【kết quả bóng đá oman hôm nay】Các nước EU bộc lộ mâu thuẫn trong vấn đề ngân sách hậu Brexit
Những tranh cãi liên quan đến ngân sách là “vấn đề muôn thuở” của EU, nhưng lần này đặc biêt phức tạp hơn với sự ra đi của nước Anh.
Lỗ trống ngân sách mà Anh để lại cho giai đoạn 2021 - 2027 là 75 tỷ euro (81 tỷ USD), nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quả quyết rằng điều này không có nghĩa là EU phải giảm bớt những tham vọng của mình bằng cách cắt giảm chi tiêu.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin phản đối quan điểm này khi cho rằng EU cần phải “thực tế” sau sự ra đi của một trong những nước đóng góp ròng lớn nhất của khối.
Mâu thuẫn giữa các nước EU xoay quanh các vấn đề ngân sách cần tăng thêm bao nhiều, cần điều chỉnh chi ngân sách cho các vấn đề ưu tiên như thế nào và mỗi nước thành viên nên đóng góp bao nhiêu phần trăm trong GDP của mình.
Một vấn đề nhạy cảm nữa là phần ngân sách hoàn lại cho một số nước giàu hơn có nên được duy trì hay không.
Bốn nước nổi tiếng “căn cơ” trong EU là Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển muốn thắt chặt ngân sách và chỉ bù đắp một phần cho lỗ trống mà nước Anh để lại. Cũng như Đức, các nước này cũng muốn giữ nguyên phần ngân sách hoàn lại cho nước mình.
Các nước ở phía Nam và phía Đông châu Âu lại muốn duy trì phần chi cho nước mình để nâng cấp cơ sở vật chất lên ngang tầm với các nước giàu có hơn.
Trong khi đó, những quốc gia nhạy cảm về nông nghiệp như Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan cũng muốn giữ các khoản trợ cấp cho nông dân.
Nghị viện châu Âu (EP) muốn ngân sách dài hạn của EU, hay còn gọi là khung tài chính dài hạn (MFF), tăng lên 1.320 tỷ euro để chi cho các mục tiêu lớn như biến EU thành nền kinh tế trung hòa carbon trong 30 năm nữa. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) lại đặt mục tiêu 1.130 tỷ euro.
Trước hội nghị lần này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đề xuất MFF ở mức 1.090 tỷ euro, giảm chi cho các quỹ gắn kết và trợ cấp nông nghiệp để tài trợ cho các ưu tiên khác.
Tuy nhiên, kế hoạch này của ông Michel không nhận được nhiều sự ủng hộ. EP cho rằng nó quá ít, trong khi Đức xem đó là một “sự thụt lùi”, còn Tây Ban Nha chỉ trích đề xuất nói trên không công nhận vai trò của nông nghiệp trong sự gắn kết của EU.
Nhiều nguồn tin từ EU cho biết những bất đồng quá lớn đến mức hội nghị lần này có thể kết thúc sớm hơn dự kiến và có thể phải cần đến một hay hai hội nghị nữa trong vài tháng tới./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·AEON Việt Nam kích cầu tiêu dùng với đa dạng ưu đãi cuối năm
- ·Vinamilk: Thương hiệu Quốc gia 'đặc biệt' và 'khác biệt'
- ·Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Soi kèo phạt góc Turun Palloseura vs Jaro, 22h30 ngày 14/7
- ·Quốc hội thông qua quy định cải cách cơ chế giá điện, sắp xóa bỏ bù chéo
- ·Quốc hội thông qua quy định cải cách cơ chế giá điện, sắp xóa bỏ bù chéo
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Soi kèo phạt góc Mikkelin Palloilijat vs JaPS, 22h30 ngày 14/7
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Soi kèo phạt góc Turun Palloseura vs Jaro, 22h30 ngày 14/7
- ·Soi kèo phạt góc Hacken vs The New Saints, 0h00 ngày 13/7
- ·Soi kèo phạt góc Mjallby AIF vs IFK Norrkoping, 22h30 ngày 16/7
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào giảm thuế
- ·Soi kèo phạt góc U19 Bồ Đào Nha vs U19 Italia, 2h ngày 17/7
- ·Soi kèo phạt góc Sarpsborg 08 vs HamKam, 22h ngày 16/7
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Hoà Bình xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thu hút đầu tư