【kết quả nurnberg】“Trợ lực” cho doanh nghiệp ngay từ đầu năm
Hà Nội tạo nhiều động lực cho doanh nghiệp sản xuất,ợlựcchodoanhnghiệpngaytừđầunăkết quả nurnberg kinh doanh Ngành Hải quan: Một năm nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, bứt phá Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tăng tốc ngay từ đầu năm |
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang có nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh: T.D |
Những tín hiệu tích cực
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Cần có gói giải pháp tổng thể cho việc giảm chi phí kinh doanh Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đơn hàng giảm, doanh nghiệp cần giảm chi phí kinh doanh. Hiện tại ở nhiều nơi, nhiều chỗ vấn đề chi phí kinh doanh rất cao, nên những giải pháp để giảm chi phí kinh doanh cần phải phát huy triệt để, cần có gói giải pháp tổng thể cho việc giảm chi phí kinh doanh này. Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp cảm nhận được khi thực hiện thủ tục hành chính ở các địa phương hiện nay đó là đang có tâm lý đình trệ, chờ đợi khá phổ biến. Vì vậy, cần thúc đẩy, tạo lập được không khí thực thi tốt hơn nữa ở nhiều cấp. Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng thực thi. Đây là yếu tố thực sự quan trọng trong năm 2024 cũng như thời gian tới. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA): Sẵn sàng kết nối và bổ trợ vốn cho DN chuyển đổi xanh Xu hướng xanh hóa sản xuất là hướng đi bắt buộc doanh nghiệp phải tiếp cận. Về phía doanh nghiệp TPHCM nói riêng, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số được doanh nghiệp quyết tâm thực hiện rất cao. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp TPHCM là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc tiếp cận nguồn lực và công nghệ cho chuyển đổi này. Là tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, HUBA có trách nhiệm kết nối, đại diện và phản ánh nguyện vọng của doanh nghiệp để tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Mới đây, HUBA, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM đã ký kết hợp tác toàn diện hỗ trợ thị phần - thương hiệu cho các doanh nghiệp đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xanh. Thu Dịu (ghi) |
Số liệu thống kê từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong tháng đầu năm 2024 đạt 27.335 doanh nghiệp, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023, gấp hơn 1,3 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2018-2023. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu tiên của năm 2024 đạt 13.536 doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Điểm sáng thứ hai là quy mô vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp tiếp tục giữ đà phục hồi từ tháng 11/2023, đạt 11,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này phần nào cho thấy các chính sách của Chính phủ giúp doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn từ nửa cuối năm 2023 tiếp tục phát huy hiệu quả, tăng niềm tin cho doanh nghiệp khi quyết định bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh.
Cùng với những nỗ lực không mệt mỏi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, kể cả ở thị trường ngách, một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ… đã có đơn hàng trở lại. Nhiều nhà máy “sáng đèn” hơn trong những tháng cuối năm.
Bà Đặng Nguyệt Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu của Quỹ đầu tư Dragon Capital đánh giá trên toàn thế giới đã trải qua chu kỳ giảm hàng tồn kho. Theo dõi của Dragon Capital cho thấy, chỉ số hàng tồn kho nhà sản xuất châu Âu và châu Mỹ; chỉ số hàng tồn kho nhà bán lẻ trên toàn cầu đã trở về mức bền vững. Từ đó có thể kỳ vọng đáy nền sản xuất Việt Nam đã qua và năm 2024 là năm phục hồi kinh tế.
Bà Nguyệt kỳ vọng, Chính phủ sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp để kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu lớn hơn trong năm 2024.
Đồng hành cùng doanh nghiệp tăng tốc
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, năm 2024 có rất nhiều động lực mới cho tăng trưởng, vấn đề chỉ là thực thi sao cho hiệu quả. Theo đó, để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024, cần củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài chùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém.
Quan trọng hơn là phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới mà điểm nhấn là đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là hướng dẫn thực hiện các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) và các luật sửa đổi khác; các cơ chế hỗ trợ trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…
Ông Nguyễn Trí Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, sức khỏe của không ít doanh nghiệp sau khi trải qua cơn bệnh nặng của năm 2023 vừa mới có dấu hiệu hồi phục, nay rất có thể sẽ bị đánh gục trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới trong năm 2024. Khi sức khỏe doanh nghiệp suy yếu vì những tác động bên ngoài, rất mong nhận được sự hỗ trợ từ nội tại.
Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng cho thấy, ý kiến từ các doanh nghiệp cho rằng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh năm 2024 nhiều biến số, bên cạnh tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ thì các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực hơn, đặc biệt trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ 5 khó khăn chính. Đó là khó khăn về đơn hàng, dòng tiền, về vốn vay, thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế.
Đánh giá việc cải thiện môi trường kinh doanh sẽ tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra. Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh góp ý các bộ, ngành cần quyết liệt hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, nắm rõ những điểm nghẽn từ phản ánh của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời. Bên cạnh đó, việc duy trì những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế GTGT, giãn - hoãn các loại thuế, phí, giảm lãi suất cho vay... và bổ sung chính sách hỗ trợ mới trong năm 2024 là rất cần thiết.
Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho rằng, cần có sự đồng bộ ở các cấp trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quyết liệt cắt bỏ rào cản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, chú trọng cắt giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tìm kiếm đơn hàng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Bãi bỏ quy định về thu, chi và mức chi thường xuyên của trạm y tế xã
- ·Tin pháp luật số 142: Thêm tình tiết vụ nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị giết
- ·Châu Việt Cường chắp tay xin lỗi mẹ cô gái xấu số
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Hướng dẫn về tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- ·Vụ xe tang vận chuyển 14.000 viên ma túy: Bắt tạm giam người mẹ
- ·Công an đính chính vụ bị tố hiếp dâm mẹ bạn
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Nữ quái miền Tây bẫy trai trẻ vào nhà nghỉ để cuỗm tài sản
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Giám đốc Công an Đà Nẵng thông tin vụ ôm mìn đi cướp giữa ban ngày
- ·Cách tính thuế với cá nhân cho thuê tài sản
- ·Cần có hướng dẫn thống nhất mặt hàng kính tôi nhiệt an toàn sử dụng cho ô tô
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Lai lịch bất hảo của Khá 'bảnh' từng vào tù ra tội
- ·Điều gì chờ đợi 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an dính đến Vũ nhôm?
- ·Nữ sinh bị giết ở Điện Biên: Tạm giữ cậu, mợ nghi phạm
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Tin pháp luật số 141, hé lộ thêm nghi phạm giết nữ sinh ở Điện Biên