【hai tây ban nha】Đòi lại đất công viên
Trước 31-12-2013,Đograveilạiđấhai tây ban nha các đơn vị quản lý chấm dứt toàn bộ việc cho thuê (hoặc hợp tác) kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn tại các khu công viên trên địa bàn.
|
Chỉ đạo trên vừa được UBND TP.HCM đưa ra và giao Sở GTVT phối hợp UBND các quận, huyện kiểm tra việc thực hiện. Trước tình trạng lâu nay công viên bị “xẻ thịt” để kinh doanh (Báo Thanh Niên từng có những bài phản ánh), việc TP “đòi” lại đất công viên đã nhận được sự đồng tình của nhiều người dân.
Teo tóp mảng xanh
|
Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM, cho rằng hệ thống công viên của TP hiện nay vừa quá thiếu về số lượng, vừa kém về chất lượng. Yếu kém từ tính mỹ thuật, cách bố trí quy hoạch cây xanh, cảnh quan đến các tiện ích cho người đến công viên thụ hưởng không gian xanh. Đã yếu và thiếu toàn diện như vậy, mà trong 15 - 20 năm qua, hệ thống công viên của TP còn bị “bôi bẩn, làm lem nhem, nhếch nhác” bởi những nhà hàng, quán xá và nhiều loại hình dịch vụ khác với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng xấu đến chất lượng của công viên.
Một trong những công viên bị “cắt” để xây dựng nhà hàng tiệc cưới là công viên Phú Lâm (Q.6, TP.HCM), nằm ngay mặt tiền đường Kinh Dương Vương. Toàn bộ mặt tiền công viên phía đường Lê Tuấn Mậu cũng được đem cho thuê để buôn bán cây cảnh, phân bón. Ngoài ra, phía đường An Dương Vương vừa mới “mọc” lên một sân bóng đá mi ni, quán giải khát. Ngay giữa công viên được cho thuê làm quán cà phê. Văn phòng Trung tâm văn hóa (TTVH) Q.6 xây dựng trên khu đất mấy trăm mét vuông ngay trong công viên. Trong khi các dự án kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều, hoành tráng trên đất công viên thì cây xanh ngày càng teo tóp, èo uột, các công trình vui chơi, hạ tầng công cộng... xuống cấp trầm trọng do không được chăm sóc, tu bổ.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khu đất ở công viên Phú Lâm mà Công ty Việt Ý xây dựng nhà hàng Sun Palace rộng gần 1.900 m2 từ cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty Việt Ý và TTVH Q.6 ký vào tháng 11.2007, thời hạn hợp tác là 10 năm, giá thuê 2 năm đầu là 8 triệu đồng/tháng, 2 năm sau tăng lên 12,2 triệu đồng/tháng, đến năm thứ 9 và năm thứ 10 là 23 triệu đồng/tháng. Đến giữa năm 2009, Công ty Việt Ý xin gia hạn hợp đồng từ 10 năm lên 25 năm. Tuy nhiên, TTVH Q.6 chỉ ký gia hạn hợp đồng lên 22 năm với mức giá thuê từ năm thứ 11 đến hết năm thứ 12 là 29,9 triệu đồng/tháng, 2 năm kế tiếp trả 38,87 triệu đồng/tháng và đến 2 năm cuối là hơn 111 triệu đồng/tháng.
|
Quy hoạch công viên cây xanh ở nội đô UBND TP đã giao Sở GTVT phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch xây dựng phát triển công viên cây xanh ở nội đô TP; kiểm tra việc tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch của từng nơi, tránh để xảy ra tình trạng quy hoạch treo; nghiên cứu tỷ lệ mảng xanh tối thiểu đảm bảo các công viên công cộng được sử dụng đúng chức năng; lập danh mục các công trình, dịch vụ phụ trợ được phép hoạt động, kinh doanh trong khu công viên. |
Khu công viên văn hóa Lê Thị Riêng (Q.10) cũng thê thảm khi phần lớn đất công viên đã được cho thuê làm dịch vụ, khiến diện tích cây xanh ngày càng teo tóp. Phía cổng chính công viên (đường Cách Mạng Tháng 8), hai góc của công viên được cho thuê làm sân khấu ca nhạc Hoàn Vũ và nhà sách, siêu thị, trung tâm trò chơi thiếu nhi, dịch vụ ăn uống. Bước vào phía bên trong là hàng loạt ki ốt ăn uống, quầy lưu niệm với đủ loại dù che quảng cáo trông rất nhếch nhác...
Giữ đất công viên bằng mọi giá
“Phải trả lại diện tích công viên cây xanh mà người dân đô thị đang rất cần”, ông Đặng Văn Khoa nói. Tuy nhiên, theo ông cũng không nên quá cực đoan, không nên cấm tuyệt đối việc kinh doanh giải khát trong công viên. “Có thể cho phép bố trí tại những góc khuất nào đó những hàng quán giải khát nhỏ được trang trí mỹ thuật nhẹ nhàng, có những mảng xanh, để những người dân khi đến công viên có thể dừng chân uống một ly nước giải khát”, ông Khoa đề xuất và cho rằng để có được những công viên đẹp “TP không nên tiếc tiền để lập quy hoạch chung hệ thống công viên của TP và quy hoạch chi tiết của từng công viên”.
Theo ông Võ Văn Sen, đại biểu HĐND TP.HCM, TP còn rất ít quỹ đất cho công viên nên phải cố gắng giữ bằng mọi giá. “Công viên không chỉ là nơi người ta hóng mát, mà nó còn là bộ mặt, là nét đẹp của TP đối với du khách quốc tế. Nếu vì bất cứ lý do thực dụng nào ảnh hưởng đến công viên sau này sẽ không thể nào sửa chữa được, con cháu mai sau sẽ oán trách”, ông Sen nói.
(Theo TNO)(责任编辑:Thể thao)
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·“Canh lửa”, giữ rừng
- ·9 trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng, ai cũng nên biết
- ·9 trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng, ai cũng nên biết
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Giải bài toán việc làm cho phụ nữ nông thôn
- ·Bù Gia Mập trao học bổng cho học sinh khó khăn
- ·Bình Long gặp gỡ, động viên người chấp hành xong án trở về địa phương
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Hàng online
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Đồng Xoài: Chung tay thực hiện “Tết nhân ái
- ·Ý nghĩa từ chương trình 'Chia sẻ tri thức, xây dựng tương lai'
- ·Nhộn nhịp thị trường trang trí tết
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·100 phần quà "Ấm áp tình xuân 2024" trao tại Bù Đốp
- ·Đảm bảo môi trường trong cải tao ao đầm nuôi tôm
- ·Diễn biến mới nhất thời tiết dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Quản lý bán, cấp hoá đơn lẻ thuế