会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo phap】Nhớ chuyện về 2 ông “Ba...”!

【keo phap】Nhớ chuyện về 2 ông “Ba...”

时间:2025-01-26 05:14:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:433次

Báo Cà Mau(CMO) 10 năm qua, cứ gần đến ngày lễ 30/4 là tôi lại lò dò kiểm lại trong đầu danh sách các đồng chí lão thành cách mạng từng tham gia sự kiện giải phóng và tiếp quản thị xã Cà Mau.

Có những cô chú thấy mình cứ “đến hẹn lại lên” thì nói rằng: “Năm nào bây cũng hỏi nhiêu, mà câu trả lời cũng có nhiêu đó. Lịch sử mà, đâu nói khác được. Cô chú cũng lớn tuổi, trí nhớ năm sau có khi tệ hơn năm trước, bây cứ ghi lại kỹ một lần rồi xài dài dài”. Năm nay, tôi bần thần khi nhận ra, nhiều cô chú, những người đã làm nên ngày toàn thắng của bán đảo Cà Mau đã không còn nữa. Khoảnh khắc lặng ngắm sự phát triển của quê hương trong những ngày kỷ niệm 44 năm hoàn toàn giải phóng, có chút gì đó bùi ngùi, tiếc nhớ…

Cách đây 4 năm, đúng dịp 40 năm kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, báo Cà Mau có đăng tải bài viết về quá trình giải phóng, tiếp quản thị xã Cà Mau của một cộng tác viên. Cố Phó bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồng Cơ (Ba Báu) khi đó đã gần 90 tuổi, chỉ mặc quần đùi, giữa trưa lội bộ từ nhà (đường Trần Hưng Đạo) sang nhà Đại tá Lê Trung Tính (Tám Tính, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn U Minh 2 thời điểm năm 1975, sau này là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, hiện ngụ tại đường Hùng Vương) để bàn thêm các chi tiết không đúng có trong nội dung bài báo này.

 Ông Ba Báu khẳng định, nhân vật trong bài viết này chỉ ở cấp độ cán bộ tiểu đoàn, các thông tin nhiều chỗ không chính xác, có chỗ đề cao chủ nghĩa cá nhân. Ông Tám Tính cũng đồng quan điểm với ông Ba Báu, nhân vật cung cấp thông tin này không đáng tin cậy, bởi vị trí công tác và nhiệm vụ được phân công chỉ ở mức độ của tiểu đoàn. Ngay sau đó, ông Ba Báu có ý kiến với nhiều đồng chí lão thành cách mạng, cả các đồng chí lãnh đạo tỉnh để có hướng khắc phục kịp thời.

Sau đó, tôi tháp tùng Nhà báo Nguyễn Chiến, khi đó là Phó tổng biên tập (hiện đang là Tổng biên tập báo Cà Mau) sang nhà ông Ba Báu để ghi lại diễn biến của sự kiện giải phóng và tiếp quản thị xã Cà Mau. Khi đó, đồng chí Nguyễn Hồng Cơ trí tuệ minh mẫn, nhớ rất kỹ các chi tiết, chỉ có điều đã nghe hơi kém. Tôi phải ghi các câu hỏi ra giấy, và cứ thế ông Ba nói một mạch, hầu như không vấp chỗ nào. Ý kiến của ông Ba là phải có bài viết đính chính, phản hồi và làm việc với tác giả của bài viết trước đó để trả lại sự thật của lịch sử.

Vậy rồi bài báo “Sự thật và lịch sử không bao giờ thay đổi” được đăng tải ngay sau buổi nói chuyện ấy đã được biếu tận tay ông Ba. Cũng trong bài báo này, chúng tôi kịp ghi lại một số câu chuyện ít người biết về những giây phút trọng đại của quê hương Cà Mau, thời điểm cận kề giải phóng.

Ông Đoàn Thanh Vị (mặc áo đen) cùng ông Lê Đức Thọ (người ngồi trước), Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương trong chuyến về thăm tỉnh Minh Hải những năm đầu giải phóng.  Ảnh tư liệu

Tối 30/4/1975, Tỉnh trưởng Nhan Nhựt Chương gọi điện xin hàng, sáng 1/5 hẹn gặp tại Hãng nước mắm Việt Hương, Phường 4. Ông Ba Báu khi đó thuật lại: “Xe của địch chạy vừa qua dốc Cầu Quay thì đồng thời chiếc “đầm già” - L19 chở Nhan Nhựt Chương bỏ trốn đột ngột vụt lên phía sân bay”.

Cũng ngay đó, tên Tỉnh phó, Tham mưu trưởng đã ra đón tiếp và làm việc với các đồng chí Bùi Hữu Mi, Nguyễn Hồng Cơ. Sau đó, các mũi chủ lực của ta, mũi phía Bắc đã tiến đến các vị trí trọng yếu. Buổi họp giữa ta và địch thành phần gồm các đồng chí chỉ huy chiến dịch của ta và rất đông sĩ quan nguỵ. Cán bộ cấp tiểu đoàn không ai có mặt vì phải bảo đảm tác chiến tại đơn vị mình.

Hôm đó trời đổ mưa lớn. Khi ngồi cạnh nhau trò chuyện, sĩ quan nguỵ tên Nguyễn Mộng Tưởng, gia đình ở miền Trung, thổ lộ: “Ở quê tôi còn một mảnh vườn nhỏ, chắc sau này tôi về lại đó sinh sống”. Tên Tỉnh phó, Tham mưu trưởng thì nói: “Từ nhỏ tôi theo con đường binh nghiệp, không có tấc đất, không nhà, giờ không biết về đâu!”.

