【live tỷ số】Trường Hải quan Việt Nam: Gắn đào tạo lý thuyết với thực tiễn
Ông Nguyễn Đình Phiên,ườngHảiquanViệtNamGắnđàotạolýthuyếtvớithựctiễlive tỷ số Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam cho biết, song song với việc mở các lớp đào tạo, trường đang dồn sức biên soạn, thẩm định tài liệu ở tất cả các lĩnh vực đào tạo thường xuyên để phù hợp với tình hình mới. Trong đó, việc xây dựng khung chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan dành cho công chức tuyển mới phải đảm bảo để các học viên sau khi học xong có thể hiểu được tổng quan về ngành Hải quan, các nghiệp vụ trong ngành và áp dụng được những nghiệp vụ cơ bản trong thực tế.
Nhấn mạnh về điều này, ông Nguyễn Đình Phiên cho biết, chương trình thay đổi theo hướng ưu tiên đào tạo nghiệp vụ, tăng thời lượng thực tế. Trong đó, chương trình đào tạo phải gắn với thực tế thông qua việc tăng thời lượng đào tạo và thực tế tại các chi cục Hải quan. Nếu như trước đây thời gian học tập chỉ 31 ngày (tương đương 248 tiết) thì nay nâng lên với tổng thời lượng học tập là 40 ngày (tương đương 320 tiết) dành cho chương trình giảng dạy lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức tuyển mới. Trong số 9 ngày tăng thêm sẽ có 5 ngày báo cáo thực tế, 2 ngày đi thực tế và 2 ngày ôn tập, thi kết thúc.
Đặc biệt, việc đào tạo nghiệp vụ sẽ ưu tiên phần Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và chia theo 4 chuyên đề: Xuất xứ hàng hóa, Phân loại hàng hóa, Trị giá hải quan và Sở hữu trí tuệ.
Theo ông Nguyễn Đình Phiên, nội dung của các khóa học có các chuyên đề về xây dựng lực lượng, cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, công nghệ thông tin... Sau khi học lý thuyết, nếu học viên được đi thực tế tại các đơn vị mà công việc có liên quan đến nội dung các chuyên đề trên thì tính hiệu quả của hoạt động đào tạo sẽ được nâng cao, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học viên. Từ đầu năm đến nay, trường đã tổ chức 4 khóa đi thực tế Lào Cai, Lạng Sơn, Nhà ga T2 (Hà Nội). Dự kiến cuối tháng 5 này, Nhà trường sẽ tổ chức cho 2 khóa đi thực tế tại Cần Thơ. Các buổi đi thực tế chính là cơ hội để học viên soi chiếu, kiểm nghiệm các kiến thức trong sách vở với thực tế phong phú, sinh động, để học viên vừa có lý thuyết vừa có thực tiễn để áp dụng.
Ngoài việc duy trì các phương pháp giảng dạy truyền thống, Trường Hải quan Việt Nam còn đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức như: Hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các vụ, cục và các đơn vị chuyên môn. Đặc biệt, trường đang tích cực triển khai phương pháp đào tạo trực tuyến với việc thí điểm xây dựng bài giảng e-learning về lĩnh vực thủ tục hải quan.
Thống kê 5 năm (2011-2015), trường đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 204 lớp nghiệp vụ với 12.432 lượt học viên. Cũng trong 5 năm qua, trường đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và quản lý cho đội ngũ CBCC của ngành Hải quan đáp ứng mục tiêu Đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015 của Tổng cục Hải quan và yêu cầu Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020. Đặc biệt, trường đã có đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Cụ thể, trường đã phối hợp với các đơn vị Hải quan địa phương tổ chức nhiều lớp đào tạo về VNACCS/VCIS cho DN hay đưa các khóa đào tạo chuyên sâu về Tiếng Anh chuyên ngành; Kiểm tra sau thông quan; Chống buôn lậu; Quan hệ đối tác Hải quan- DN… đến tận các đơn vị Hải quan địa phương; phối hợp với Cục Hải quan Hà Nội và Hải quan Bắc Ninh tổ chức đào tạo cho 77 CBCC về nghiệp vụ kế toán, kiểm toán tại DN, phục vụ cho công tác kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Ngoài các công việc đào tạo chuyên môn, đại diện Trường Hải quan Việt Nam cho biết, trường đang nghiên cứu hoàn thiện các phương thức đào tạo điện tử và đào tạo trực tuyến để khi có yêu cầu cụ thể thì thực hiện đào tạo theo khung năng lực. Triển khai chỉnh lý bộ giáo trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ hải quan và cập nhật, bổ sung các kiến thức trong tài liệu đào tạo, đảm bảo cập nhật kiến thức thực tế và phù hợp với tình hình mới. Cùng với đó, từng bước nâng cao kỹ năng xây dựng và lập kế hoạch chương trình đào tạo một cách hợp lý và triển khai các công tác đào tạo theo nhu cầu thực tế của Hải quan các tỉnh, thành phố.
Để công tác đào tạo ngang tầm với các nước trong khu vực, ông Nguyễn Đình Phiên cho biết, hiện giảng viên của trường vẫn tham gia giảng dạy cho Hải quan các nước khu vực ASEAN về thủ tục hải quan, về các quy định tại Công ước Kyoto… Sắp tới đây, trường sẽ liên kết với các Học viện Hải quan Nhật, Malaysia… để đưa các giảng viên đi học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức. Đặc biệt, nhằm thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, trường đã đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Hải quan có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tốt, trong đó, quyết tâm đến năm 2020 có 5 tiến sỹ, 20 thạc sỹ và hầu hết giảng viên đứng lớp đều có kinh nghiệm và kiến thức vững vàng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất
- ·Tín hiệu đáng mừng từ Thông tư 22
- ·Ghi nhận 55 trẻ mắc bệnh tay
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Kiểm định chất lượng giáo dục năm 2017 đối với cơ sở giáo dục đại học
- ·Để 90% dân số tham gia BHYT: Sẽ nâng mức hỗ trợ cho nhiều đối tượng
- ·Bỏ thuốc lá vì sức khỏe của mình và cộng đồng
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Hơn 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn học tập
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Sẵn sàng cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong dịp tết
- ·17 học sinh đạt giải Cuộc thi Prudential
- ·Tập trung bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất trường học
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Khởi công xây dựng nhà khăn quàng đỏ
- ·48 thí sinh tham gia
- ·Hậu Giang đạt 2 giải tư
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Trường lớp ở xã nông thôn mới