【b9ng da so】Cả cộng đồng cần chung tay
Để phòng,ảcộngđồngcầb9ng da so chống bệnh lao và bảo vệ sức khoẻ của người thân và gia đình trước nguy cơ mắc bệnh thì tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân là chưa đủ mà còn cần sự vào cuộc, chung tay của cả cộng đồng.
Ảnh minh họa
“Kẻ giết người hàng đầu”
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lao vẫn là “kẻ giết người hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người tử vong bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 124.000 người mắc lao mới, số người tử vong do lao ước tính là 12.000 người.
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng về bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 trong gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, có tới 64% bệnh nhân mắc lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm hoạ, tức là phải tiêu tốn trên 20% thu nhập của hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao đang trong độ tuổi lao động.
Theo ông Phạm Hữu Thường- Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội, Chủ nhiệm chương trình phòng, chống lao TP Hà Nội, bệnh lao là một trong những căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong những bệnh nhiễm trùng gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm, cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% trường hợp mắc mới. Hiện số người mắc lao hàng năm đang giảm khoảng từ 5 đến 6%. Riêng tại Hà Nội, trong năm 2018, chương trình chống lao của Thành phố đã phát hiện đươc 4.681 bệnh nhân lao mọi thể, tương ứng với tỷ lệ 63 người bệnh/100.000 dân. Số lượng người bệnh lao được thu nhận điều trị trong năm 2018 giảm 0,6% so với năm 2017. Có được kết quả trên là do chúng ta đã áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong việc chẩn đoán nhanh, chính xác người bệnh mắc lao và ứng dụng có hiệu quả các phác đồ điều trị. Thêm vào đó, mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và duy trì tại 100% quận, huyện và 100% xã, phường. Do đó, 100% dân số được tiếp cận với chương trình chống lao.
Bên cạnh đó, tuy vẫn còn nhiều người mắc lao nhưng so với 5 năm trước, nước ta đã giảm được thứ hạng từ 12 xuống thứ 16 về số người mắc bệnh lao cao. PGS. TS Nguyễn Viết Nhung-Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, so với ước tính trong năm 2015, số ca mắc lao đã giảm được 4.000 ca và số ca tử vong do bệnh lao đã giảm được 4.000. Lao đa kháng thuốc ước tính có 4.900 người – đã giảm đi rõ rệt so với năm 2015 (ước tính 2015 là 5.200 người). Lao đồng nhiễm HIV cũng đã giảm từ 7% xuống còn 3% trong số các bệnh nhân lao được phát hiện.
Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Bệnh lao là một căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì thế, để phòng, chống lao có hiệu quả thì rất cần đến sự chung tay của cả cộng đồng. Tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về chấm dứt bệnh lao ngày 26/9/2018 vừa qua, Việt Nam đã đưa ra cam kết sẽ chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, tức là với dân số 100 triệu dân thì cả nước chỉ còn 1.000 người mắc lao/năm, trong khi hiện nay hàng năm ước tính Việt Nam vẫn có 124.000 ca mắc lao mới.
Mặc dù được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một nước đi đầu trong triển khai chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu và đang trên đường chấm dứt bệnh lao, nhưng thách thức lớn nhất của Chương trình chống lao hiện nay là duy trì bền vững tất cả những điều kiện thuận lợi hiện nay, những thành quả đã đạt được cho đến năm 2030. Bên cạnh đó, chương trình chống lao cần sự vào cuộc và hưởng ứng của cả cộng đồng, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ phía người bệnh cũng như từ phía thầy thuốc và cả xã hội.
Theo PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, một trong những khó khăn đầu tiên của Việt Nam trong phòng, chống lao - đó là về nguồn lực. Mặc dù có các chính sách hỗ trợ như phụ cấp thu hút nghề độc hại bằng 70% lương cho cán bộ trực tiếp khám chữa lao, chi trả khám chữa lao cho người có thẻ BHYT… tuy nhiên không thể bù đắp đủ cho hoạt động phòng chống lao nói chung. Hiện nay, mạng lưới nghiên cứu y tế của Việt Nam rất mạnh với sự tham gia của nhiều đối tác trong nước và quốc tế. Có những nghiên cứu tầm cỡ toàn cầu đã được tiến hành và hoàn thành từ thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu điều tra, nghiên cứu can thiệp dịch tễ và được đăng tải trên những tạp chí hàng đầu thế giới, Việt Nam được WHO coi là nước đi đầu trong triển khai chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu. Thêm vào đó, sự quyết tâm của toàn hệ thống chương trình có thể lan toả rộng ra toàn xã hội vì mục tiêu rất nhân văn, tránh đi cái chết cho hàng chục nghìn người mỗi năm và tránh đi cả nỗi lo âu của hàng trăm nghìn gia đình. Tuy nhiên, công việc này còn nhiều khó khăn, thách thức. Mà khó khăn, thách thức lớn nhất - đó là tính bền vững, những điểm mạnh hiện nay có thể được duy trì và nâng cao trong những năm tới để đạt được mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030 hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Vì vậy, cần thể chế hoá nghị quyết của Trung ương Đảng và Chiến lược Quốc gia của Chính phủ bằng các văn bản pháp quy.
Cùng với đó, một thách thức nữa cũng vô cùng quan trọng đến từ sự vào cuộc và ủng hộ từ cộng đồng, chủ động tích cực tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ tâm lý sợ hãi, lo âu, trốn tránh… do không được trang bị đầy đủ kiến thức và hiểu biết về bệnh lao. Hiện vẫn còn không ít người có suy nghĩ tiêu cực, nhận thức sai lầm về bệnh lao khiến bệnh không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hoặc đến khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn, bệnh đã bước sang giai đoạn khó để có thể điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Để tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Chương trình đề xuất Chính phủ bổ sung vấn đề phòng, chống lao vào Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Uỷ ban quốc gia cho phép xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược và Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030. Bên cạnh đó, chương trình đề xuất Quốc hội xem xét, đưa vấn đề chấm dứt bệnh lao vào Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm sửa đổi hoặc có Nghị quyết riêng về thực hiện mục tiêu Nghị quyết TW 6 khoá XII đã đề ra là chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
TheoĐại đoàn kết
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Sống sang đẳng cấp tại khu villa compound Regal Victoria Nam Đà Nẵng
- ·Hải Phòng gọi nhà đầu tư cho 2 dự án khu đô thị mới, tổng vốn 4.500 tỷ đồng
- ·Đà Nẵng: Hoàn thành chung cư cho người có công cách mạng trong năm 2024
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Quảng Trị huỷ bỏ quy hoạch tại một số dự án “treo” nhiều năm
- ·Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh
- ·Công ty Phúc Thành miền Trung đề xuất đầu tư Cụm công nghiệp thị trấn Mộ Đức
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·UBND tỉnh: Tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tư pháp năm 2021
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc
- ·Hưng Thịnh Land tiếp nối hành trình nhà cho người trẻ tại TP.HCM
- ·Ra mắt đại lộ ánh sáng, thương mại BGI Topaz Downtown tại Huế
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc di dời cơ quan, tổ chức khỏi nội thành rất chậm
- ·Vì sao Quảng Nam thu hồi đất Khu du lịch sinh thái Miền Chim Ngói?
- ·Đất công viên cây xanh đô thị tại TP. Kon Tum đến năm 2025 đạt 10 m2/người
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Huyện Phú Giáo: Xử lý nhiều thông tin xấu độc trên không gian mạng