【coi kết quả bóng đá】Thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP còn khiêm tốn
Cách bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả Kết nối gần 300 thương hiệu công nghệ,ươnghiệuViệtNamtạithịtrườngCPTPPcònkhiêmtốcoi kết quả bóng đá máy móc điện tử tham gia chuỗi cung ứng Sau 4 năm thực hiện CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang Australia lên vị trí thứ 6 Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan |
Toàn cảnh tọa đàm. |
Doanh nghiệp vẫn ngại xây dựng thương hiệu
Tại Tọa đàm “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27/9, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, thực chất nói về Hiệp định CPTPP, chủ yếu nói về ba thị trường mà chúng ta chưa có FTA khi CPTPP có hiệu lực, đó là Canada, Mexico và Peru.
Các thành viên còn lại Việt Nam đã có quan hệ FTA song phương như Nhật Bản, đa phương như Australia, NewZealand, Singapore hay Malaysia. Cho nên cần tập trung đánh giá việc các doanh nghiệp tận dụng các thị trường Canada, Mexico và Peru như thế nào.
Nếu nhìn vào hai thị trường: Canada, Mexico, kể từ khi thực thi CPTPP tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này luôn ở hai chữ số. Ngoài ra thặng dư thương mại mà nước ta có được từ hai thị trường này thường chiếm từ 1/3 cho đến 1/2 thặng dư thương mại của các quốc gia. Với thị trường Peru dư địa tăng trưởng rất cao, có những năm tăng trưởng có thể lên đến ba chữ số.
Hiện nay ở các thị trường này nhiều người tiêu dùng đã biết đến một số thương hiệu Việt Nam như gạo, cà phê nhưng họ chỉ biết đến một thương hiệu cụ thể ở nhóm hàng. Những thương hiệu cũng chưa xuất hiện nhiều trên các kệ siêu thị hay trong tâm trí của người tiêu dùng của các nước CPTPP, đặc biệt là các thị trường mới.
“Tuy nhiên, dư địa để thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường như: Canada, Mexico và Peru còn rất lớn. Có những mặt hàng hiện nay chúng ta chỉ chiếm khoảng 3 – 5%. Rõ ràng với những thị trường có dung lượng lớn như Canada hay kể cả Mexico thì đấy là những con số cần phải suy nghĩ, làm thế nào để nâng tỷ lệ hàng Việt Nam tại các thị trường đấy hiệu quả”, ông Ngô Chung Khanh bày tỏ.
Ông Ngô Chung Khanh cho rằng, doanh nghiệp vẫn ngại xây dựng thương hiệu và có doanh nghiệp chấp nhận theo kiểu “an phận thủ thường”. Thực tế khi hỏi một doanh nghiệp ngành điều về việc tại sao không làm hàng thương hiệu thì nhận được câu trả lời là làm hàng gia công, cứ có nhà nhập khẩu đến yêu cầu làm sản phẩm cho họ, dán nhãn mác của họ. Như thế là đủ. Bởi vì số lượng họ đặt rất lớn nên doanh nghiệp không có động lực để làm thêm hàng thương hiệu nữa.
Lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên cho rằng, thiếu nguồn lực tài chính cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp “ngại” làm thương hiệu. Để làm thương hiệu thì phải có lực lực từ tài chính, nhân lực, kiến thức, kinh nghiệm, tư duy chiến lược.
Xây dựng sự khác biệt hóa thương hiệu
Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cũng nhận định: xây dựng thương hiệu và xuất khẩu bằng thương hiệu riêng không phải là câu chuyện của tất cả các doanh nghiệp.
Vấn đề này chỉ dành cho một số doanh nghiệp thực sự có tiềm lực, có khả năng và có sự hiểu biết về thị trường và có một chiến lược bài bản. Bởi vì nếu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phải đảm bảo được chất lượng, đảm bảo tính ổn định cũng như thường xuyên nắm bắt được thị hiếu của thị trường. Từ đó mới giữ được khách hàng, giữ được thị trường và giữ được uy tín của thương hiệu của mình đối với nhà nhập khẩu, cũng như người tiêu dùng quốc tế.
Theo bà Trịnh Huyền Mai, doanh nghiệp có thể tận dụng các hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng, phát triển thương hiệu. Do đó, doanh nghiệp nên chủ động gia tăng giá trị sản phẩm thông qua việc cải tiến thường xuyên chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với thị trường đích.
Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do các bộ, ngành, hiệp hội triển khai và tận dụng được uy tín của thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam khi thâm nhập các thị trường mới.
Ngoài việc đầu tư về chiến lược thương hiệu thật bài bản, các kế hoạch truyền thông định kỳ, theo bà Trịnh Huyền Mai, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm thương hiệu sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài.
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex cho biết, con đường xây dựng một thương hiệu và nhãn hiệu riêng không hề đơn giản.
“Một trong những hướng đi chúng tôi tận dụng và làm là nghiên để làm sao đưa hàng với thương hiệu của mình lên các kệ siêu thị. Đầu tiên phải xác định sẽ làm gì, cần phải chuẩn bị những chứng nhận gì, không đơn thuần là chứng nhận về mặt tiêu chuẩn chất lượng mà là những chứng nhận siêu thị yêu cầu. Thứ hai cần làm việc với những người có quyền quyết định để đưa hàng lên kệ siêu thị đó. Kệ siêu thị đã có rất nhiều thương hiệu rồi, vậy mình là thương hiệu ra sau cần làm gì để có sự khác biệt. Điều đấy gọi là khác biệt hóa thương hiệu”, bà Nguyễn Thị Huyền chia sẻ .
(责任编辑:World Cup)
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Nói lời sau cùng, 'bà trùm' Xuyên Việt Oil xin nhận án tù thay em họ
- ·Bắt nữ quái lập công ty mua bán hoá đơn hơn 40 tỷ đồng
- ·Dừng ô tô, tổ chức ăn uống trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Trong thời gian bị tạm giữ bằng lái, có được điều khiển xe?
- ·VKS: Không đủ điều kiện miễn trách nhiệm hình sự cho 'bà trùm' Xuyên Việt Oil
- ·Truy tố cựu Chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Bà chủ Xuyên Việt Oil thừa nhận dùng Quỹ bình ổn đầu tư bất động sản và hối lộ
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua thế nào?
- ·Đăng ký tuyển dụng trên Facebook, cô gái ở Hà Nội bị lừa 2 tỷ đồng
- ·Hướng dẫn cách đòi lại nhà, đất cho ở nhờ đúng luật?
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Căng thẳng vụ kiện đòi thừa kế tài sản của NSƯT Vũ Linh
- ·Vụ Xuyên Việt Oil: Luật sư đề nghị miễn hình phạt cho cựu Thứ trưởng Công Thương
- ·Bắt Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh tội nhận hối lộ
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Triệt phá đường dây cá độ bóng đá 2.000 tỷ đồng