【gol gohar】Chính phủ sẽ sớm có lộ trình cải cách tiền lương
Thời gian tới,ủsẽsớmclộtrnhcảicchtiềnlươgol gohar Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Theo đó, sớm trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII.
Đó là một trong nhiều nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới được Phó thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái thông tin trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, khi trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 sáng 22/5.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Những tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.
Lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy
Những tháng đầu năm 2023, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, bình quân 4 tháng tăng 3,84%.
Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, trong đó lãi suất cho vay bình quân giảm 0,7% so với cuối năm 2022; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được bảo đảm; thanh toán không dùng tiền mặt đạt kết quả tích cực.
Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế trong khó khăn. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phục hồi trong tháng 4; tăng 3,6% so với tháng 3 và tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%; thu hút 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá và dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và thời gian tới...
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Lê Minh Khái thẳng thắn chỉ rõ, tăng trưởng GDP quý I năm 2023 (đạt 3,32%) thấp hơn cùng kỳ (5,03%); trong đó nhiều địa phương sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí có địa phương tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đáng chú ý, các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp; nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng. Thu ngân sách nhà nước có xu hướng giảm; vốn FDI đăng ký mới giảm; tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng...
Đặc biệt, xuất hiện tình trạng người lao động mất việc làm tại một số địa phương, khu công nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao; số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo...
Các đại biểu dự phiên họp.
Nguyên nhân của tình trạng trên được chỉ ra chủ yếu là do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, vượt dự báo, gây khó khăn, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo, điều hành. Nền kinh tế có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao nên chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài.
"Những tồn tại, yếu kém nội tại nền kinh tế kéo dài từ lâu đến nay mới dần bộc lộ rõ trong điều kiện khó khăn, nhất là các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém", Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói.
Sớm trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương
Thời gian tới, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm. Do đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ xác định một số nhiệm vụ trọng tâm.
Đó là, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nắm chắc tình hình, tăng cường phân tích, dự báo, kịp thời đưa ra chính sách phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ về chiến lược, chuyển trạng thái đột ngột. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung cho các động lực tăng trưởng (về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu); tận dụng tốt các cơ hội và tạo không gian phát triển mới.
Đồng thời, thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Điều hành tỷ giá, lãi suất linh hoạt, phù hợp; tập trung chỉ đạo hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay; triển khai hiệu quả gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, tập trung tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao đạo đức công vụ; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Cụ thể sẽ sớm trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII. Khẩn trương hoàn thiện cơ chế về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; xử lý nghiêm cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố để đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%...
Bộ Nội vụ đang đề xuất xây dựng các phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Đó là:
- Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp;
- Mở rộng quan hệ tiền lương;
- Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp;
- Bổ sung quỹ tiền thưởng; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo (tiếp tục điều chỉnh mức lương thấp nhất để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mức lương thấp nhất cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 27); dự toán nguồn kinh phí, kế hoạch nhiệm vụ đối với các Bộ, cơ quan liên quan.
P.B.T (theo QĐND)
(责任编辑:La liga)
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Phát triển Việt Nam: Tầm nhìn, đổi mới và khát vọng năm 2030
- ·iPhone đồ cổ được rao bán với mức giá kỉ lục
- ·Apple công bố sự kiện WWDC 2023: Liệu có ra mắt iOS 17 và MacBook Air 15 inch?
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Quảng Ngãi xây dựng quy hoạch các Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ tại Dung Quất
- ·Bãi bỏ 7 thông tư trong lĩnh vực đầu tư công từ 25/2/2024
- ·Người dùng Twitter bình chọn để Elon Musk từ chức
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Thêm 9 dự án với hơn 2.200 tỷ đồng đầu tư vào Hải Dương
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Trao hỗ trợ gạo cho người nghèo, khó khăn
- ·Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông 850 tỷ
- ·Việt Nam tiếp tục mang đến nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Bộ Giao thông Vận tải duyệt Dự án cao tốc Mỹ An
- ·Triển khai nhiệm vụ của Ban bầu cửđại biểu Quốc hộisố 01
- ·Renault đàm phán giảm bớt 5,9 tỷ USD cổ phần tại Nissan
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân