【tỉ số vô địch quốc gia đức】Nuôi ước mơ đi học
(CMO) Để chuẩn bị cho năm học mới cũng như phụ giúp gia đình, nhiều trẻ em ở cửa biển Giá Lồng Đèn, ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến đã phải bươn chải mưu sinh sớm so với tuổi.
Dành hết những ngày hè để lam lũ giữa những vạt rừng, trẻ em tại xóm biển Giá Lồng Đèn không chỉ phụ gia đình lo cơm gạo mà còn để dành tiền cho năm học mới. Vất vả nhiều năm nay, ước mơ vui hè đã được thay bằng mưu sinh, cực khổ nhưng có tiền đi học thì trẻ lại cố gắng vào rừng hay bám biển.
Em Lâm Kim Hải Yến, 11 tuổi, bày tỏ: “Vất vả lắm, sáng 5 giờ thức nấu cơm ăn rồi đi tới chiều mới về. Nhiều hôm cũng bán được trên 100 ngàn đồng, có khi cũng có vài chục ngàn. Mẹ cho con heo để bỏ ống đến khi học sẽ đập ra mua quần áo, sách vở. Con sợ nghỉ học, muốn học có nghề gì đó phụ giúp cha mẹ”.
Em Lâm Hải Duyên, 10 tuổi, đi bắt ốc hàng ngày để kiếm tiền đi học. |
Em Lâm Hải Duyên, 10 tuổi, chia sẻ: “Nhiều lúc bị đứt tay do bị cua kẹp, hàu cắt. Cố gắng đi bắt để kiếm tiền mua gạo, mua đồ ăn và mua thuốc cho cha. Con tự kiếm tiền để mua sách, tập. Con không muốn nghỉ học, nghỉ học sẽ dốt, không biết chữ, con muốn cha hết bệnh để lo cho con đi học”.
Câu chuyện về một ngày làm việc bám rừng, bám biển như vậy là những ngày hè chung của gần 20 đứa trẻ còn được đi học tại cửa biển Giá Lồng Đèn. Mưu sinh sớm hơn, lo nghĩ nhiều hơn, trẻ em tại đây cố gắng kiếm thêm một ít chi phí từ rừng, từ biển. Một phần để lo cho gia đình, phần để dành tích luỹ cho năm học mới. Tại đây trẻ em nhà nào cũng vậy, vì nếu các em không cùng lo thì chi phí cho năm học mới sẽ là một gánh nặng với gia đình, có thể làm dở dang con đường đến trường của trẻ.
Trưởng ấp Thuận Tạo Huỳnh Tương Lai nói: “Ở đây các em sống ven biển đi học bằng đò nên phải tích luỹ. Vào năm học mới phải mua quần áo, tập sách, đi đò, tiền ăn nên gia đình các em gặp rất nhiều khó khăn”.
Bà Nguyễn Kim Sâu, mẹ em Lâm Kim Hải Yến và em Lâm Hải Duyên cho biết: “Dù khó khăn nhưng cố gắng lo cho các con đi học, cho các con bỏ ống heo để có tiền cho năm học mới. Giờ cha của các cháu bệnh nên phải đập ống heo để chữa bệnh, vẫn chưa mua được quần áo”.
Chị em Lâm Kim Hải Yến, Lâm Hải Duyên tiền tiết kiệm mấy tháng bỏ hết vào heo đất. Xui rủi cha các em lại mắc căn bệnh lao phổi nên phải đập ống heo, có được mấy trăm ngàn định mua sách vở, nay đưa hết để lo cho cha, sách giáo khoa năm học mới được người quen bán thiếu. Cuối hè 2 đứa trẻ thay vì vui với sổ sách mới thì lại tiếp tục vào rừng. Vài chục ngàn từ con ốc, con cua kiếm được để đường đến trường năm nay không đứt đoạn, dở dang.
Vào lớp 6 là một điều rất bình thường với học sinh nhiều nơi, tuy nhiên tại cửa biển Giá Lồng Đèn đến năm học này mới có 1 em học đến lớp 6, mấy năm trước thì không. Nỗ lực vận động trẻ đến trường dần có hiệu quả, các gia đình quan tâm nhiều hơn đến chuyện học của các em dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn.
Nghề biển bấp bênh, tuy nhiên, trong nhiều năm nay gia đình anh Nguyễn Văn Huyện vẫn cố gắng cho 2 con đến trường. Đặc biệt trong năm học tới, con trai ông là em Nguyễn Định Tường bước vào cấp 2, đây là học sinh đầu tiên tại cửa biển học lên lớp 6. Em Nguyễn Định Tường chia sẻ: "Trường ở Tân Tiến xa nên rất khó khăn đi học. Cha mẹ đóng đáy, đánh lú lo cho con học, con hứa sẽ học tốt”.
Từ cửa biển Giá Lồng Đèn học sinh phải đi đò khoảng 40 phút mới đến điểm trường tiểu học. Riêng với trường THCS thời gian có thể gần 1 tiếng đồng hồ. Trong năm học trước, chi phí cho mỗi ngày đi lại đối với học sinh tại đây là 20 ngàn đồng/lượt đi về. Đường đến trường xa hơn kèm theo đó là chi phí tiền đò tăng cũng trở thành gánh nặng, nỗi lo của các gia đình.
Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết: “Con lên được lớp 6 cũng mừng, nhưng đi lại xa quá, sẽ cố gắng để con không phải nghỉ học giữa chừng".
2 năm học gần đây, Chi đoàn Phòng Thời sự Đài PTTH tỉnh Cà Mau đã phối hợp với địa phương duy trì Chương trình Chuyến đò an toàn cho học sinh tại cửa biển. Từ nguồn kinh phí vận động, mỗi năm hỗ trợ tất cả học sinh cửa biển 50% chi phí tiền đò. Từ đó vơi đi một phần áp lực, động viên các hộ đưa trẻ đến trường ngăn dòng bỏ học. Chính quyền địa phương thường xuyên đến để động viên các gia đình không vì cầu lộ cách trở, kinh tế gia đình khó khăn mà để các em dang dở việc học.
Phó chủ tịch UBND xã Tân Tiến Huỳnh Ngọc Khải cho biết: “Năm học mới xã tiếp tục vận động gia đình tạo điều kiện cho các em, tranh thủ vận động hỗ trợ 1 phần kinh phí để các em học tới nơi tới chốn”.
Năm học mới sắp bắt đầu, học sinh ven biển tiếp tục mót từng con ốc, con cua để tạo nguồn chi phí cho những ngày đến lớp. Dưới gánh mưu sinh là những đôi vai nhỏ và khó khăn chỉ vơi, đường đến trường chỉ có thể bớt chông chênh hơn khi có nhiều sự quan tâm chia sẻ với các em./.
Thành Quốc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·22 đoàn nghị viện tham dự Hội nghị Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái bình dương
- ·Công bố điểm thi quốc gia 2015: Bộ GD
- ·Ông Nguyễn Thiện Nhân: Cấp trên đốt lửa to, cấp dưới đốt nhỏ
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Các địa phương ráo riết chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia
- ·Triển khai quyết định của Ban Bí thư TƯ Đảng về công tác cán bộ
- ·Người dân vui vì '1 tạ ớt bằng 1 chỉ vàng'
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·UFO bất ngờ bay xoẹt qua máy bay Boeing 737
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Cá biển đồng loạt chết ở vùng biển miền Trung
- ·Lo ngại tỉ phú Trump, Chính phủ Mexico thay đại sứ tại Mỹ
- ·Con phạm tội, đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Tuyên bố chung Việt
- ·Bản tin tai nạn giao thông: Quyết liệt giảm tai nạn giao thông
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Tổng Kiểm toán và 2 bí thư tỉnh ủy 'hiến kế' chặn chạy chức quyền