【lens – lyon】Gỡ “nút thắt” trong đào tạo và việc làm
(CMO)74% lao động sau khi học nghề có việc làm là con số được nhìn nhận tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Đề án 1956 giai đoạn 2010-2016. Tuy nhiên, đó chỉ là “bề nổi” của công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo. Không thể phủ nhận hiệu quả thiết thực mà đề án mang lại, nhưng thực chất số lao động có việc làm ổn định sau đào tạo vẫn còn là một vấn đề nan giải.
7 năm qua, toàn tỉnh đã đào tạo hơn 76.200 lao động. Trong đó, số lao động có việc làm theo báo cáo hơn 56.300 lao động. Số lao động sau khi đào tạo đã thoát nghèo theo các địa phương ghi nhận trên 1.900 lao động và số hộ có thu nhập khá trở lên là gần 12.700 hộ.
Những điểm sáng
Được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả nhất Đề án 1956, 7 năm qua, huyện Cái Nước luôn nỗ lực hết mình trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Cái Nước Hồ Thanh Liêm phấn khởi: “Từ khi có đề án, đến nay toàn huyện đã mở được 215 lớp dạy nghề với hơn 6.800 học viên. Điều đáng mừng nhất là có hơn 85% lao động qua đào tạo có việc làm, thoát nghèo vươn lên”.
Chị Hà nhớ như in: “Tật nguyền do di chứng của sốt bại liệt từ nhỏ, 2 chân phải di chuyển bằng nạng, khi đến lớp mọi người ai cũng nghĩ mình không học được bởi muốn may phải dùng sức 2 chân để đạp. Nhờ sự giúp sức của cô giáo, người thân, bạn bè cùng học, bản thân tôi mỗi ngày cố gắng một chút nên cũng may được. Làm chậm hơn người khác nên đêm về tôi trải vải ra cắt trước. Mấy ngày đầu đạp máy may cứ trả ngược lại gãy kim, nhưng tôi kiên trì luyện tập, rồi cũng thành công".6 năm ròng rã “ôm” cuốn sổ hộ nghèo, vì cuộc sống quá chật vật, khó khăn, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà (ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng) đành làm thuê kiếm sống qua ngày và nuôi 2 con nhỏ. Chị Hà xin đi học lớp dạy may do Đề án 1956 mở.
Mới ra nghề, chị chỉ sửa quần áo cho một vài người, dần dần được mọi người tin tưởng nên giao may đồ mặc. Mỗi ngày, ngoài việc nuôi dạy 2 con nhỏ, chị tranh thủ may được 1-2 bộ đồ, có đồng ra đồng vô cải thiện cuộc sống. Chồng chị chăm chỉ lái cua hằng ngày. Nhờ tằn tiện tích luỹ cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và người thân, chị Hà xây được căn nhà cơ bản và tự nguyện xin thoát nghèo. Chị Hà tâm tình: “Trước đây nhà cửa lụp xụp, dột nát. Cũng nhờ Đề án 1956 tôi mới có cơ hội, động lực thay đổi cuộc đời mình, có cái nghề phụ giúp kinh tế cho chồng”.
Không chỉ chị Hà mà toàn ấp Bào Vũng rất nhiều hộ vươn lên ổn định cuộc sống nhờ tham gia các lớp dạy nghề theo Đề án 1956. Đến nay, toàn ấp đã mở 4 lớp dạy may, 2 lớp nuôi trồng thuỷ sản và 5 lớp chăn nuôi thú y.
Bí thư Chi bộ ấp Bào Vũng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: “Hầu như gia đình nào trong ấp cũng được học qua các lớp do đề án mở. Người học thêm kiến thức nuôi trồng về áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình, người học may về mở tiệm may tại nhà. Số hộ nghèo của ấp giảm chỉ còn 2 hộ (giảm 20 hộ nghèo)”.
