【kqbđ laliga】Triển khai nhiệm vụ tài chính
Báo cáo tại hội nghị,ểnkhainhiệmvụtàichíkqbđ laliga Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt, cụ thể có hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động đề xuất, tập trung phấn đấu thực hiện đầy đủ và đồng bộ các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, tổ chức điều hành thu - chi ngân sách chặt chẽ, góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Quyết liệt điều hành ngân sách
Kết quả thu ngân sách Nhà nước đạt được năm 2014 khá tích cực. Tính đến hết ngày 22-12, tổng thu ngân sách Nhà nước là 831,19 nghìn tỷ đồng, đạt 106,2% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt 105% dự toán; thu từ dầu thô đạt 118,4% dự toán; thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 104,5% dự toán. Ước tính cả năm thu ngân sách Nhà nước đảm bảo mức đánh giá đã báo cáo Quốc hội là 846,4 nghìn tỷ đồng. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao.
Công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm; nâng cao hiệu quả; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành và địa phương tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản được giao chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
Bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội đã quyết định 5,3% GDP.
Bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát
Quán triệt chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiếu yếu (như: điện, than, xăng dầu, sữa, dịch vụ công) theo lộ trình, Bộ Tài chính đã đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12-2013 tăng khoảng 2%.
Trong năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản nhằm thực hiện các giải pháp quản lý, bình ổn giá (Quyết định số 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi; Công văn số 308/BTC-QLG về tăng cường điều hành giá ở 19 địa phương năm 2013 có mức tăng giá lớn...); trình Chính phủ để ban hành Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có giải pháp, lộ trình điều chỉnh giá, phí dịch vụ công theo hướng từng bước tính đủ các chi phí.
Các công tác công khai, minh bạch thông tin về giá; thanh tra, kiểm tra; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá hoặc sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch chi từ ngân sách Nhà nước cũng được tăng cường.
Trong đó, Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và giá tại 5 doanh nghiệp sữa; kiểm tra chấp hành pháp luật về giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại một số doanh nghiệp kinh doanh gas; kiểm tra giá thành sản xuất than tại Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam; phối hợp với Bộ Công thương kiểm tra về giá thành sản xuất điện; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra giá cước vận tải và tác động của việc giảm giá xăng dầu đến giá thành và việc giảm giá cước vận tải tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hữu Linh.
8 nhiệm vụ trọng tâm 2015
Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2015. Trong đó tập trung vào 8 nội dung lớn.
Một là,tập trung quyết liệt công tác thu ngân sách Nhà nước, quyết tâm phấn đấu tăng thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu để bù đắp số giảm thu về dầu thô.
Hai là,quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí cả trong chi thường xuyên và đầu tư; từng bước cơ cấu lại chi NSNN; xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực; rà soát lại các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án và các chính sách chi ngân sách để đảm bảo thiết thực, tránh dàn trải, trùng lặp, không hiệu quả; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
Ba là,tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo khả năng trả nợ.
Bốn là,quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại hình thị trường.
Năm là,tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Sáu là,đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công.
Bảy là,tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tám là,tập trung triển khai xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm giai đoạn 2016-2020.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·“Thế gian Sư” và ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam
- ·Nguyễn Thị Oanh chinh phục đường chạy 42km ở Hà Nội
- ·TCH: Vợ Chủ tịch Hội đồng quản trị đăng ký mua 18 triệu cổ phiếu
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Deputy Prime Minister visits New Zealand
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tăng điểm trở lại sau phiên giảm sâu
- ·Tăng trưởng chỉ số vốn hóa các công ty niêm yết của Việt Nam vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·FPT 8 năm liền lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Thành lập bốn đội thuộc Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh Hà Nội
- ·Hoàn tất nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về Luật Thuế XNK
- ·Lời nói dối yêu thương
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·AMV thông qua phương án phát hành gần 38 triệu cổ phiếu
- ·Kết quả bóng đá Đà Nẵng 1
- ·Thừa Thiên Huế: Không làm chủ tay lái, tài xế đâm gãy trụ bơm cây xăng gây hoả hoạn
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Chứng khoán tuần: Thanh khoản bùng nổ