【kết quả uc】Khẩn cấp cứu hộ đê biển Tây
(CMO) Đứng trước thực trạng bờ biển Tây xuất hiện nhiều vị trí sạt lở mới, đe dọa trực tiếp tới an toàn đê, UBND tỉnh Cà Mau đã đồng ý phương án thực hiện kè khẩn cấp của Công ty Thoát nước và phát triển đô thị bà Rĩa – Vũng Tàu. Đoàn khảo sát của Busadco cũng vừa đến khảo sát thực tế tuyến đê biển Tây Cà Mau.
Sau khi khảo sát thực địa, Busadco đã đề ra phương án khẩn cấp: dựng kè bảo vệ đê tập trung vào đoạn cửa Kinh Mới hướng về phía Đá Bạc. Tuyến kè này có chiều dài 1.200 m, làm bằng công nghệ kè bê tông cốt phi kim phá sóng, gây bồi tạo bãi.
Đoàn chuyên gia của Busadco khảo sát thực địa tuyến đê biển Tây đoạn Kinh Mới.
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau đã đồng ý, thống nhất phương án của Busadco để bảo vệ khẩn cấp tuyến đê biển Tây ngay trong mùa mưa bão năm 2018. Phía Công ty Busadco sẽ thực hiện 2 phần công việc gồm: thực hiện bảo vệ đê hiện hữu đã nhận bàn giao mặt bằng từ ngày 28/7, cùng với đó là việc thi công ráo riết kè đê biển Tây và hoàn thành ngay trong mùa mưa bão năm 2018.
Theo đánh giá của các ngành chuyên môn, hiện nay tình hình sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, khó lường, đang uy hiếp trực tiếp đến đê biển Tây. Nhiều đoạn đã sạt lở đến chân đê, nguy cơ vỡ đê rất cao. Để chủ động thực hiện khẩn cấp các giải pháp hộ đê, xây dựng kè bảo vệ bờ biển và đê biển Tây, nhất là tại một số đoạn rất xung yếu như: Nam Vàm Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời với chiều dài khoảng 900 m; đoạn phía Bắc và phía Nam cống Kinh Mới với chiều dài khoảng 1.200 m… UBND tỉnh Cà Mau đã có nhiều phương án chủ động trong thực hiện kè khẩn cấp. Trong đó, công nghệ kè bê tông cốt phi kim phá sóng, gây bồi tạo bãi là một phương án mang tính hiệu quả trong điều kiện nguồn ngân sách còn nhiều hạn hẹp như hiện nay.
Trước tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 29/6/2018 về việc hỗ trợ vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 cho các địa phương thuộc vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Cà Mau. Nguồn vốn này nhằm xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển, nhất là các đoạn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân./.
Lê Chí
(责任编辑:La liga)
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Doanh nghiệp đề nghị đầu tư cầu Cát Lái theo hình thức PPP
- ·Thừa Thiên Huế: Đặt mục tiêu thu hút đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp
- ·Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh công suất 45 MWp sẽ hoà lưới điện vào tháng 6/2020
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Gấp rút điều chỉnh Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành trị giá 1,5 tỷ USD
- ·Jadon Sancho: Đam mê săn bàn
- ·Vidifi lo phá sản vì gánh nặng cao tốc Hà Nội
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận yêu cầu đảm bảo tiến độ dự án điện mặt trời 450 MW
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Arsenal chi 58 triệu USD mua đứt Partey
- ·Chelsea và Leicester thua, cuộc đua tốp 4 Premier League căng thẳng
- ·Bayern thắng 8
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Việt Nam có thể đăng ký sơ bộ 70 cầu thủ dự AFF Cup 2020
- ·Ciro Immobile giành giải thưởng Chiếc giày Vàng châu Âu
- ·TP.HCM: Chậm giải phóng mặt bằng tuyến Metro số 2
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Luật Đầu tư (sửa đổi): Có hiệu lực sớm ngày nào, nhà đầu tư đỡ khó ngày đó