【kèo galatasaray】Chứng khoán tuần: Khi thị trường mất trụ
Thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt
Khác biệt lớn nhất của tuần này so với tuần trước,ứngkhoántuầnKhithịtrườngmấttrụkèo galatasaray là sức mạnh của những phiên cố gắng đột phá qua ngưỡng 640 điểm không thực sự mạnh. Điều gì đã khiến động lực tăng của thị trường suy yếu? Nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự phân hóa trong các dòng cổ phiếu dẫn dắt.
Chính sự hợp lực từ các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho thị trường tuần trước (VN-Index tăng 1,8%). Tuần này vẫn có một số cổ phiếu lớn tăng giá trong các nhóm dẫn dắt, nhưng tổng thể các nhóm lại không có được sức mạnh cần thiết.
Do thị trường luôn nhìn vào VN-Index để cảm nhận sức mạnh, VN-Index lại phụ thuộc vào các nhóm cổ phiếu lớn, nên việc phân hóa sức mạnh trong các nhóm này để lại hậu quả khá lớn. Điều này không chỉ ngăn cản khả năng đột phá của chỉ số, mà còn có thể phát đi tín hiệu rủi ro về một khả năng tạo đỉnh ngắn hạn.
Một điều có thể nhận thấy dễ dàng là hầu hết các cổ phiếu quan trọng nhất trên thị trường đã tạo đỉnh và điều chỉnh. Để VN-Index bứt phá qua đỉnh 640 điểm cũng đồng nghĩa với các cổ phiếu dẫn dắt phải vượt qua đỉnh ngắn hạn. Điều này đang trở nên khó khăn khi bản thân các nhóm cổ phiếu dẫn dắt cũng không đồng thuận toàn bộ.
Nhìn vào nhóm ngân hàng, VCB đã điều chỉnh so với đỉnh ngắn hạn khoảng 6,42%, CTG điều chỉnh 5,22%, BID điều chỉnh 4,87%, EIB điều chỉnh 6,41%, STB điều chỉnh 4,02%, MBB điều chỉnh 4,19%, ACB điều chỉnh 6,78%, SHB điều chỉnh 5,26% (tính theo giá đóng cửa).
Thực trạng này cho thấy rõ các cổ phiếu ngân hàng đã đạt đỉnh ngắn hạn và điều chỉnh. Để vượt đỉnh, cổ phiếu cần có động lực lớn hơn để hỗ trợ và quan trọng hơn là dòng tiền lớn.
Nhóm bảo hiểm vẫn tương đối mạnh nhưng cổ phiếu quan trọng nhất là BVH cũng đang tạo đỉnh ngắn hạn. BMI vẫn kịch trần và BIC còn tăng trong tuần rồi. Tuy nhiên do mức tăng vẫn đang tiếp diễn và đã rất mạnh nên khả năng điều chỉnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Mặt khác, ngoài BVH, ảnh hưởng của những cổ phiếu còn lại lên chỉ số là không đáng kể.
Nhóm chứng khoán thì đã điều chỉnh một cách quá rõ ràng và không còn mấy ai nghi ngờ. Nhóm dầu khí đang đối diện rủi ro giảm giá dầu khi nguồn cũng được dự báo sẽ tăng lên. Kết quả kinh doanh và một vài tin hỗ trợ xuất hiện vẫn không thể cải thiện giá trong tuần này. Nhóm bất động sản có vốn hóa quá nhỏ và bản thân giá cũng không có chuyển biến rõ nét.
Phải thừa nhận một thực tế rằng nhóm cổ phiếu tài chính là quan trọng nhất, đã có được mức tăng trưởng rất cao. Điều này phản ánh cả kỳ vọng kết quả kinh doanh. Động lực tăng giá đang suy yếu sẽ khiến quán tính tăng của thị trường giảm xuống.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức tăng (%) |
HOT | 24.8 | 28.3 | -12.37 | BMI | 26.1 | 19 | 37.37 |
VLF | 4.7 | 5.3 | -11.32 | PNC | 14 | 11.6 | 20.69 |
SCD | 37.4 | 42 | -10.95 | BGM | 3.3 | 2.8 | 17.86 |
STT | 4.3 | 4.8 | -10.42 | EMC | 9.7 | 8.4 | 15.48 |
PDN | 36.9 | 40.4 | -8.66 | SKG | 53.5 | 46.7 | 14.56 |
UDC | 4.3 | 4.7 | -8.51 | TTP | 40.3 | 35.4 | 13.84 |
PXS | 21.8 | 23.7 | -8.02 | TNA | 35.9 | 31.8 | 12.89 |
DQC | 48.3 | 52.5 | -8 | FDC | 20.2 | 17.9 | 12.85 |
PXT | 4.1 | 4.4 | -6.82 | CTD | 85.5 | 76 | 12.5 |
BSI | 11.2 | 12 | -6.67 | BIC | 26 | 23.3 | 11.59 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 17/7 | Giá đóng cửa ngày 10/7 | Mức tăng (%) |
SHA | 11.1 | 14.4 | -22.92 | PIV | 18.7 | 13.8 | 35.51 |
PCG | 4.7 | 5.7 | -17.54 | NHA | 11.8 | 9.8 | 20.41 |
MEC | 5.8 | 7 | -17.14 | DPC | 19.8 | 17 | 16.47 |
QNC | 6.2 | 7.2 | -13.89 | L14 | 32.4 | 28 | 15.71 |
TBX | 8.6 | 9.8 | -12.24 | VC3 | 36.7 | 31.8 | 15.41 |
V21 | 5.4 | 6.1 | -11.48 | VNC | 23.6 | 21 | 12.38 |
SCL | 13.2 | 14.9 | -11.41 | PTI | 19.3 | 17.2 | 12.21 |
API | 8.6 | 9.7 | -11.34 | KSK | 2.9 | 2.6 | 11.54 |
HAT | 53.2 | 60 | -11.33 | HHC | 30.1 | 27 | 11.48 |
S12 | 2.4 | 2.7 | -11.11 | PPE | 8.9 | 8 | 11.25 |
Dòng tiền sụt giảm
Sự tập trung cao độ của dòng tiền vào các nhóm cổ phiếu dẫn dắt thời gian qua đã tạo nên sự bùng nổ về thanh khoản. Tuần thứ 2 của tháng 7 này, đỉnh cao của quy mô giao dịch là 3.968,2 tỷ đồng giá trị khớp lệnh và 34.306,6 tỷ đồng tính cả thỏa thuận. Đó là tuần lần đầu tiên VN-Index vượt qua ngưỡng 630 điểm.
Đỉnh cao của quy mô khớp lệnh tuần này chỉ còn 3.615,9 tỷ đồng khớp lệnh và 3.750,8 tỷ đồng tính cả thỏa thuận. Tuần này thị trường vượt qua ngưỡng 630 điểm nhưng dừng lại trước ngưỡng 640 điểm.
Điểm số tăng lên nhưng thanh khoản giảm đi là một dấu hiệu không tích cực. Nếu nhìn theo mức giao dịch trung bình, tuần này quy mô khớp lệnh cũng giảm khoảng 16% so với trung bình tuần trước. Đặc biệt trong ngày cuối tuần, giá trị khớp lệnh chỉ còn là 2.089,3 tỷ đồng và cả thỏa thuận là 2.386,6 tỷ đồng.
Dòng tiền sụt giảm trong bối cảnh thị trường đứng trước ngưỡng kháng cự quan trọng là điều rất bất lợi. Để VN-Index vượt đỉnh, cần các cổ phiếu lớn tăng giá. Để các cổ phiếu lớn tăng giá, cần hàng trăm tỷ đồng mua vào. Thiếu tiền, các blue-chips rất khó tăng vì không như các mã đầu cơ nhỏ, thanh khoản ở các cổ phiếu lớn là rất cao và khó kéo giá hơn.
Không chỉ dòng vốn của nhà đầu tư trong nước giảm, nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm sức mua trong giai đoạn quan trọng này của thị trường. Tuần này tổng giá trị mua ròng toàn thị trường (cả khớp lệnh lẫn thỏa thuận) chỉ còn 59,83 tỷ đồng. So với mức 214,92 tỷ đồng tuần trước và 1.105,21 tỷ đồng tuần đầu tháng 7 thì mức sụt giảm rất ghê gớm.
Chưa thể liên hệ trực tiếp việc khối ngoai giảm mua vào với việc thị trường đạt đỉnh 640 điểm, nhưng khi nhìn vào đa số blue-chips, mức tăng giá cũng đã rất cao. Điều này làm giảm sức hấp dẫn trong ngắn hạn. Xét cho cùng thì dù nhu cầu mua cao hay mối quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài với cơ hội mở rôm, thời điểm mua và chiến thuật mua cũng vẫn đóng vai trò quan trọng.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
6.7.2015 | 3,604.7 | 353.4 | 258.4 |
7.7.2015 | 3,679.7 | 364.4 | 270.7 |
8.7.2015 | 3,968.2 | 369.0 | 283.8 |
9.7.2015 | 2,897.7 | 305.1 | 286.4 |
10.7.2015 | 3,048.0 | 230.8 | 168.6 |
13.7.2015 | 2,817.5 | 257.0 | 161.2 |
14.7.2015 | 3,615.9 | 287.7 | 197.4 |
15.7.2015 | 3,207.9 | 250.7 | 239.5 |
16.7.2015 | 2,664.1 | 174.3 | 228.3 |
17.7.2015 | 2,089.3 | 177.1 | 133.2 |
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tập hợp nhân dân thực hiện tốt các chương trình hành động
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
- ·Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Đại hội đồng AIPA
- ·Ba doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Giấy tờ để thông quan lô hàng phải kiểm tra hiệu suất năng lượng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng nới rộng đà tăng, thanh khoản cải thiện
- ·Tuyển Việt Nam: Đặng Văn Lâm không 'ngại' Filip Nguyễn
- ·Tuyển Việt Nam: HLV Troussier cảnh báo, Công Phượng, Văn Toàn lo
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Bài 2: Chuyện ghi ở “đơn vị mở đường”
- ·Bài cuối: Bài học trong công tác quản lý đào tạo nghề sau vụ việc ở Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn
- ·Kết quả Hà Lan 3
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Cổ tích tàu không số