chưa giải ngân 18,995 tỷ đồng. Chủ đầu tư cam kết đến hết năm 2024 sẽ đưa vào khai thác, sử dụng và quyết toán công trình.
Hà Tĩnh: Lựa chọn nhà thầudự án đường Xô Viết Nghệ Tĩnh trị giá 1.498 tỷ đồng
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh đang tiến hành lựa chọn nhà thầu triển khai dự án Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh dài hơn 6,6 km với tổng mức đầu tư 1.489 tỷ đồng.
Theo đó, tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài về phía Đông có điểm đầu giao với đường Nguyễn Công Trứ, thuộc phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh; điểm cuối giao quốc lộ 15B tại Km 29+00, thuộc xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà.
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. |
Theo thiết kế, Dự án có bề rộng nền đường 70m, bề rộng mặt đường 21m, bề rộng vỉa hè 10m và các thiết kế, bề rộng dải cây xanh hai bên vỉa hè 9m, bề rộng dải phân cách giữa 30m.
Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án đến năm 2026.
Được biết, Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tách thành tiểu dự án, giao cho UBND thành phố Hà Tĩnh và UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện theo phạm vi quản lý địa giới hành chính, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Hiện tại, dự án có 5 nhà thầu tham dự thầu gồm Liên doanh Xây dựng Công trình Hà Tĩnh, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Liên doanh Xô Viết Nghệ Tĩnh, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung.
Dự án đầu tư đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài nhằm đảm bảo nhu cầu giao thông, vận tải trên địa bàn. Đồng thời thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế vùng bãi ngang ven biển của huyện Thạch Hà, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào triển khai các dự án trên địa bàn.
Dự kiến, dự án đường Xô Viết Nghệ Tĩnh sẽ được khởi công cuối năm nay và hoàn thành vào năm 2026.
Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Cụ thể, bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông Vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Phó thủ tướng yêu cầu căn cứ mức vốn được giao ở trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bố trí vốn được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Dự án, bảo đảm theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn theo đúng quy định của Luật đầu tư công và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan; chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan sử dụng vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 được giao bảo đảm hiệu quả, chất lượng đúng mục đích, đúng đối tượng sử dụng; thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật; không được để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm chậm nhất đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành Dự án; chịu trách nhiệm của người đứng đầu về kết quả giải ngân vốn và tiến độ của Dự án.
Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất, bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất; theo dõi, hướng dẫn Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện và giải ngân số vốn được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024; trường hợp phát hiện phân bổ, sử dụng không đúng đối tượng quy định của Luật ngân sách nhà nước, triển khai không đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi về ngân sách Trung ương và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu, tổ chức, cá nhân liên quan.
Thời gian thực hiện và giải ngân vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2025 theo đúng quy định pháp luật; trường hợp không sử dụng hết, số vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 còn lại sẽ hủy dự toán.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc sau khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo
- ·Phê duyệt chủ trương đầu tư bến container 3, 4 Cảng Hải Phòng
- ·Ngộ độc vì món gỏi tôm, có thể diệt vi khuẩn trong món gỏi với chanh, dấm không?
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Em bé sinh ra nặng 700g, mẹ chỉ được nhìn con qua ảnh suốt 2 tháng
- ·Q&A: Bảo hiểm y tế có trả 100% cho trẻ dưới 6 tuổi khám tuyến trung ương không?
- ·Suýt chết vì tin lời nhân viên bán thuốc
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Nhiều bệnh viện ở TP.HCM thiếu thuốc hiếm, bác sĩ phải đổi phác đồ
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Nha khoa Kim là đối tác nghiên cứu của Harvard Business School
- ·Bệnh viện Bạch Mai thêm 1 phó giám đốc
- ·Bé gái hơn 2 tháng tuổi ở Đà Lạt chấn thương sọ não nghi bị bạo hành
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·EVFTA và EVIPA
- ·Bệnh viện lên tiếng vụ nữ bệnh nhân 'đau ruột thừa nhưng bị cắt buồng trứng'
- ·Quá ít dự án đầu tư vào vùng nguyên liệu cho chế biến thực phẩm
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Triết lý sống lâu kiểu Nhật không liên quan tới ăn uống, tập luyện