会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh giải scotland】Đề xuất quy định mới quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước!

【bxh giải scotland】Đề xuất quy định mới quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước

时间:2025-01-27 05:33:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:695次
Đề xuất quy định mới quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh minh họa
Đề xuất quy định mới quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh minh họa

Bộ LĐTB&XH cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP, Nghị định số 21/2024/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý đối với công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 53/2016/NĐ-CP đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.

Tuy nhiên, qua thực hiện, cơ chế tiền lương, tiền thưởng hiện hành đang bộc lộ những hạn chế, bất cập: có sự phân biệt giữa DN 100% vốn Nhà nước và DN có cổ phần chi phối của Nhà nước; chính sách tiền lương quy định nguyên tắc chung gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả nhưng chưa có sự phân biệt rõ theo quy mô năng suất và hiệu quả, giữa DN dẫn đến có chênh lệch khá lớn tiền lương, nhất là tiền lương của người quản lý giữa các DN ở ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; tiền lương của người quản lý mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với các chức danh quản lý tương đương trên thị trường nên chưa tạo được động lực cho những người quản lý giỏi; thẩm quyền đánh giá, quyết định mức lương của người quản lý chưa phù hợp, trong đó đại diện chủ sở hữu (Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên) vẫn hưởng lương chung với Ban giám đốc, do DN chi trả, làm giảm tính khách quan, độc lập và hiệu quả trong giám sát, chỉ đạo DN.

Ngày 21/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong DN đã xác định nhiều nội dung cải cách tiền lương đối với DN Nhà nước, trong đó có 5 nội dung (dự kiến thực hiện ngay từ năm 2021 nhưng do tác động bởi đại dịch COVID-19 phải lùi sang thực hiện từ ngày 1/1/2025): Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng thị trường; các DN được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động); Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của DN;

Phân định rõ tiền lương của người đại diện vốn Nhà nước với Ban điều hành, trong đó Ban điều hành hưởng chung quỹ tiền lương với người lao động và có khống chế mức hưởng tối đa của Tổng giám đốc so với mức lương bình quân của người lao động; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương; Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả kinh doanh, sử dụng vốn Nhà nước đối với người đại diện vốn Nhà nước và hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường; Loại trừ chi phí ảnh hưởng khi tính lương đối với DN làm nhiệm vụ bình ổn thị trường; tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích.

Đồng thời, tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương cũng giao Chính phủ thực hiện thí điểm nội dung cải cách tiền lương đối với một số DN trong năm 2020. Theo đó, ngày 17/2/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với 3 tập đoàn, tổng công ty (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) trong thời gian từ năm 2020 - 2024. Kết quả tổng kết thí điểm cho thấy, các nội dung cơ chế tiền lương thí điểm theo Nghị quyết số 27-NQ/TW cơ bản phù hợp, làm cơ sở thực tiễn để thể chế thành quy định chính thức áp dụng chung cho các DN Nhà nước từ năm 2025.

Bên cạnh đó, căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DN Nhà nước, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020) đã quy định DN Nhà nước không chỉ có DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mà bao gồm cả DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, cho nên trong cơ chế tiền lương cần có điều chỉnh nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa hai loại hình DN này.

Từ thực tế trên, để giải quyết những bất cập, hạn chế trong cơ chế tiền lương hiện hành, đồng thời triển khai thực hiện đầy đủ nội dung cải cách tiền lương đối với DN Nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương và Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị thì việc xây dựng Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong DN Nhà nước là rất cần thiết.

Bộ LĐTB&XH đã đề xuất dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong DN Nhà nước gồm 30 Điều, được chia thành 6 Chương kèm theo 1 Phụ lục.

Trong đó, về tiền lương, tiền thưởng của người lao động và Ban điều hành, Bộ LĐTB&XH đề xuất quy định việc xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng mang tính nguyên tắc và giao cho DN xác định, chi trả theo quy chế của DN.

Về phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, theo đề xuất của Bộ LĐTB&XH, DN được lựa chọn xác định quỹ lương thông qua mức tiền lương bình quân (như quy định hiện hành) hoặc đơn giá tiền lương ổn định trong 2 hoặc 3 năm phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất, kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của DN để đảm bảo sự linh hoạt, ổn định cho DN.

Cụ thể, theo dự thảo, Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành được xác định theo những phương pháp sau: 1- Xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân; 2- Xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định.

Dự thảo nêu rõ, tùy theo nhiệm vụ, tính chất ngành nghề, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, DN quyết định lựa chọn phương pháp xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân hoặc xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định.

Đối với DN có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau và có thể tách bạch được các chỉ tiêu lao động, tài chính để tính năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động thì DN lựa chọn phương pháp phù hợp trong 2 phương pháp trên để xác định quỹ tiền lương tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.

Theo dự thảo, DN lựa chọn phương pháp xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định thì phải duy trì áp dụng phương pháp xác định quỹ tiền lương đó trong thời gian DN đã lựa chọn áp dụng đơn giá tiền lương ổn định 2 năm hoặc 3 năm và phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cùng với đơn giá tiền lương ổn định trước khi thực hiện.

Từ ngày 1/7/2024: tăng lương cơ sở cao nhất từ trước tới nay
Cần có thêm các giải pháp để không xảy ra tình trạng “lương tăng, giá cũng tăng”
Khi nào dừng áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng?

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
  • Cận cảnh cuộc sống yên bình tại dự án đáng sống phía Tây Hà Nội
  • Facebook xuất hiện lỗi lạ tại Việt Nam
  • Hà Nội mở tuyến đường dài 9km qua huyện Mê Linh và Đông Anh
  • Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
  • Latvia nhượng lại 200.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam
  • Sáu ca mắc biến thể Omicron ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất viện
  • Hà Nội sắp xây dựng Công viên sinh thái Vĩnh Hưng rộng 15 ha
推荐内容
  • Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
  • Vingroup nâng cấp toàn hệ thống Vinpearl lên chuẩn 5 sao quốc tế
  • Không cách ly tập trung với người về từ TP.HCM đã tiêm 2 mũi vaccine
  • Mua nhà khu vực Tây Hà Nội, cần chú ý những gì?
  • Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
  • TX.Tân Uyên đưa vào hoạt động Trạm Y tế lưu động trong doanh nghiệp thứ 3