【ti so leipzig】Các điểm nóng xung đột sẽ ra sao sau khi ông Trump đắc cử?
Sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump sẽ làm thay đổi đáng kể tiến trình các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông và châu Âu.
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024,ácđiểmnóngxungđộtsẽrasaosaukhiôngTrumpđắccửti so leipzig với sự trở lại của ông Donald Trump, dự kiến sẽ tác động đến 2 cuộc xung đột lớn của Israel và Ukraine. Từ trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Trump cũng đã bày tỏ rõ quan điểm với hai cuộc xung đột này.
Tại Israel
Tại Israel, giới lãnh đạo cánh hữu của đất nước này rất phấn khích trước sự trở lại của ông Donald Trump. Tuy nhiên, hiện nay, một số người vẫn lo ngại rằng chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sẽ gia tăng áp lực trong những ngày cuối cùng tại nhiệm.
Thành công của ông Trump đã lan tỏa khắp thế giới Ả Rập. Trong khi phần lớn đồng minh của Mỹ tại khu vực này cảm thấy hài lòng với kết quả này thì một số nhà quan sát lo ngại sự trở lại của ông Trump có thể khiến Israel tiếp tục leo thang xung đột vốn đã lan rộng.
Chính quyền ông Biden đã triển khai nhiều nỗ lực giải quyết xung đột ở Trung Đông, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đạt được thoả thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas cũng như một thoả thuận đảm bảo việc trao trả con tin.
Trong khi đó, ông Trump cũng kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Dù vậy, Tổng thống đắc cử Mỹ vẫn chưa chia sẻ kế hoạch cụ thể mà ông có thể giúp đẩy nhanh điều đó như thế nào. Ông cũng đã nói trong chiến dịch rằng ông sẽ ủng hộ những gì ông mô tả là "quyền giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố" của Israel.
Thủ tướng Netanyahu có thể tìm cách chấm dứt cuộc tấn công của Israel ở Gaza vào đầu nhiệm kỳ của ông Trump, điều đó sẽ mang lại cho đảng Cộng hòa một chiến thắng ngoại giao nhanh chóng.
"Không ai ở Israel muốn bà Kamala Harris lên nắm quyền. Không ai tin tưởng bà ấy ở đây",một quan chức Israel cho biết.
Fawaz Gerges, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London, cho biết Thủ tướng Netanyahu là một trong những đồng minh thân thiết của ông Trump. Theo đó, chiến thắng của ông Trump sẽ có lợi hơn đối với Thủ tướng Israel.
Giáo sư Gerges lo ngại dưới thời ông Trump, Washington, vốn đã là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Israel, sẽ "trao cho ông Netanyahu bất cứ thứ gì ông ấy muốn, bao gồm tấm thẻ tiếp tục cuộc chiến ở Gaza và Lebanon, cũng như Iran". Theo Dự án Chi phí Chiến tranh của Đại học Brown, chi tiêu của Mỹ cho các hoạt động quân sự của Israel lên tới hơn 17,9 tỷ USD từ ngày 7/10/2023 đến ngày 30/9/2024.
Bất chấp những lo ngại đó, ông Gerges cho biết nhìn chung ở thế giới Ả Rập, "ai giành chiến thắng ở Nhà Trắng" không quan trọng vì "chính sách đối ngoại của Mỹ về mặt lịch sử gắn chặt với Israel".
Đối với Ukraine
Về vấn đề Ukraine, ông Trump cho biết ông có thể giải quyết cuộc xung đột này trước khi nhậm chức. Nhiều người cho rằng, một thoả thuận hoà bình giữa Nga – Ukraine do Mỹ kiến tạo sẽ bao gồm những yêu cầu nhượng bộ mà Kiev từ lâu tuyên bố “không chấp nhận được”.
Bày tỏ quan điểm về xung đột, ông Trump công khai ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới là người sai khi bắt đầu cuộc chiến. Đồng thời, ông Trump cho biết ông sẽ từ chối viện trợ thêm cho Kiev.
Theo ông Maksym Kostetskyi, người đứng đầu Trung tâm hoạch định chính sách, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Kive, chiến lược của ông Trump có thể là ông sẽ tìm cách “xoa dịu” Nga.
"Tôi sợ rằng điều đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến xã hội Ukraine",ông nói, nhấn mạnh rằng việc tiến hành các cuộc đàm phán khi Nga đang tấn công Ukraine là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Tuy nhiên, ông Zelensky công khai hoan nghênh chiến thắng của Trump, nói rằng ông mong đợi "kỷ nguyên của Mỹ hùng mạnh dưới sự lãnh đạo quyết đoán của Tổng thống Trump".
Mỹ phê duyệt 175 tỷ USD viện trợ cho Ukraine, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/ 2022. Nếu ông Trump đảo ngược sự hỗ trợ này, năng lực phòng thủ của Ukraine sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, Kiev cũng có thể sẽ phải nhượng bộ nhiều vấn đề bao gồm việc Nga sáp nhập nhiều khu vực của Ukraine vào lãnh thổ cũng như cam kết không gia nhập NATO.
Các quan chứ Nga cho biết Moskva đang mong đợi những thay đổi của Mỹ dưới thời ông Donald Trump.
Tuy nhiên, nếu Ukraine thua trong cuộc xung đột này, câu hỏi đặt ra có thể sẽ là: Liệu ông Trump có tôn trọng lời hứa cốt lõi của NATO rằng nếu một thành viên bị tấn công, các thành viên khác dự kiến sẽ hỗ trợ NATO không? Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump gợi ý rằng ông sẽ không làm như vậy và điều này sẽ làm suy yếu toàn bộ mục đích của liên minh.
Trên thực tế, trong nhiều tháng, Ukraine chỉ trích những hạn chế của Mỹ đối với nước này.
"Chiến thắng của ông Trump đồng nghĩa với những rủi ro và cơ hội lớn", ông Kostetskyi, thuộc nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Kiev, đánh giá. "Chỉ có thời gian mới có thể cho thấy mọi việc sẽ đi tới đâu”.
Kông Anh(Nguồn: NBC )(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Tranh Picasso cũng 'mua 1 tặng 1'
- ·Vui trung thu ở các bảo tàng tại Hà Nội
- ·Nghệ sĩ Việt Nam diễn Hamlet ở Singapore
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Chặng đường đáng tự hào của Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng
- ·Các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ nộp đơn vay 5,4 tỷ USD từ gói cứu trợ
- ·G20 cam kết bình ổn thị trường dầu mỏ
- ·PM to visit Laos, co
- ·Chương trình nghệ thuật đầy sắc màu khép lại Festival Huế 2016
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·NASA phóng hai vệ tinh để thăm dò vành đai bức xạ
- ·Dù Best Buy hạ giá, MacBook Pro mới vẫn... “cắt cổ”
- ·Mỹ thâm hụt ngân sách kỷ lục, gần 2.000 tỷ USD
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Đức có thể thất thu thuế gần 119 tỷ euro trong năm 2020 do COVID
- ·Chu Văn Quềnh trở lại sân khấu sau thời gian bệnh nặng
- ·Hiện đại hoá thu ngân sách Nhà nước đã “phủ sóng" cả nước
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Lại phát hiện sai phạm ở chùa Trăm Gian