Ông Hồ Thanh Liêm cho biết: “Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, trên hết phải gắn với giải quyết việc làm. Đầu tiên, phải nắm bắt được nhu cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh để tổ chức đào tạo theo yêu cầu. Chẳng hạn như các nghề điện lạnh, xây dựng dân dụng rất khó tìm đầu ra, trung tâm liên kết với các cơ sở, công ty, xí nghiệp, mỗi cơ sở gửi vài người vừa thực tập, vừa học việc, qua đào tạo họ có việc làm ngay. Riêng đối với các lớp chế biến thuỷ sản, học viên vẫn được trả tiền trên chính sản phẩm làm ra và nếu “lành nghề”, họ cũng sẽ được chính công ty đó nhận vào làm việc. Vì vậy, ai cũng phấn khởi”.
Cung và cầu "chưa gặp nhau"
Tuy nhiên, hiệu quả Đề án 1956 ở cả 2 lĩnh vực đào tạo và việc làm chỉ đạt được ở một số địa phương nhất định. Vẫn còn một số nơi sau khi đào tạo, học viên chỉ có thể cầm chứng chỉ về nhà... treo. Vấn đề việc làm sau đào tạo thật sự còn rất nhiêu khê, cần định hướng, chấn chỉnh kịp thời và đúng đắn.
76 ngành nghề được đào tạo và 18 cơ sở tham gia đào tạo nghề theo Đề án 1956, nhưng có rất ít ngành nghề thật sự mang lại hiệu quả ởi có một số ngành nghề sau khi đào tạo xong lại như... không.
Lớp dạy may công nghiệp tại huyện Trần Văn Thời. |
Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Trần Văn Thời Nguyễn Trường Hận nhìn nhận: “Hiện nay, đào tạo vẫn đào tạo, tay nghề vẫn có nhưng tỷ lệ lao động có việc làm ổn định không bao nhiêu. Với ngành nghề nông nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm cao nhưng chủ yếu tự sản xuất trên mảnh đất gia đình mình. Riêng đối với các ngành phi nông nghiệp, số lao động có việc làm rất ít”.
Chị Nguyễn Thị Nhi, “cựu” giáo viên dạy nghề Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Thông thường mỗi lớp may dân dụng có từ 30-35 học viên, tính ra 7 năm qua toàn huyện đã đào tạo nghề này khoảng 1.400 học viên, nhưng tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 1/3 mỗi lớp mà thôi. Nghịch lý ở chỗ: may dân dụng chỉ để phục vụ gia đình, hoặc mở tiệm may trong khu vực chứ không làm ở các công ty, xí nghiệp được. Muốn có đầu ra cho lao động phải đào tạo may công nghiệp, nhưng hiện máy móc may công nghiệp toàn huyện chỉ có khoảng 20 cái, không thể di chuyển xuống địa bàn các xã để dạy. Điều kiện đi lại khó khăn cũng khiến học viên ngại đến học”.
Một điều đáng bàn là vấn đề đào tạo “sai địa chỉ”, nguyên nhân chính là từ công tác tuyển sinh chưa thật sự chặt chẽ. Được biết, nghề may dân dụng phải sử dụng nhiều các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nhưng đã qua, một số nơi tuyển sinh đối tượng không biết chữ, số. Hay một số trường hợp do cha mẹ, gia đình bắt buộc đi học nên nhiều học viên không thích thú, không chú tâm khiến việc học không mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp rời rạc, nguồn kinh phí chậm trễ khiến chất lượng đào tạo hạn chế.
Ông Lê Minh Tân, giáo viên dạy nghề nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện Trần Văn Thời, bộc bạch: “Các lớp nuôi trồng thuỷ sản muốn dạy hiệu quả phải đúng mùa nước mặn là từ tháng 1-6, nhưng kinh phí chưa có, phải dạy từ tháng 7-8, bước vào mùa ngọt nên năng suất không đạt như mong muốn. Nhìn chung, sau khi học các lớp này, học viên chủ yếu có kiến thức về canh tác, nuôi trồng trong gia đình”.
