【ket qua giai vo dich tay ban nha】Chống chuyển giá
Chính sách thuế Việt Nam so với khu vực không phải cao, vấn đề là làm sao để DN FDI không những không dám trốn thuế (vì sẽ bị phạt nặng) mà cũng không muốn trốn thuế. Để làm việc này, phải có sự đồng bộ, giao thoa của hệ thống các luật liên quan theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng.
Nhận diện về chuyển giá
Để biết được thực trạng chuyển giá của DN FDI, nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo PCI 2013 đã tiến hành điều tra đối với 1.610 DN FDI trên 13 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó 92% là DN 100% vốn nước ngoài. Nhóm nghiên cứu đưa ra 4 hoạt động chủ yếu mà các DN FDI sử dụng để giảm gánh nặng thuế ở Việt Nam là: Thuê công ty tư vấn luật quốc tế tư vấn về thuế; thuê công ty luật hoặc tư vấn trong nước tư vấn về thuế; tăng cường mua hàng từ các nhà cung cấp Việt Nam; nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua nội bộ để giảm lợi nhuận trên sổ sách (thực chất là chuyển giá) và yêu cầu các DN trả lời.
Kết quả cho thấy 20% DN tham gia trả lời thừa nhận có hành vi nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua nội bộ để giảm lợi nhuận trên sổ sách (chuyển giá) và phổ biến nhất ở các ngành có nhiều tài sản vô hình. Tức là ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm trong nước không có, nên không có cơ sở so sánh. Ngoài ra, 65,1% DN FDI có tỉ suất lợi nhuận lớn hơn 20% có thực hiện chuyển giá và 44,5% DN lợi nhuận từ 10-20% thực hiện hành vi này. Về ngành nghề, có đến 90% DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm; 70% DN lĩnh vực sản xuất dệt may; 51% DN lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô... thực hiện chuyển giá.
Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phổ biến nhất có 3 nhóm: Đầu tư vào để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước; đầu tư vào sản xuất trong nước để XK; đầu tư vào để gia công hàng hóa XK. Trong 3 nhóm DN FDI này, có nhiều điểm chung trong “thủ thuật” để chuyển giá.
Đối với nhóm thứ nhất, do hàng hóa tiêu thụ trong nước rất khó để có thể tăng giá tùy tiện so với mặt bằng chung, vì vậy họ phải tìm cách nâng chi phí đầu vào. Có nhiều chỗ để họ nâng giá như thiết bị vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm, chi phí phân bổ từ công ty mẹ. Chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm, DN không có lãi sẽ không nộp thuế thu nhập DN.
Ở nhóm thứ hai, DN FDI làm cả 2 đầu, họ sẽ nâng chi phí đầu vào như nhóm thứ nhất, đầu ra họ lại ép giá xuống. Chẳng hạn sản xuất 1 đôi giày tại Việt Nam chi phí 10 USD, thị trường châu Âu chấp nhận mua 12 USD, nếu đúng giá họ lời 2 USD và đây là thu nhập chịu thuế. Họ né bằng cách hàng sản xuất Việt Nam được XK qua một nước trung gian, từ công ty nước trung gian đưa vào châu Âu. Những nước trung gian này là những nước có thuế suất thấp. Cuối cùng là nhóm thứ ba, họ vận dụng cả 2 hình thức trên. Vì nguyên liệu do công ty đưa vào, công ty mẹ lại bao đầu ra nên khi gia công 1 cái áo có giá 2 USD, công ty mẹ chỉ ký hợp đồng gia công 1,5 USD nên sinh ra lỗ, không thể trả lương cho công nhân cao.
Chống chuyển giá - cách nào?
Phân tích nguyên nhân của tình trạng chuyển giá, báo cáo PCI 2013 cho rằng chính sách thuế của Việt Nam còn hạn chế và hay thay đổi. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp là nên điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: xem xét lại các mức thuế suất áp dụng cho đối tượng liên quan; điều chỉnh thuế thu nhập DN theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính. Bên cạnh đó, cần nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước, đồng thời, cần xem xét thực tế là các quy định, chính sách thuế hay thay đổi và nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, đến nay Việt Nam cũng chưa có luật chống chuyển giá, mà chủ yếu là các văn bản dưới luật. Chính sách thuế Việt Nam so với khu vực không phải cao, vấn đề là làm sao để DN FDI không những không dám trốn thuế (vì sẽ bị phạt nặng) mà cũng không muốn trốn thuế. Để làm việc này, phải có sự đồng bộ, giao thoa của hệ thống các luật liên quan theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng.
Quang Duy
(责任编辑:La liga)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Vincom ghi dấu ấn mới tại Lạng Sơn và Bắc Ninh dịp Quốc khánh
- ·Bảo hiểm y tế
- ·PV GAS về đích sớm các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2019
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Cửa hàng không bán xăng A95, Bộ Công Thương giải thích ra sao?
- ·Thủ tướng dự lễ phát động ‘Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ’
- ·Nữ chính phim 50 sắc thái ‘lao đao’ vì đóng cảnh bạo dâm
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Di chúc của Bác
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Báo động đá ốp lát nhân tạo gian lận xuất xứ gắn mác “Made in Viet Nam”
- ·Thực hư thông tin các chuyến bay Việt Nam – Hàn Quốc dừng bay vì dịch corona
- ·Thêm bằng chứng về khả năng gây ung thư của thuốc lá điện tử
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Quảng Nam: Phát hiện xe khách Hoàng Long chở lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu
- ·Thủ tướng: Xử lý văn bản 'cài cắm lợi ích', 'không quản được thì trói'
- ·Gỡ vướng pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Năm 2020 GRDP của Hà Nội sẽ tăng 7% trở lên