Sau đó, tên Tỉnh phó về dinh thự của mình, phía ta khéo léo cử đồng chí Bảy Khế, tức Mai Thanh Ân, theo “bảo vệ” với 1 tiểu đội. Cũng vì tài ăn nói, ông Bảy Khế được tên Tỉnh phó tặng một khẩu rulo báng ngà voi. Khi đưa súng, tên Tỉnh phó nói: “Lúc nãy tôi chưa bàn giao khẩu súng này là vì chưa biết rõ thái độ của các ông. Nếu có chuyện gì tôi sẽ dùng khẩu súng này tự kết liễu”.

Cũng khi trời mưa, đồng chí Bảy Nông, tức Nguyễn Minh Đức, Bí thư Tỉnh uỷ, thấy một chiếc xe. Ông nóng lòng chờ tin ở phía Bạc Liêu. Ông đi ngay. Sau này mới biết, ông và đồng chí Ba Vị (Đoàn Thanh Vị) gặp nhau tại Bạc Liêu trong niềm vui chiến thắng. Ban chỉ huy chiến dịch giải phóng và tiếp quản thị xã Cà Mau đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Còn tại Bạc Liêu, cuộc đàm phán ngày 30/4/1975 giữa ta và đại diện phía địch, Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp đã diễn ra tốt đẹp ngoài sự mong đợi. Bạc Liêu hoàn toàn giải phóng mà không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu. Ông Đoàn Thanh Vị, người con của đồng đất U Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu khi ấy còn được tên Tỉnh trưởng Bạc Liêu mời ăn một bữa cơm toàn thắng với món canh bồn bồn nấu với cá rô.

Về sau này, trong hồi ký “Nhớ mùa Đồng Khởi”, ông Ba Vị có viết về thời khắc ấy: “Khi tiếp quản Bạc Liêu, tôi phát biểu và dặn các sĩ quan, binh sĩ bàn giao vũ khí, kho tàng, tài liệu, ngân khố… cho nghiêm chỉnh, trình diện đúng ngày giờ, đi lại phải có giấy tờ của Uỷ ban quân quản, khi có lệnh phải tập trung đầy đủ. Nói xong tôi bước ra hội trường. Tên Trung tá Đôn chạy lại nói với tôi: Thưa ông! Trong tay tôi còn mười ba ngàn quân, thua như thế này nhục quá, xin ông thông cảm cho. Tôi nói: Ông Đôn, đến bây giờ ông chưa hiểu vinh, nhục như thế nào sao, nhục là dân tộc ta nô lệ ngoại bang, vinh là dân tộc ta nay được giải phóng, trong đó có ông và thân nhân gia đình ông. Tôi nói và nhìn thẳng vào mắt của Trung tá Đôn, cố truyền vào con người này sự nhận thức mới. Khi bước về dinh Tỉnh trưởng, Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp, Tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu rụt rè bước đến: “Thưa ông, tôi lái xe cùng ông đi về chỗ tôi”.

Nhớ có lần qua gặp, phỏng vấn ông Ba Vị, lúc này sức khoẻ còn tốt, mỗi buổi sáng vẫn lai rai vài ly rượu đế, có khách thì uống nhiều hơn chút đỉnh. Anh em phóng viên muốn ông Ba Vị “mở miệng” thì không cách nào khác là uống cùng ông. Phong thái điềm đạm, giọng nói từ tốn, chậm rãi, đôi mắt xa xăm, gương mặt hiền hậu. Nhìn ông, chắc ít ai mường tượng ra một vị Bí thư Tỉnh uỷ đã lãnh đạo, chỉ huy giải phóng thị xã Bạc Liêu một cách thần tốc, trọn vẹn.

Vậy là trong 2 ngày 30/4 và 1/5 năm 1975, Bạc Liêu và Cà Mau đã hoàn toàn giải phóng, hoà chung với khí thế cả nước, bước sang một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới: Kỷ nguyên của hoà bình, độc lập, phát triển. Giờ đây, khi tôi ngồi viết những dòng này, cả ông Ba Báu và ông Ba Vị đều đã thành người thiên cổ. Tuy nhiên, hình ảnh, sự nghiệp cách mạng, những cống hiến to lớn của các ông vẫn là tài sản quý báu mà quê hương, đất nước và những thế hệ tiếp sau như chúng tôi đời đời ghi nhớ./.

Phạm Quốc Rin

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
  • TPHCM: Người dân hào hứng vì thông xe 500m đầu tiên của con đường 4.800 tỷ đồng
  • Khởi tố 10 bị can trong vụ Chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị lừa hơn 170 tỷ đồng
  • Ghép gan thành công cho bé gái mắc hội chứng 'Budd Chiari' hiếm gặp
  • Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
  • Lời khai của cặp vợ chồng đánh cô gái 22 tuổi gãy 8 xương sườn ở TP Thủ Đức
  • Ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư trong phiên tòa sắp tới
  • Nổ bồn chứa bụi gỗ trong công ty ở Bình Dương, 9 công nhân bị bỏng
推荐内容
  • Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
  • Bộ trưởng Lương Tam Quang gửi thư khen công an lao xuống dòng nước lũ cứu người
  • Món quà đặc biệt tặng người đàn ông cứu bé gái khỏi điểm sạt lở ở Hà Giang
  • Nghệ An tổ chức 6.800 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong 6 tháng đầu năm
  • Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
  • Vụ cô gái ở Hà Nội bị sát hại bằng súng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'