Không những vậy, hiện nay các thiết bị đào tạo nghề hầu hết đã xuống cấp, hư hỏng nặng, một số còn sử dụng được nhưng đã lạc hậu. Theo thống kê, thiết bị giảng dạy chỉ đáp ứng 60% công tác đào tạo nghề, cụ thể như: nghề may dân dụng, điện lạnh, điện tử.
Đào tạo cần gắn với nhu cầu thị trường
Từ năm 2014 đến nay, Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Cà Mau (FFC) liên kết với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mỗi năm trung bình công ty tuyển dụng từ 700-1.000 lao động. Việc liên kết đào tạo này không chỉ giúp lao động nắm bắt quy trình kỹ thuật tại công ty mà còn giúp công nhân có tay nghề cao hơn, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao. Trước đây, công ty chủ yếu đào tạo theo kiểu “người cũ dạy người mới”, nhờ liên kết này đã thật sự mang lại giá trị sản phẩm cao hơn.
Ông Trần Ngọc Điền, Phó trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Cà Mau (FFC), cho rằng: "Hiện nay, công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh khá nhiều nhưng hầu như rất ít liên kết đào tạo. Do vậy, bản thân là doanh nghiệp, tôi nghĩ trung tâm đào tạo nên tuyên truyền, giới thiệu rõ hơn về hiệu quả của đề án để các đơn vị hiểu rõ lợi ích. Theo đó, cần tạo mối liên kết chặt chẽ 2 chiều giữa doanh nghiệp và trung tâm, tạo nguồn lao động chất lượng phục vụ tỉnh nhà, không để công nhân đi lao động tỉnh khác".
Thời gian qua, UBND tỉnh đã tăng cường quản lý Nhà nước về công tác này, đồng thời chấn chỉnh ngay những hạn chế trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: rà soát lại danh mục đào tạo nghề; đánh giá hiệu quả đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phải xác định danh mục ngành nghề đào tạo gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là gắn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 1956, cho biết, trong thời gian tới, các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo theo cơ chế thị trường, gắn với việc làm sau đào tạo. Kế hoạch đào tạo phải sát thực với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu của các địa phương, doanh nghiệp và người lao động với chương trình, hình thức, phương thức, phương pháp truyền đạt linh hoạt, phù hợp với người học. Mở rộng ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của cả 3 trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề gắn với tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành trọng yếu như điện tử, công nghệ thông tin và các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao như du lịch, thương mại... Đào tạo nghề gắn với các dự án liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, các mô hình khuyến nông tiên tiến, hiệu quả cao.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, của cán bộ, công chức và người lao động về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống. Triển khai thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động thuộc hộ nghèo, lao động nông nghiệp, người dân tộc thiểu số, người thuộc đối tượng chuyển đổi nghề, phụ nữ mất việc làm, lao động các xã đặc biệt khó khăn... có điều kiện tham gia học nghề.
"Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo nghề nghiệp, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; huy động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp và giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ sở đào tạo. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, tăng cường chia sẻ thông tin thị trường lao động trong nước và quốc tế", ông Thân Đức Hưởng khẳng định./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·APEC members hail health agenda set by Việt Nam
- ·Gov’t to go easy on some child criminals
- ·Courts key to VN
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·APEC SOM 1 continues with busy agenda on fifth day
- ·APEC finance, central bank deputies concludes first working day
- ·UN reps urge access for landlocked states
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Việt Nam urges responsible behaviour in East Sea
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·VN, Laos discuss decentralisation
- ·APEC debates disaster insurance
- ·NA discusses Denunciation Law changes
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·VN minister urges ASEAN unity
- ·APEC senior officials’ meeting opens in Nha Trang
- ·VN will do utmost to support AIIB: PM
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Bodies, individuals related to Formosa disaster made public