会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo plus】Tự chủ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để “hạ nhiệt” nhập khẩu!

【soi kèo plus】Tự chủ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để “hạ nhiệt” nhập khẩu

时间:2025-01-25 04:38:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:594次
Bài 1: Phụ thuộc 70% nguyên liệu nhập khẩu và hệ lụy
Điều chỉnh chính sách để giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Việt Nam cần chú trọng phát triển ngô chất lượng cao, ngô biến đổi gen cho năng suất vượt trội nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 	Ảnh: N.Thanh
Việt Nam cần chú trọng phát triển ngô chất lượng cao, ngô biến đổi gen cho năng suất vượt trội nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ảnh: N.Thanh

Giá thức ăn chăn nuôi tăng 17 lần

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch NK nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi trong 9 tháng năm 2022 đạt gần 4,07 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trước đó, năm 2021, Việt Nam cũng đã chi tới gần 5 tỷ USD để NK nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi.

Đáng chú ý, giá nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng với khâu vận chuyển bị đứt gãy do dịch Covid-19 và chiến sự Nga – Ukraine đã khiến giá thành trong nước tăng mạnh thời gian dài. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) thông tin: tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Mọi chi phí sản xuất tăng lên, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, có thời điểm giảm dưới giá thành sản xuất. Hậu quả là không ít hộ chăn nuôi bị thua lỗ, thậm chí phải "treo chuồng".

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: Hà Nội có đàn gia cầm khoảng 37-39 triệu con, đàn lợn 1,5 triệu con, đàn trâu bò 164.000 con. 2 năm qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục khiến người chăn nuôi không tính toán được đầu vào, đầu ra, khá bị động. Ở thời điểm trước mắt, ông Sơn cho rằng, việc nhiều nông hộ tận dụng, phối trộn thức ăn là một giải pháp hiệu quả giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, việc phối trộn, tận dụng này chỉ phù hợp với chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ và vừa, còn chăn nuôi công nghệ cao là rất khó.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi phân tích: trong hệ thống chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, chiếm tới 65 – 70% chi phí sản xuất. Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, có công nghệ sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cho hệ thống sản xuất mới là quan trọng. Năm 2021, sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần sử dụng lên đến 33 triệu tấn, trong đó 65% phụ thuộc NK. Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, việc phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào NK.

Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, cần chuyển đổi một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây thức ăn chăn nuôi, trong đó có ngô (ngô hạt và ngô sinh khối). Tuy nhiên, để làm được điều này phải có chính sách thu gom, tích tụ ruộng đất; tạo điều kiện cho các DN thuê đất, liên kết với nông dân phát triển vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi.

Trợ lực phát triển nguồn nguyên liệu nội địa

Theo ông Tống Xuân Chinh, thời gian tới Việt Nam cũng cần chú trọng phát triển ngô chất lượng cao, ngô biến đổi gen cho năng suất vượt trội nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Làm rõ một trong những khía cạnh khó khăn nổi cộm trong phát triển sản xuất ngô tại Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc ngành hạt giống, Công ty Syngenta Việt Nam đánh giá: đó là bởi diện tích canh tác nhỏ. Ví dụ, vùng Tây Bắc diện tích canh tác bình quân chỉ 1 – 2 ha/hộ, một số ít hộ có 5 ha. Diện tích nhỏ khiến sản xuất hàng hóa tập trung rất khó khăn.

Syngenta đang phối hợp với một số đơn vị, DN có nhu cầu lớn về thức ăn chăn nuôi như TH true milk, Vinamilk, Dalat Milk phát triển vùng nguyên liệu ngô sinh khối. Các DN này yêu cầu cao về sản lượng, chất lượng ngô sinh khối. Bên cạnh đó, Syngenta cũng kết hợp với một số đơn vị thu mua ngô sinh khối, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung; điển hình như ở Đồng Nai, Nghệ An,… đang có nhiều DN thu mua lượng ngô lớn và là vùng trọng điểm về ngô sinh khối. “Suốt thời gian dài, Việt Nam nhập ngô với giá thấp hơn giá thành sản xuất trong nước. Thời gian tới, Việt Nam nên áp dụng công nghệ để từng bước nâng cao năng suất ngô, bởi nếu nâng cao năng suất, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được”, ông Cường nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Hải quan, hiện nay, Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trong đó có nội dung hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Liên quan tới vấn đề này, ông Tống Xuân Chinh cho biết: hiện tại, dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện; dự kiến trình Chính phủ xem xét, phê duyệt cuối năm nay. Trong dự thảo Nghị định đề cập một số điểm rất quan trọng về mặt hỗ trợ, phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Điển hình như, đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã khi tham gia sản xuất các vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí cho cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu, không vượt quá 2 tỷ đồng cho 1 dự án. Cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu là xây dựng đường giao thông nội vùng vận chuyển nguyên liệu đầu vào cũng như hệ thống thủy lợi, điện, khu vực tập kết nguyên liệu...

Bên cạnh đó, nếu các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia vào vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ được hỗ trợ mua các loại giống mới, đặc biệt là giống có năng suất, chất lượng cao sẽ được hỗ trợ khoảng 50%, tối đa 100 triệu đồng. Khi đầu tư vào vùng nguyên liệu, điều khó khăn nhất là làm sao có diện tích lớn để cơ giới hóa đồng bộ. Chính sách sẽ hỗ trợ 50% chi phí để thu gom đất nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng nguyên liệu thực ăn chăn nuôi, hỗ trợ cho mỗi dự án không quá 1 tỷ đồng.

“Một chính sách nữa rất quan trọng phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp là hỗ trợ cho các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo đó, các DN có dự án nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 50%, tối đa không quá 2 tỷ đồng cho 1 dự án”, ông Chinh nói.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
  • Tập huấn về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
  • "3 giây để thông báo kết quả khai báo cho doanh nghiệp"
  • Quyên góp hơn 54 triệu đồng trong buổi hòa nhạc ở Bến Xuân
  • Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
  • Dừng làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
  • Cổ ngân hàng vực chỉ số
  • Giới thiệu về niêm phong hải quan điện tử
推荐内容
  • Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
  • Lưu Quang Vũ 30 năm & mãi mãi…
  • Liên tiếp 3 công ty bị phạt do chậm công bố thông tin
  • Kết quả bóng đá hôm nay 19/5
  • Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
  • Huế lung linh qua những thước phim