【tỷ lệ bóng đá tivi】Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
Ngoài nước ngọt còn có rất nhiều sản phẩm cung cấp đường |
Những cứ liệu từ thực tiễn
TheÁpmớithuếTTĐBnướcgiảikhátcóđườngThậntrọngđểtạochínhsáchcôngbằtỷ lệ bóng đá tivio ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện CIEM – cơ quan soạn thảo cho rằng, nâng thuế gián thu đối với lĩnh vực nước giải khát có đường sẽ hạn chế người tiêu dùng sử dụng sản phẩm này và công cụ thuế sẽ đạt được ba mục đích: bảo vệ sức khoẻ người dân vì lượng đường tiêu thụ dễ gây thừa cân, béo phì; phù hợp với thông lệ quốc tế và bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Ông Phan Đức Hiếu:Hiệu quả của công cụ thuế là chưa rõ ràng và đồng đều |
Tuy nhiên theo ông Hiếu, dù trên thế giới đã có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa thừa cân béo phì và tiêu thụ quá nhiều đường, song nước giải khát có đường chỉ là một trong nhiều nhân tố cấu thành, nên trong trường hợp này hiệu quả của công cụ thuế là chưa rõ ràng và đồng đều nên là vấn đề đáng bàn luận thêm.
Và rõ ràng, ngoài nước giải khát có đường, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm có đường và chất béo khác cũng rất lớn. Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, trong năm, người Việt đã tiêu thụ 49,9 nghìn tấn kem trong khi đó thị trường trà sữa của nước ta đã đạt doanh thu 282 triệu USD và dự kiến tăng trưởng 20%/năm… Như vậy, ngoài nước ngọt còn có rất nhiều sản phẩm cung cấp đường khác.
Bên cạnh đó, theo TS. Lưu Minh Đức – đại diện nhóm nghiên cứu – cho biết, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng bảng I/O, nghiên cứu chỉ ra rằng, mức tăng thu thuế gián thu tăng thêm cho ngân sách có thể chỉ đạt 1.975 tỷ đồng thay vì 4.550 tỷ đồng như ước tính của cơ quan soạn thảo bởi tác động của việc nâng thuế dẫn đến tăng giá, giảm sản lượng và giảm doanh thu (dự tính giảm 3.928 tỷ đồng doanh thu riêng đối với ngành sản xuất nước ngọt có đường và ngành mía đường). Đó là chưa kể hàng loạt tác động lan toả đối với tất cả các DN trong chuỗi giá trị theo chiều dọc với các ngành liên quan, như: nguyên liệu, bao bì, vận tải, bán lẻ…
Cụ thể là, theo ước tính của nhóm nghiên cứu, nếu áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt ở mức thuế 10% và mức thuế VAT được giữ nguyên, GDP sẽ giảm khoảng 0,115%, thu nhập từ sản xuất của cả nền kinh tế sẽ giảm 0,14%, thặng dư sản xuất giảm 0,077%, và lao động giảm 0,06-0.08%. Không những vậy, Dự luật thuế có thể gây tác động đến hàng chục ngàn lao động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến 9.000 DN vừa và nhỏ và 1 triệu hộ kinh doanh sản phẩm. Đó là chưa kể đến việc đánh thuế nước giải khát có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337 ngàn hộ gia đình trồng mía.
Hơn thế, việc áp thuế mới với nước giải khát có đường sẽ đưa đến nhu cầu sản phẩm thay thế (sữa, kem, nước trái cây, đồ uống đường phố)… - những sản phẩm cũng chứa đường ở mức độ nào đó.
Ý kiến người trong cuộc và khuyến nghị của CIEM
Buổi công bố báo cáo nghiên cứu của CIEM đã thu hút rất đông đảo người tham gia đóng góp ý kiến đến từ nhiều cơ quan, tổ chức liên quan.
Với tư cách chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long cho rằng, đề xuất áp thuế mới của Bộ Tài chính lần này có phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội nên nhân được sự quan tâm của công chúng, các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội. Tuy nhiên, ông lấy làm tiếc vì sự vắng mặt của đại diện cơ quan soạn thảo để cùng trao đổi, phân tích để đi đến sự thống nhất cao.Ông Long bổ sung, ban soạn thảo cần trả lời câu hỏi tại sao chỉ đặt vấn đề đánh thuế đối với nước giải khát có đường mà không phải là tất cả các thực phẩm, đồ uống có đường để tạo sự công bằng đối với tất cả các sản phẩm tương tự?
Trong khi đó, ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam – phân tích, hiện nay, không chỉ thiếu các quy định cụ thể về hàm lượng đường trong các sản phẩm thực phẩm bao nhiêu thì phù hợp cho nhu cầu của cơ thể con người. Trong khi đó,công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân sử dụng các sản phẩm có đường ở mức bao nhiêu thì đảm bảo sức khoẻ vẫn còn hạn chế. Như vậy, chúng ta không có căn cứ thuyết phục để xây dựng biểu thuế mới. Do đó, đề xuất của ban soạn thảo chưa nhận được sự đồng tình của không chỉ DN mà cả người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Việt: Một chính sách có tác động đến cả một ngành sản xuất... |
Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam phân tích: Một chính sách có tác động đến cả một ngành sản xuất, các DN trong chuỗi sản xuất, phân phối và người tiêu dùng thì cần được xem xét, tính toán thận trọng cả trong ngắn, trung và dài hạn để chính sách đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tán thành, bà Trần Thị Ngọc Bích – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hương Sen (tỉnh Thái Bình) cho rằng, thay vì đánh thuế một cách áp đặt, nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát đầu vào sản xuất các sản phẩm có đường, từ nguyên vật liệu, quy trình sản suất, kiểm định chất lượng… bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể, rõ ràng để DN sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm, đồ uống có đường đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Là Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Bùi Văn Xuyền đánh giá cao nghiên cứu của CIEM và cho rằng, nghiên cứu của CIEM là một tài liệu có giá trị để các đại biểu Quốc hội tham khảo, cân nhắc trước khi cho ý kiến quyết định cuối cùng.
Từ tổng hợp những ý kiến trao đổi, ông Phan Đức Hiếu nêu kiến nghị, thứ nhất, cơ quan soạn thảo nên xây dựng cách tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, tổng hợp hơn. “Chiến lược cải cách thuế có định hướng tách mục tiêu xã hội khỏi mục tiêu chính sách thuế, đây là điều không hợp lý bởi bản chất của bất kỳ chính sách nào của nhà nước cũng đều có tác động kinh tế - xã hội nhất định nên khi tác động đó chưa được đánh giá đầy đủ thì cần được thảo luận và làm giàu thêm thông tin từ các ý kiến phản biện, các nghiên cứu” – ông Hiếu nói và đề xuất thêm, Chính phủ nên giãn, lùi thời hạn hoặc có lộ trình đối với việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường để DN có thời gian xây dựng chiến lược thích ứng, kế hoạch cải tiến sản phẩm trong khi có thể khấu hao dây chuyền công nghệ cũ.
Cũng theo ông Hiếu, Chính phủ có thể đưa ra những biện pháp mang tính thị trường hơn, như: khuyến cáo về dinh dưỡng, yêu cầu dán nhãn phân loại sản phẩm theo lượng đường và hỗ trợ DN giới thiệu và tiếp thị sản phẩm với các chỉ tiêu cụ thể về lượng đường đến người tiêu dùng. Cuối cùng, vị đại diện CIEM cho rằng, chính sách thuế cần quy định cụ thể hơn về mặt hàng chịu thuế vì cách định nghĩa “nước ngọt có đường” là khá chung chung, dễ gây ra cách hiểu khác nhau giữa các DN và cơ quan thuế, tạo ra chi phí hành chính và cạnh tranh không công bằng giữa các DN.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Jemmia Diamond ra mắt BST trang sức 'Vũ khúc thiên phượng' tại UAE
- ·Ngày 30/7: Có 1.670 ca COVID
- ·BST áo dài lấy cảm hứng từ 'Thiếu nữ mùa thu' của họa sĩ Phạm Văn Đôn
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·AI giúp nhà thiết kế thời trang 'làm việc nhanh gấp 100 lần'
- ·Thời tiết ngày 20/8: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông
- ·Lời cảm ơn của Thời báo Tài chính Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Ca sĩ Khang Việt hết mình trong hai liveshow
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Gu thời trang biến hoá đa dạng của Hoa hậu Đào Ái Nhi
- ·21 set đồ đa dạng từ 12 món trang phục
- ·Hội nghị BRICS 2024 thảo luận về kinh tế đa cực và hợp tác toàn cầu
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Thùy Tiên sexy với váy khoét hiểm hóc, Đông Nhi cá tính
- ·Bộ tranh tứ quý nổi bật trong BST Mai Lan Cúc Trúc của NTK Thủy Nguyễn
- ·Ukraine sẽ nhận thất bại nếu Mỹ đưa ra quyết định này
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Từ 25/8, cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác sẽ bị phạt tiền tới 1 triệu đồng