【vdqg bolivia】Chất lượng việc làm của Việt Nam còn hạn chế
Thông tin tại Hội nghị đánh giá 10 năm thực hiện quản lý nhà nước lĩnh vực việc làm,ấtlượngviệclàmcủaViệtNamcònhạnchếvdqg bolivia Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức, ngày 1/8.
Tại hội nghị, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm khẳng định, những năm qua thị trường lao động (TTLĐ) Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, hỗ trợ quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng lao động (LLLĐ) cả nước tăng từ 48,34 lên 55,11 triệu người, tỷ lệ tham gia LLLĐ luôn luôn duy trì trên 70%.
LLLĐ Việt Nam dù vẫn tập trung phần lớn ở nông thôn, nhưng 10 năm qua đã có sự chuyển dịch lớn từ nông thôn ra thành thị, với mỗi năm từ 5 – 6%. Cùng với đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng trưởng khá cao, từ 37% năm 2008 lên 56,1% năm 2017, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ dù đã gia tăng đáng kể từ năm 2008 nhưng vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm 23,6%.
Đặc biệt, trong số lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì từ cao đẳng và đại học trở lên chiếm hơn một nửa, trung cấp chỉ chiếm 5,42% và có chứng chỉ nghề ngắn hạn chiếm 5,6% tổng LLLĐ. Số lao động có việc làm tăng hằng năm, hiện số lao động có việc làm là 53,4 triệu người, so với năm 2008 số người có việc làm đã tăng thêm 6,15 triệu người, gần bằng số tăng LLLĐ trong cùng giai đoạn.
Mặc dù vậy, điều đáng nói là chất lượng việc làm vẫn là những hạn chế của TTLĐ Việt Nam, với 18,9 triệu lao động phi chính thức. Ngoài ra, ngay trong khu vực kinh tế chính thức cũng có 6,72 triệu người làm việc phi chính thức, chiếm 35,6% tổng số lao động làm việc phi chính thức.
Ông Trung cũng thừa nhận, mặc dù TTLĐ có những chuyển biến tích cực song vẫn tồn tại một số hạn chế như: phân bố lao động theo lãnh thổ và vùng kinh tế còn bất hợp lý; chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới. Ngoài ra, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng tay nghề và tác phong công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam chưa cao.
Theo ông Trung, để khắc phục những hạn chế của TTLĐ, trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc làm, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt của thị trường, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng và sử dụng lao động.
Đặc biệt là việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm giảm nguy cơ sa thải lao động. Đối với người lao động thất nghiệp dài ngày, thanh niên, sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm cần tập trung bồi dưỡng, tạo điều kiện để họ tiếp cận được với chủ sử dụng lao động.
Hơn hết, ông Trung cho rằng cần tăng cường hơn nữa hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, chính các trung tâm này phải công bố được nhu cầu sử dụng lao động của địa phương để người lao động, doanh nghiệp, đặc biệt là cơ sở dạy nghề định hướng trong vấn đề đào tạo, sử dụng lao động. “Chúng tôi coi nhân lực là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nên vấn đề giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề xã hội thuần túy mà đây còn là vấn đề kinh tế”, ông Trung nhấn mạnh.
Bàn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, để nâng cao hiệu quả dự án phát triển thị trường lao động và việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ tập trung đầu tư nâng cao năng lực hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển thị trường lao động thông qua hỗ trợ các địa phương tổ chức sàn giao dịch việc làm. Đồng thời, tổ chức điều tra, khảo sát thị trường lao động để phục vụ công tác quản lý, phân tích và dự báo cung cầu.
Bên cạnh đó, Bộ cũng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN, tập trung vào tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tránh sa thải và duy trì việc làm cho người lao động. Đặc biệt, chú trọng đào tạo, trang bị kỹ năng mới cho người lao động để thích ứng với những yêu cầu của việc làm trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi cấu trúc của TTLĐ./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Nguyên tắc quản lý chất lượng: Nền tảng cho sự thành công
- ·Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cho sản phẩm thép
- ·Đáp ứng nhiều tiêu chuẩn trên thị trường, trái cây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Mục tiêu Net Zero tại Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Tiêu chuẩn hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ·Nguyên tắc quản lý chất lượng: Nền tảng cho sự thành công
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Trung Quốc dự kiến thiết lập ít nhất 50 bộ tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo vào năm 2026
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Loạt tiêu chuẩn ISO đảm bảo sự phát triển và áp dụng thiết bị y tế từ xa có hiệu quả
- ·Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn Lean tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Đường nhập lậu, không đảm bảo tiêu chuẩn: Nguy cơ hiện hữu với thị trường và người tiêu dùng
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động để có năng suất lao động
- ·Đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe