【bdkq cup c2】Hà Nội: Tăng khai thác thương mại đường sắt Cát Linh – Hà Đông để bù lỗ lũy kế
Tăng sự khớp nối trong hệ thống giao thông
UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến Hanoi Metro lỗ 159 tỷ đồng.
TheàNộiTăngkhaithácthươngmạiđườngsắtCátLinh–HàĐôngđểbùlỗlũykếbdkq cup c2o đó, văn bản cho biết, theo báo cáo tài chínhnăm 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, số lỗ lũy kế từ khi thành lập đến ngày 31/12/2021 là 159 tỷ đồng.
Từ 6/11/2021 đến hết 28/10/2022, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được gần 7,2 triệu hành khách an toàn. |
Trong đó, số chi phí phát sinh từ khi thành lập ngày 27/11/2014 đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng; lỗ phát sinh từ ngày 6/11/2021 đến ngày 31/12/2021 là 20 tỷ đồng.
Theo cử tri, trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro), năm đầu tiên vận hành tuyến Cát Linh – Hà Đông lỗ lũy kế 160 tỷ đồng. Cử tri đề nghị thành phố cho biết giải pháp khắc phục tình trạng trên.
UBND Thành phố Hà Nội cho biết, từ khi thành lập ngày 27/11/2014 đến ngày 5/11/2021 (thời điểm chính thức đưa tuyến đường sắt số 2A Cát Linh – Hà Đông vào vận hành thương mại), Hanoi Metro không có phát sinh doanh thu nhưng để đảm bảo duy trì hoạt động của Công ty và sẵn sàng đáp ứng đủ nguồn lực khi được bàn giao, tiếp nhận vận hành tuyến đường sắt số 2A theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông-Vận tải, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, Hanoi Metro phải thực hiện chi trả lương và các khoản theo lương (bảo hiểm, phúc lợi…) cho người lao động để đảm bảo đời sống và giữ chân người lao động, chi phí thuê trụ sở, chi phí hành chính, mua sắm các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công việc, chi phí đào tạo với số tiền 139 tỷ đồng.
Ngày 6/11/2021, Ban Quản lý dự ánđường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội và Sở Tài chính đã ký biên bản bàn giao, tiếp nhận và chính thức đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông.
Theo báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội được kiểm toán bởi Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, chi nhánh Hà Nội; lỗ lũy kế từ khi thành lập đến ngày 31/12/2021 là 159 tỷ đồng, trong đó, số chi phí phát sinh từ khi thành lập ngày 27/11/2014 đến ngày 5/11/2021 là 139 tỷ đồng; lỗ phát sinh từ ngày 6/11/2021 đến ngày 31/12/2021 là 20 tỷ đồng.
UBND Thành phố Hà Nội cho biết, nguyên nhân hoạt động 2 tháng cuối năm 2021 thua lỗ có thể kể đến như: số lượng khách di chuyển bằng đường sắt 2 tháng năm 2021 là 874.000 lượt, thấp hơn nhiều so với kế hoạch dự kiến khoảng 4,9 triệu lượt hành khách; do hệ thống mạng đường sắt đô thị chưa kết nối đồng bộ các tuyến nên chưa hấp dẫn để thu hút được đông đảo người dân tham gia;
Bên cạnh đó, mặc dù lượng hành khách đi chưa cao, song chi phí vận hành (điện, nhân công…) không thể cắt giảm;
Đặc biệt, giai đoạn đầu đưa vào vận hành tuyến 2A, giá vé tạm tính, với số lượng người tham gia giao thông bằng đường sắt chưa cao thì doanh thu bán vé không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh liên quan.
Giải pháp khắc phục, theo UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố đã điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt có lộ trình trùng với tuyến đường sắt số 2A, bổ sung các tuyến xe buýt mới đi từ các nhà ga, mở mới các bãi đỗ xe gần các nhà ga để tăng sự khớp nối trong hệ thống giao thông chung nhằm tạo sự thuận tiện cho người dân khi di chuyển bằng phương tiện đường sắt đô thị.
Qua đó tăng số lượng hành khách, tăng doanh thu bán vé của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội sẽ không phát sinh thêm lỗ. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh khai thác thương mại trên toàn tuyến để tạo thêm nguồn thu, bù đắp số lỗ lũy kế.
Góp phần giảm ùn tắc giao thông
Theo thông tin của baodautu.vn, từ 6/11/2021 đến hết 28/10/2022, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được gần 7,2 triệu hành khách an toàn.
Hiện nay, đường sắt Cát Linh-Hà Đông mỗi ngày có trên dưới 10.000 người đi vé tháng. Ngày bình thường có trên 32.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần (thứ Bảy và Chủ Nhật) dao động từ 26.000-28.000 khách, lượng khách đi trải nghiệm đã bão hòa. Khách đi lại thường xuyên là 5.000-6.000 người.
Khung giờ cao điểm của tuyến buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ 30, buổi chiều 16 giờ 30 đến 18 giờ. Khi đi vào vận hành, tuyến đường sắt đô thị này đã góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường trên hành lang của tuyến.
Đặc biệt, từ ngày 1/9/2022, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã chuyển sang giai đoạn 2 của năm đầu khai thác, giờ bình thường chạy tần suất 10 phút chuyến với 6 đoàn, cao điểm chạy giãn cách 6 phút/chuyến với 9 đoàn tàu với lượng khách tăng khoảng 15%.
Số lượng hành khách tăng do tuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động một thời gian và người dân nhận thấy tiện lợi, ổn định, không bị ảnh hưởng tắc đường, văn minh lịch sự… nên dần hình thành văn hóa Metro.
Đặc biệt, hành khách sử dụng Metro làm phương tiện đi lại đã chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây và sau đó có thể tiếp chuyển loại hình xe buýt được kết nối rất tiện lợi ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Bên cạnh đó, các hoạt động đời sống, kinh doanh đã mở cửa trở lại và cách tiếp cận về phòng chống dịch COVID-19 đã linh hoạt, số lượng học sinh, sinh viên đi học trở lại; giá nhiên liệu tăng cũng là một trong các yếu tố khiến nhu cầu khách đi lại cao hơn.
Bước đầu tuyến đường sắt đã phát huy hiệu quả, góp phần chống ùn tắc trong giờ cao điểm trên hành lang tuyến. Công tác vận hành theo đúng kịch bản tốt nhất trong số các kịch bản mà Metro Hanoi đã đưa ra.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- ·Chuyển đổi xanh, kinh tế xanh là điều kiện sống còn để phát triển bền vững
- ·VTC News tổ chức Tọa đàm: Phát triển bền vững ngành tiêu dùng nhanh
- ·VinFast tung chính sách 'khủng' dùng xe điện 0 đồng thúc đẩy chuyển đổi xanh
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·'Phủ xanh' sàn thương mại điện tử
- ·Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh
- ·Loại hoa quen thuộc trồng trong vườn nhà có tác dụng chữa bệnh
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Người dùng xe máy điện có bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số?
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Chuyên gia: 'Mỗi người dân cần chung tay vì một Việt Nam xanh'
- ·Những 'chiến sĩ' áo xanh giúp người dân chuyển đổi xanh
- ·Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Cộng đồng tài xế đẩy mạnh làn sóng xanh tại 'Ngày hội Bác tài Xanh'
- ·Thúc đẩy doanh nghiệp nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh
- ·Cộng đồng tài xế đẩy mạnh làn sóng xanh tại 'Ngày hội Bác tài Xanh'
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa