【kèo trận】Các nước AU chính thức ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi
Tại đây, các quốc gia AU đã chính thức ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AfCFTA), và xem đây là một bước tiến vì "hòa bình và thịnh vượng ở châu Phi," biến lục địa này trở thành "không gian thương mại lớn nhất thế giới".
Tại phiên khai mạc hội nghị, Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou khẳng định, việc AfCFTA có hiệu lực là sự kiện quan trọng nhất đối với châu Phi kể từ khi thành lập Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) vào năm 1963 và sau đó chuyển thành Liên minh châu Phi ngày nay.
Tại hội nghị, lãnh đạo các nước AU đã thống nhất về công cụ hoạt động của AfCFTA gồm hệ thống thanh toán kỹ thuật số, cổng thông tin giám sát, quy tắc xuất xứ...
Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao cho hay các cuộc đàm phán vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn đang tiếp diễn về kế hoạch triển khai theo lộ trình AfCFTA - một cộng đồng với dân số khoảng 1,2 tỷ người.
Hiện các cuộc thương thảo tập trung vào lịch trình giảm thuế hải quan, mức thuế quan cũng như việc lưu thông hàng hóa nhập khẩu ngoài khối. Dự kiến AfCFTA sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2020.
Ông Chiedu Osakwe, nhà đàm phán chính của Nigeria, nhấn mạnh tự do hóa thương mại phải phù hợp với việc cải cách cơ cấu nội bộ. Không một quốc gia nào có thể tự do hóa mọi thứ ngay lập tức. Vì thế, quá trình này sẽ kéo dài trong vài năm.
Trong khi đó, bà Cristina Chatima - Vụ trưởng Thương mại thuộc Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch Malawi cho hay các nước phát triển kém hơn cần 10 năm để loại bỏ thuế quan, thậm chí nhóm 6 nước kém phát triển nhất, gồm cả Niger và Malawi, cần tới 15 năm để chuẩn bị.
AU ước tính AfCFTA sẽ gia tăng thương mại nội khối châu Phi lên gần 60% vào năm 2022 và thúc đẩy sự phát triển của tất cả các nền kinh tế châu lục. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thiếu các nền kinh tế bổ sung hay hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhỏ trong nước.
Với việc 4 quốc gia mới chính thức thông báo vào sáng 7/7 về việc tham gia AfCFTA, trong đó có Nigeria - nền kinh tế lớn nhất châu Phi, tổng số thành viên của thị trường chung này được nâng lên con số 54/55 quốc gia thành viên AU.
Hiện đã có 27 quốc gia phê chuẩn AfCFTA. Hiện chỉ còn duy nhất Eritrea chưa tham gia AfCFTA, dù quốc gia này tuyên bố "đã sẵn sàng." Dự kiến, AfCFTA sẽ đặt trụ sở chính tại thủ đô Accra của Ghana.
Theo kế hoạch, nhiều vấn đề khác cũng được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh AU lần này, như cuộc chiến chống khủng bố, tình hình ở Libya và Sudan, hay vấn đề di cư./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội
- ·Xử lý trường hợp Hải quan và DN không thống nhất kết quả giám định hàng hóa
- ·Chủ tịch Hồ Chí Minh với Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Giảm lãi suất
- ·Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết
- ·Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Đề ra giải pháp quan trọng, thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và Điều lệ Đảng
- ·Chứng khoán hôm nay (22/3): VN
- ·Hải quan Hải Phòng phấn đấu thu 59.000 tỷ đồng
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Tạm giữ 24 ô tô liên quan đến nồng độ cồn và phát hiện 2 vụ ma túy
- ·Trộm xe SH mang về phòng trọ cất giấu thì bị bắt
- ·Thị trường chứng khoán, bất động sản sẽ có sự khởi sắc nhất định sau khi lãi suất giảm
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·TP. Huế sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương