【bảng xếp hạng giải thụy điển】Lan tỏa phong trào xây dựng xã hội học tập ở Hớn Quản
BP - Thời gian qua,o xbảng xếp hạng giải thụy điển phong trào xây dựng xã hội học tập ở địa bàn huyện Hớn Quản đã lan tỏa rộng khắp. Năm 2016, huyện Hớn Quản có 7.077 hộ đạt gia đình học tập, 108 cộng đồng học tập, 2 dòng họ học tập, 62 đơn vị học tập. Năm 2017, có 9.702 hộ đạt gia đình học tập, 111 cộng đồng học tập, 2 dòng họ học tập, 63 đơn vị học tập. Năm 2018, toàn huyện có 9.381 hộ, 88 cộng đồng, 53 đơn vị, 4 dòng họ đăng ký danh hiệu học tập. Năm 2017, Hớn Quản có 2 mô hình học tập đạt cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng bằng khen. Ngoài ra, còn một số mô hình học tập tiêu biểu như: hộ ông Đào Ngọc Lê ở ấp Quản Lợi B, xã Tân Lợi; cộng đồng học tập các ấp Sóc Răng, Xa Cát, xã Thanh Bình; đơn vị học tập các Trường THCS Tân Khai, THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
Hằng năm, huyện dành kinh phí và huy động đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thông qua các nguồn quỹ như “Tiếp bước cho em đến trường”; trao học bổng học sinh giỏi, học sinh - sinh viên vượt khó học tốt, tuyên dương mô hình học tập tiêu biểu. Qua đó đã góp phần động viên, khích lệ tinh thần, huy động cả xã hội cùng vào cuộc, chung tay xây dựng xã hội học tập. Cụ thể, qua 3 năm 2016-2018, đã trao trên 570 suất học bổng của UBND huyện, hội khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ tiếp bước cho em đến trường... với kinh phí trên 357 triệu đồng; đồng thời tuyên dương các mô hình học tập tiêu biểu.
UBND huyện Hớn Quản tuyên dương, khen thưởng học sinh khá, giỏi, vượt khó học tốt và các mô hình học tập tiêu biểu năm học 2017-2018
Với cách làm kết hợp tuyên dương học sinh, tác động đến phụ huynh, ấp 8, xã Tân Hiệp đã xây dựng được cộng đồng học tập tiêu biểu. Để tạo khí thế thi đua, ấp tổ chức tuyên dương các cháu nhân dịp tết Trung thu. Theo đó, tặng 50 ngàn đồng/học sinh khá; 100 ngàn đồng/học sinh giỏi, học sinh đậu đại học; 300 ngàn đồng/học sinh mồ côi, học sinh nghèo học giỏi. Chính sự chu toàn trong khâu tổ chức đã đem lại cho các em cảm giác vinh dự, tự hào, còn những em không được tuyên dương càng ý thức phải cố gắng để năm sau được xướng tên như các bạn. Đối với phụ huynh, ban ấp đưa ra điều kiện phải tham gia hội khuyến học, đóng quỹ hằng năm để tuyên dương, khen thưởng, khích lệ ý chí cố gắng cho con em khi đạt khá, giỏi. Điều kiện là vậy nhưng có những phụ huynh không tham gia hội khuyến học, ấp vẫn khen thưởng con em họ khi đạt thành tích cao. Có trường hợp ban ấp đến tận nhà để làm thủ tục khen thưởng cho các cháu. Chính sự công tâm, kịp thời trong việc xét khen thưởng đã tạo đồng thuận cao, nhà nhà tham gia hội khuyến học.
“Ấp 8 có khoảng 185 hộ dân, trong đó hơn 120 hộ có hội viên khuyến học, đạt gần 65%. Năm 2017, ấp có 76 học sinh được tuyên dương, khen thưởng với số tiền 6,75 triệu đồng. Quỹ khuyến học hiện có 11,5 triệu đồng” - ông Đinh Văn Lợi, Chi hội trưởng Chi hội khuyến học ấp 8, xã Tân Hiệp cho biết. Bà Nguyễn Thị Kiều Hưng, Trưởng ấp 8, xã Tân Hiệp chia sẻ: “Mức đóng 100 ngàn đồng/hội viên khuyến học không phải ấp áp đặt mà do hội viên bàn bạc, thống nhất. Ban đầu hội chỉ thu 50 ngàn đồng/hội viên nhưng do hội viên thấy ít nên đề nghị tăng lên 100 ngàn đồng. Có những gia đình con nhỏ chưa đi học, hoặc không có con cháu đi học hay con không đạt diện được khen thưởng vẫn tham gia hội và đóng quỹ đầy đủ. Ngoài ra, quỹ hội kết dư hằng năm được hội xét cho hội viên khó khăn vay hoặc gửi ngân hàng lấy lãi mua bánh kẹo, đồ chơi cho các cháu nhân dịp tuyên dương”. Đặc biệt, Hội khuyến học của Hội đồng hương Hà Tĩnh, xã tân Hiệp thường trích quỹ hội khen thưởng hằng năm cho con em hội viên học tốt với mức 40 ngàn đồng/học sinh giỏi, 100 ngàn đồng/học sinh đậu đại học.
Ông Lê Minh Sum, Phó chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Hớn Quản tự hào nói: “Cộng đồng học tập của ấp 8, xã Tân Hiệp là mô hình học tập điển hình, được UBND tỉnh tặng bằng khen năm 2017. Nhận thức của người dân ở huyện ngày càng được nâng cao, công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học hay vận động con em đến trường đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động cho công tác này còn hạn chế, gây khó khăn trong triển khai đăng ký, bình xét; vai trò nòng cốt phối hợp giữa hội khuyến học với các ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự được quan tâm. Một số gia đình, cán bộ chưa xem trọng việc xây dựng gia đình học tập, xã hội học tập. Vì vậy, chúng tôi tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật thông qua các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nhân dân về tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập”.
Thanh Mai
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Bộ Lao động giải thích đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu
- ·Australia thành miền đất lành được rất nhiều gia đình Việt tin cậy
- ·Thủ tướng quyết định phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Thủ tướng gửi thư cảm ơn các cơ quan tổ chức lễ đón U23 Việt Nam an toàn
- ·Tổng thống Putin: Quan hệ Nga
- ·Vụ nữ sinh bị cưa chân: Đã hứa miễn phí sao nay lại đóng tiền?
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Vụ Khaisilk vẫn chưa là gì với sự phong phú của hàng giả
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Thủ tướng Singapore: Tự do đi lại ở Biển Đông phải được đảm bảo
- ·Trung Quốc bành trướng Biển Đông khiến cả khu vực châu Á 'lo ngay
- ·Nổ lò hơi Bình Dương: Nhiệt độ vượt mức cho phép tới 500 độ C
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Lễ truy điệu và an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
- ·Thủ tướng trả lời phỏng vấn hãng Fairfax Media về quan hệ Việt Nam
- ·Vì sao Thủ tướng không chọn mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc?
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Chủ tịch nước gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Bangladesh