【bd ltd anha】Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng
Thị trường còn nhiều dư địa để phát triển
Thị trường bảo hiểm Việt Nam được hình thành từ năm 1993,ịtrườngbảohiểmViệtNamvẫncònnhiềucơhộităngtrưởbd ltd anha đến nay đã có bước phát triển đáng ghi nhận khi có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm được thành lập. Các sản phẩm bảo hiểm phong phú hơn, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; doanh thu phí bảo hiểm có sự tăng trưởng khá.
Riêng trong năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thị trường bảo hiểm cũng gặp không ít thách thức.
Tuy vậy, với nỗ lực triển khai hàng loạt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế nói chung và việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì được nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, tạo kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển chất lượng hơn trong thời gian tới.
Thực tế, thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã và đang chứng tỏ vai trò góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ an sinh - xã hội và cũng được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển.
Thị trường bảo hiểm đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Ảnh minh họa. |
Tính đến ngày 30/11/2023, thị trường bảo hiểm có 82 DNBH, trong đó có: 31 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 29 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.
Tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 913.336 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762.580 tỷ đồng, tăng 12,78% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu các DNBH ước đạt 190.227 tỷ đồng, tăng 7,09% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 227.596 tỷ đồng, trong đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng 2%, thị trường bảo hiểm nhân thọ giảm khoảng 12,5% so với cùng kỳ năm 2022. Các DNBH chi trả quyền lợi bảo hiểm ước khoảng 86.467 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hoàn thiện khung pháp lý để thị trường phát triển bền vững
Trong năm 2023, Bộ Tài chính đã nỗ lực tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong năm 2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và chủ trì ban hành 1 thông tư quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và các nghị định hướng dẫn, bao gồm: Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 05/5/2023 của Chính phủ Quy định về bảo hiểm vi mô; Nghị định 67/2023/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ; giới, báo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 02/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Khung khổ chính sách pháp lý mới sẽ hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển chất lượng hơn. |
Bộ Tài chính đã và sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và tăng cường sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả DNBH cũng như bên mua bảo hiểm. |
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ thúc đẩy sự phát triển an toàn, ổn định, bền vững của thị trường bảo hiểm trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã và sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và tăng cường sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả DNBH cũng như bên mua bảo hiểm.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hướng tới quản lý, giám sát bảo hiểm dựa trên cơ sở quản trị rủi ro; tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan liên quan trong phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, phương thức kinh doanh mới, khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo hiểm dành cho người già, các sản phẩm bảo hiểm tích hợp các dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm rủi ro thảm họa, thiên tai, rủi ro mới phát sinh thông qua cơ chế quỹ rủi ro bảo hiểm; bảo hiểm xanh; sản phẩm bảo hiểm về an toàn, an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng.
Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm
Với chủ đề "Bền vững, toàn diện và kết nối", Hội nghị AIRM26 và Hội nghị AIC49 tại Việt Nam năm nay được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói riêng, khu vực ASEAN kỳ vọng sẽ thúc đẩy, tăng cường tính bền vững, toàn diện và khả năng chống chịu của thị trường bảo hiểm mỗi nước thành viên và thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN. |
Một trong số những giải pháp quan trọng được đặt ra là sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Trong nhiều năm qua, tiến trình hợp tác tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng trong khu vực ASEAN đã đạt được những kết quả quan trọng. Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm (AIRM) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN (AIC) là hai hoạt động trung tâm của hoạt động hợp tác bảo hiểm trong khu vực.
Mục tiêu của hội nghị là tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực bảo hiểm, xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi thông tin và kinh nghiệm; tổ chức các chương trình đào tạo về bảo hiểm…
Năm nay các hội nghị hợp tác này được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 5 - 8/12/2023. Với chủ đề "Bền vững, toàn diện và kết nối", Hội nghị AIRM 26 và Hội nghị AIC 49 tại Việt Nam năm nay được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói riêng, khu vực ASEAN kỳ vọng sẽ thúc đẩy, tăng cường tính bền vững, toàn diện và khả năng chống chịu của thị trường bảo hiểm mỗi nước thành viên và thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN. Qua đó, góp phần tích cực trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước thành viên và trong toàn khu vực./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Hai học sinh đoạt giải thưởng Kim Đồng
- ·Bình tĩnh trước thông tin về dịch COVID
- ·Không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Gia hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng đến 31/12/2016
- ·Phát hiện lượng lớn hàng hóa không khai báo hải quan tại cảng Hải Phòng
- ·Tìm hoa khôi gắn với vẻ đẹp tri thức
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Vua Charles bổ nhiệm ông Rishi Sunak làm Thủ tướng Anh
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Lại thêm cơ sở sản xuất khẩu trang bị “sờ gáy”
- ·Tỷ giá USD hôm nay 17/12/2023: Đồng USD hồi phục tăng nhẹ cuối tuần
- ·Giới chức Hàn Quốc không có hướng dẫn phòng ngừa các vụ giẫm đạp như tại Itaewon
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Làm được nếu kết nối doanh nghiệp tốt
- ·Đẩy mạnh liên kết chiều sâu
- ·6 tháng, BIC đạt doanh thu gần 800 tỷ đồng
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Lạng Sơn: Kiểm tra, bắt giữ và xử lý 356.748 chiếc khẩu trang, găng tay cao su y tế