【ti le cươc】Các dự án đầu tư ra nước ngoài lỗ, lãi ra sao?
Năm 2023,ácdựánđầutưranướcngoàilỗlãti le cươc có 87 dự ánphát sinh doanh thu - Ảnh minh họa của Duy Linh. |
Trong 87 dự án phát sinh doanh thu thì 64 dự án có lợi nhuận, 23 dự án bị lỗ, theo báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệptrong phạm vi toàn quốc năm 2023, vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội.
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo này, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Tài chínhHồ Đức Phớc cho biết, đến ngày 31/12/2023, có 29 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức trực tiếp đầu tư và đầu tư thông qua các công ty con cấp 1, cấp 2.
Năm 2023, số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện là 52,64 triệu USD tại 9 dự án, chủ yếu tại các dự án của các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) (3 dự án với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong năm là 49,21 triệu USD).
Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và các công ty con (khối doanh nghiệp có vốn nhà nước) đến ngày 31/12/2023 là 5.966,95 triệu USD (bằng 53,65% số vốn đầu tư đăng ký).
Trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất (3.373,1 triệu USD, chiếm 56,53% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài), tiếp theo là Viettel (1.472,17 triệu USD, chiếm 24,67%); VRG đứng thứ ba (773,47 triệu USD, chiếm 12,96%). Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp này chiếm 94,16% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài tiếp tục duy trì chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí;, viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su và các lĩnh vực khác (khai thác khoáng sản; nông nghiệp; xây lắp, thương mại, vận tải hàng không…). Trong đó, lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực viễn thông và lĩnh vực trồng, chế biến mủ cao su là các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài lớn nhất với số vốn đầu tư ra nước ngoài chiếm 95,92% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài.
Theo báo cáo, năm 2023, số tiền thu hồi là 261,88 triệu USD (trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 153,58 triệu USD); chủ yếu là từ các dự án của PVN với 106,94 triệu USD (lợi nhuận chuyển về nước: 29,32 triệu USD, thu hồi khác 77,62 triệu USD). Số tiền thu hồi của Viettel là 87,05 triệu USD (lợi nhuận chuyển về nước là 71,84 triệu USD, thu hồi gốc và lãi cho vay từ cho vay cổ đông: 15,14 triệu USD, thu hồi khác 0,07 triệu USD). VRG thi hồi 30,34 triệu USD (lợi nhuận chuyển về nước là 28,88 triệu USD, thu hồi thu hồi gốc và lãi cho vay từ cho vay cổ đông 1,46 triệu USD).
Lũy kế đến ngày 31/12/2023, có 76 dự án đầu tư ra nước ngoài của 18 doanh nghiệp đã phát sinh các khoản thu hồi (tăng 4 dự án so với năm 2022), với tổng số tiền lũy kế là 3.702,83 triệu USD (trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 2.003,73 triệu USD, thu gốc và lãi vay từ cho vay cổ đông: 899,12 triệu USD, thu hồi khác: 799,98 triệu USD), bằng 62,06% tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài.
PVN có số tiền thu hồi lớn nhất, là 2.379,2 triệu USD (chiếm 64,25% tổng số tiền đã thu hồi của khối doanh nghiệp có vốn nhà nước, bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là 1.084,85 triệu USD, thu gốc và lãi vay từ cho vay cổ đông: 549,12 triệu USD, thu hồi khác: 745,23 triệu USD ), đứng thứ hai là Viettel với 1.037,48 triệu USD (chiếm 28,02% tổng số tiền đã thu hồi của khối doanh nghiệp có vốn nhà nước, bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là 726,22 triệu USD, thu gốc và lãi vay từ cho vay cổ đông: 311,14 triệu USD, thu nhập khác: 0,12 triệu USD). Số tiền đã thu hồi của 2 doanh nghiệp này chiếm 90,08% tổng số tiền đã thu hồi từ các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Về kết quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài, ông Phớc cho hay, năm 2023, có 87 dự án phát sinh doanh thu với tổng doanh thu là 9.569,54 triệu USD, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó: 64 dự án có lợi nhuận, với tổng lợi nhuận sau thuế là 690,4 triệu USD (tăng 120,85 triệu USD, tương ứng 21,22% so với năm 2022). Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 191,95 triệu USD (giảm 62,79 triệu USD, tương ứng giảm 24,65% so với năm 2022).
Bên cạnh đó, cũng trong năm 2023, có 23 dự án bị lỗ (giảm 6 dự án so với năm 2022) với tổng số lỗ là 133,21 triệu USD (số lỗ giảm 130,19 triệu USD, giảm 49,4% so với năm 2022).
Đến 31/12/2023, có 43 dự án có lỗ lũy kế (năm 2022 là 43 dự án) với tổng số lỗ lũy kế là 1.322,86 triệu USD (giảm 118,21 triệu USD, tương đương 8,2% so với năm 2022), Chính phủ thông tin.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Ngành Hải quan tiếp tục thực hiện phòng dịch và đảm bảo công tác quản lý hải quan
- ·Panasonic, 50 năm tại Việt Nam qua những bức ảnh chưa từng công bố
- ·TP. Hồ Chí Minh: Phạt và truy thu hàng nghìn tỷ đồng do vi phạm về thuế
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Trình Chính phủ Đề án Bảo hiểm bảo lãnh thông quan: Tiếp tục mục tiêu đơn giản thủ tục
- ·Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
- ·Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam hợp tác với Hệ thống trường Pathway Tuệ Đức
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Giá vàng hôm nay 8
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh
- ·Ninh Bình: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp để thu hút đầu tư
- ·Khánh Hòa: Hướng tới một cực tăng trưởng lớn của khu vực
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Công nhận địa điểm tập kết kiểm tra hàng hóa tại cảng Hưng Thái
- ·Việc cấp điện cho miền Nam ngày càng trở nên căng thẳng
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện gần 1.200 vụ vi phạm
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Đẩy mạnh tiêu thụ than vùng Uông Bí