【kq bayer leverkusen】Giá dầu thô khởi sắc, kéo lại sắc xanh cho chứng khoán
Sau phiên giảm mạnh trước đó, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần khi giá dầu thô tăng vọt sau khi OPEC chỉ quyết định tăng sản lượng khiêm tốn trong cuộc họp vừa diễn ra tại Áo. Dù vậy, đà tăng vẫn còn khiêm tốn, thậm chí Nasdaq tiếp tục giảm do nỗi lo sợ về chiến tranh thương mại vẫn còn với nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 22/6, chỉ số Dow Jones tăng 119,19 điểm (+0,49%), lên 24.580,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,12 điểm (+0,19%), lên 2.754,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,14 điểm (-0,26%), xuống 7.692,82 điểm.
Dù hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall vẫn không tránh khỏi tuần giảm điểm, thậm chí còn có tuần giảm mạnh nhất trong 3 tháng do lo ngại về cuộc chiến thương mại. Cụ thể, trong tuần, Dow Jones có tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mất 2,03%, trong khi S&P 500 và Nasdaq chấm dứt cuỗi 4 tuần tăng liên tiếp khi đảo chiều giảm lần lượt 0,89% và 0,69%.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng có phiên tăng trở lại trong phiên cuối tuần, thậm chí tăng mạnh hơn nhiều so với phố Wall nhờ dữ liệu kinh tế khu vực đồng euro tích cực và giá dầu thô khởi sắc sau khi OPEC chỉ tăng sản lượng khiêm tốn hơn dự báo.
Kết thúc phiên 22/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 125,83 điểm (+1,67%), lên 7.682,27 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 67,81 điểm (+0,54%), lên 12.579,72 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 71,37 điểm (+1,34%), lên 5.387,38 điểm.
Cũng giống như phố Wall, dù hồi phục mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng chứng khoán châu Âu cũng không tránh khỏi tuần giảm mạnh, ngoại trừ chứng khoán Anh đảo chiều tăng hồi phục 0,63% sau 4 tuần giảm liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số DAX giảm 3,31% sau khi có 2 tuần tăng liên tiếp trước đó và chỉ số CAC 40 giảm 2,08% sau khi hồi phục 0,95% tuần trước đó.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm điểm khi nhóm cổ phiếu ô tô giảm do ảnh hưởng về vấn đề thuế quan. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục lại có được sắc xanh nhạt khi chốt phiên cuối tuần.
Kết thúc phiên 22/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 176,21 điểm (-0,78%), xuống 22.516,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 42,65 điểm (+0,15%), lên 29.338,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,95 điểm (+0,49%), lên 2.889,76 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Á cũng có tuần giảm điểm mạnh, trong đó chứng khoán Trung Quốc dù hồi phục trong phiên cuối tuần nhưng không tránh khỏi tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2018 do lo ngại về chiến tranh thương mại. Cụ thể, trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,47% sau 2 tuần tăng liên tiếp trước đó, chỉ số Hang Seng giảm tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm 3,20% sau khi đã giảm 2,10% tuần trước đó và chỉ số Shanghai Composite mất tới 4,37%, tuần giảm thứ 5 liên tiếp.
Tương tự chứng khoán, giá vàng cũng đã hồi phục nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng cũng không tránh khỏi tuần giảm khá mạnh, đặc biệt trong tuần qua, giá kim loại quý này có lúc đã rơi xuống mức thấp nhatas 6 tháng do sức mạnh của đồng USD.
Kết thúc phiên 22/6, giá vàng giao ngay tăng 2 USD (+0,16%), lên 1.268,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 0,6 USD (+0,05%), lên 1.271,1 USD/ounce.
Giá vàng có tuần giảm thứ 2 liên tiếp với giá vàng giao ngay giảm 0,78% và giá vàng tương lai giao tháng 8 giảm 0,85%.
Với những diễn biến và thông tin hiện tại, giới đầu tư có cái nhìn khá tiêu cực về giá vàng trong tuần mới, trong khi giới phân tích dù thận trọng hơn tuần trước, nhưng vẫn đánh giá tích cực về xu hướng giá vàng trong tuần mới.
Cụ thể, trong 17 chuyên gia trả lời tuần này, có 10 người, chiếm 59% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần mới, thấp hơn so với mức 63% của tuần trước và bằng với tuần trước đó. Có 5 người, tương đương 29% dự báo sẽ giá vàng sẽ giảm, cao hơn chút ít so với con số 25% của tuần trước và 2 người, chiếm 12% dự báo giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, trong 2.276 lượt người tham gia khảo sát trực tuyến, có 796 người, chiếm 35% dự báo giá vàng sẽ tăng, thấp hơn nhiều so với mức 63% của tuần trước; 915 lượt người, chiếm 40% dự báo giảm, cao hơn so với mức 28% của tuần trước và 565 lượt người, chiếm 25% có quan điểm trung tính.
Trong khi đó, giá dầu thô đã tăng vọt trong phiên cuối tuần khi OPEC và các nhà sản xuất lớn khác ngoài khối này đồng ý tăng sản lượng thêm 1 triệu thúng/ngày từ tháng 7, nhưng thực tế chỉ tăng 770.000 thùng/ngày bởi một số nước gần đây bị giảm sản lượng sẽ phải vật lộn để đạt được hạn ngạch đầy đủ, trong khi các nhà sản xuất khác không thể lấp đầy khoảng trống.
Kết thúc phiên 22/6, giá dầu thô Mỹ tăng 3,04 USD (+4,43%), lên 68,58 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,50 USD (+3,31%), lên 75,55 USD/thùng.
Với các phiên khởi sắc cuối tuần nhờ thông tin OPEC chỉ tăng sản lượng khiêm tốn hơn so với dự đoán, giá dầu thô đã có tuần hồi phục tích cực. Trong đó, giá dầu thô Mỹ tăng tới 5,41% sau 4 tuần giảm liên tiếp trước đó, còn giá dầu thô Brent cũng hồi phục 2,87% sau 2 tuần liên tiếp trước đó.
(责任编辑:World Cup)
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Phát hiện 2 khách nước ngoài xuất cảnh mang ngoại tệ trái phép
- ·Món quà ý nghĩa
- ·Máy laser xóa xăm và trị sẹo của Hakai Việt Nam
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Giá trị thương hiệu Bảo Việt được định giá 731 triệu USD
- ·Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 41): Tỷ giá trong giao dịch hàng hóa
- ·Nâng cao năng lực thực hiện Dự án 6
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Hiệu quả từ mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch”
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Mỹ cảnh báo Trung Quốc không giúp Nga trong cuộc chiến Ukraine
- ·Bảo vệ cây xanh bằng nhiều cách
- ·Xóa nghèo ở Thủy Xuân: Đúng địa chỉ, hiệu quả nhanh
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Bảo hiểm Bảo Việt nhận giải thưởng Sáng kiến chuyển đổi bảo hiểm số tốt nhất Việt Nam 2022
- ·Nhật giáng thêm đòn trừng phạt Nga
- ·Ông Zelensky chỉ trích phương Tây sau thông báo tấn công mới từ Nga
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Thả lưới rùng quây cá ngát