【nd bd hn】Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
Tại Dự thảo lần 4 của Luật Trật tự,ộCônganđềxuấtxeđưađónhọcsinhphảicómàusơnriênd bd hn an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, đề xuất "Xe đưa đón học sinh phải có thiết bị đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện".
Cụ thể, tại Điều 46 trong Dự thảo Luật này về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với ô tô đưa đón học sinh nêu rõ, xe đưa đón học sinh phải đáp ứng hai yêu cầu.
Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo hoặc ký đăng ký màu sơn để nhận diện.
Thứ hai, ô tô sử dụng để đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài.
Cũng tại Điều này, khi đưa đón học sinh tiểu học và mầm non phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt chuyến đi.
Trường hợp sử dụng ô tô có sức chứa trên 24 chỗ để đưa đón học sinh mầm non, phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe.
Các cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón học sinh.
Ngoài ra, cơ sở giáo giáo dục, đào tạo khi tổ chức hoạt động đưa, đón học sinh chịu trách nhiệm về việc đón, trả học sinh của đơn vị mình bảo đảm an toàn giao thông.
Xe đưa đón học sinh cũng được ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.
Đề xuất quy định mới này được đánh giá là chặt chẽ, cụ thể thể hơn khi tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa có điều khoản quy định riêng đối với ô tô đưa đón học sinh.
Cụ thể, tại Điều 66 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô chia thành 5 loại hình, gồm: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; kinh doanh vận tải khách du lịch và kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Với 5 loại hình nêu trên thì đối với ô tô chở học sinh đang được các Sở GTVT cấp phép hoạt động theo loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng Phạm Duy Nhất
- ·Sửa Luật Thuế giá trị gia tăng để bao quát toàn bộ nguồn thu
- ·Mục tiêu một điểm đến hay tầm nhìn chiến lược cho hàng dệt may Việt Nam
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Cục Thuế Hải Dương tổ chức hội nghị đối thoại và hỗ trợ quyết toán thuế năm 2023
- ·Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây
- ·529 thí sinh đến từ các DN tham gia thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan năm 2022
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Giải đáp kịp thời vướng mắc để doanh nghiệp yên tâm sản xuất
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Tổng cục Thuế chỉ đạo siết chặt quản lý thuế hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý
- ·‘Ông lớn’ ngành du lịch hợp tác nâng cấp dịch vụ hút mạnh khách nội địa
- ·Hoàn thiện pháp lý, ngăn chặn gian lận thuế trong thương mại điện tử
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Đắk Lắk công bố và trao giải cà phê đặc sản Việt Nam 2023
- ·Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công
- ·Karaoke được mở lại nhưng lượng khách đến chỉ còn 1/5
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·200 triệu điện thoại 'made in Vietnam', tỉnh nào nhiều nhất?