【kết quả bóng đá giao hữu u19】Ngọt, thơm bánh mứt, xôi chè Huế
Ấn phẩm “Hương sắc bánh mứt,ọtthơmbánhmứtxôichèHuếkết quả bóng đá giao hữu u19 xôi chè Huế” của tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong - Vũ Thị Mỹ Ngọc. Ảnh: TL
Được biết, để có được ấn phẩm “Hương sắc bánh mứt, xôi chè Huế” dày dặn về dung lượng, hấp dẫn về nội dung, tao nhã về hình thức, đôi vợ chồng trẻ (cùng là nhà giáo) Trần Nguyễn Khánh Phong – Vũ Thị Mỹ Ngọc đã chịu khó cùng nhau trải nghiệm, chế biến các món bánh mứt, xôi chè phục vụ sinh hoạt gia đình; đồng thời đến các hàng quán danh tiếng và cả bình dân trên địa bàn TP. Huế để thưởng thức “hương, vị” và tìm hiểu cặn kẽ về nguồn nguyên liệu, công thức, quy trình chế biến, trình bày từng món bánh, mứt, xôi, chè Huế…, nhằm đối sánh, tích lũy, tập hợp các nguồn tư liệu để hình thành nên tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn của nền ẩm thực Huế giàu bản sắc.
Từ vốn sống của một người con xứ Huế nặng lòng và đam mê nghiên cứu lịch sử - văn hóa Huế, Trần Nguyễn Khánh Phong luôn ý thức nghiên cứu, sưu tầm, tích lũy và lưu giữ các giá trị truyền thống của cha ông trước sự biến đổi nhanh chóng của đời sống đương đại, có nguy cơ đánh mất nhiều nét đẹp văn hóa cổ truyền (trong đó, có hương vị từ các món ăn mang bản sắc Huế), nhằm giúp thế hệ trẻ Huế và du khách thập phương có điều kiện hiểu thêm và cảm nhận rõ hơn một phần của đời sống văn hóa ẩm thực Huế, con người Huế.
Trong lời giới thiệu, tác giả mong muốn “Hương sắc bánh mứt, xôi chè Huế, nhằm mục đích lưu giữ hồn xưa cho Huế trong xã hội hiện đại; thứ nữa là gia đình chúng tôi hằng tháng, hằng năm vẫn có nhiều lần cúng kiếng, giỗ chạp, lễ tế… đều sử dụng bánh mứt, xôi chè do người nhà tự nấu, tự sắp đặt lên bàn thờ gia tiên. Chúng tôi coi đó như là một vinh dự lớn vừa bảo tồn văn hóa gia đình truyền thống Huế, lại vừa giới thiệu đến bạn đọc gần xa về nét văn hóa dân gian truyền thống đặc trưng xứ Huế”…
Với kinh nghiệm và vốn kiến thức nghiên cứu văn hóa dân gian trong nhiều năm, tác giả đã dành nhiều tâm sức cho ấn phẩm “Hương sắc bánh mứt, xôi chè Huế” dưới dạng khảo cứu chuyên sâu và sắp xếp theo các chương mục hết sức rõ ràng, hiệu quả, giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu, tiếp cận, đưa người đọc đi từ: Đặc điểm tự nhiên và xã hội hình thành nên món bánh mứt, xôi chè Huế đến khám khá, thưởng thức hương sắc bánh Huế, hương mứt tết Huế, hương thơm xôi Huế, hương vị chè Huế.
Như trong lời giới thiệu “Hương sắc bánh mứt, xôi chè Huế”, nhà thơ Võ Quê đã nhấn mạnh điểm thành công nổi bật của cuốn sách đó là, tác giả đã giúp bạn đọc tiếp cận với đặc điểm địa hình Thừa Thiên Huế từ vùng núi, gò đồi, đồng bằng đến vùng đầm phá và cồn cát ven biển đã có tác động tích cực, góp phần không nhỏ vào các giá trị ẩm thực Huế.
Theo tác giả, “cả bốn vùng địa hình trên có liên quan chặt chẽ với nhau, hợp nhất trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế và đã tạo ra những nét đặc trưng riêng có về khí hậu, địa hình dốc, hình thành nên những trung tâm có lượng mưa lớn nhất của cả nước, tạo nên các đợt khô nóng kéo dài… Từ những yếu tố này, đã hình thành nên nguồn tài nguyên động - thực vật phong phú, phục vụ đắc lực cho nghệ thuật ẩm thực Huế nói chung và các món bánh, mứt, xôi, chè Huế nói riêng”.
Chính nhờ sự phong phú về nguồn nguyên liệu (các loại hoa, củ, quả đến các loài động vật…), qua đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và óc thẩm mỹ của người phụ nữ Huế, những đặc sản ấy đã được chế biến thành các món ngon tinh tế, đặc sắc, mang đậm hương vị đặc trưng xứ Huế, “mà ở đó, từ nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, trang trí, ẩm thực, lối sống… đều toát lên một nét riêng, đó là sự tinh tế, thanh lịch, trang nhã, nhẹ nhàng, sâu lắng rất nổi bật của xứ Huế”.
Ngoài ra, tác giả đi sâu mô tả, phân tích tương đối cặn kẽ từng loại bánh, mứt, xôi, chè Huế theo nguyên liệu, cách chế biến, hương vị riêng mỗi loại (có khoảng 100 loại bánh, mứt, xôi, chè từ cung đình đến dân dã)…, có giá trị cao về cả văn hóa, tâm linh và công dụng bồi bổ sức khỏe cho con người theo từng mùa vụ và lứa tuổi, đối tượng thưởng thức khác nhau. Tất cả như được hòa quyện, dậy hương, đậm vị trong “Hương sắc bánh mứt, xôi chè Huế”.
Với sự thành công mà cuốn sách đem lại, người viết lời giới thiệu thật sự trân quý, khẳng định rằng: “Chúng tôi vô cùng trân trọng, quý hóa hình ảnh nâng dắt, trao đổi qua từng món ăn, trang viết của đôi vợ chồng Trần Nguyễn Khánh Phong – Vũ Thị Mỹ Ngọc, đã cùng nhau làm nên một tác phẩm để đời, góp phần tạo nên sự giàu có cho tủ sách Huế nay mai”.
NGUYỄN ĐÌNH DŨNG
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Công khai 'danh tính' cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2018
- ·GLTT: Kiến tạo môi trường kinh doanh thông qua đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành
- ·Tổ công tác của Thủ tướng 'truy' việc kiểm dịch thực phẩm và kiểm tra chuyên ngành
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Bộ Nông nghiệp: Kiểm nghiệm thịt không phát hiện chất cấm Salbutamol
- ·Bộ Công thương yêu cầu PVC báo cáo vụ gói thầu ‘Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt’
- ·Thành lập Hội đồng Quốc gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2017
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Nghị định 38 đang làm khó doanh nghiệp sao chưa bãi bỏ?
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Đo lường trong lĩnh vực quan trắc và bảo vệ môi trường: Còn nhiều ‘kẽ hở’
- ·Đề xuất tiêu chí chất lượng thiết yếu đối với cơ sở hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ
- ·Hướng dẫn thủ tục kiểm tra Nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Hà Tĩnh: Hàng trăm két nước ngọt, bánh kẹo không rõ nguồn gốc bị thu giữ
- ·Cảnh báo bột bánh cookie có nguy cơ gây nhiễm khuẩn E.coli
- ·Vụ nhận chìm bùn thải xuống biển: Đừng lấy tư duy đất liền áp ra đại dương
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Hà Nội: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, xử phạt gần 1.700 cơ sở