【brisbane – adelaide utd】Phải cải cách việc lập dự toán thu thuế
Trong bối cảnh Việt Nam đang cải cách, chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế đồng thời hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải nâng cao năng lực phân tích, dự báo nói chung và dự báo thu ngân sách nói riêng nhằm giúp Chính phủ chủ động hội nhập, phát triển kinh tế, ứng phó kịp thời những vấn đề phát sinh.
Nhận xét về công tác dự báo và lập dự toán thu NSNN của ngành Thuế, Phó Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế- Tổng cục Thuế Phạm Thị Tuyết Lan cho hay, để công tác lập dự toán thu sát với thực tế, cơ quan Thuế dựa trên việc thu thập thông tin từ các chỉ tiêu kinh tế như: GDP, CPI, giá cả thị trường, thành lập DN; Các chính sách thu, chính sách tiền tệ, đất đai; Việc đăng ký kê khai, hoàn thuế, thanh tra thuế; Số thu theo địa bàn, theo khu vực và theo sắc thuế…
Nhờ đó, việc xây dựng dự toán đúng quy định, thống nhất, minh bạch, đảm bảo chủ động trong điều hành thu- chi NSNN. Tuy nhiên, bà Phạm Thị Tuyết Lan thừa nhận thực tế kết quả dự báo vẫn còn sai lệch về cơ cấu các sắc thuế, địa bàn, có nhiều cục thuế dự báo sai lệch phạm vi 5%. Ngoài ra, phương pháp phân tích và lập dự toán thu còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại; chưa đáp ứng yêu cầu trong hoạch định chính sách.
Theo bà Phạm Thị Tuyết Lan, nguyên nhân là hệ thống thuế còn phức tạp, thường xuyên thay đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển KT-XH; kinh tế tăng trưởng không ổn định, khó dự báo dẫn tới dự báo về kinh tế chưa sát đúng. Ngoài ra việc phối hợp giữa các cấp, ngành, đơn vị trong công tác dự báo và lập dự toán thu còn yếu.
Không chỉ ngành Thuế gặp khó khăn khi dự báo và lập dự toán thu, đối với ngành Hải quan cũng gặp phải tình trạng tương tự, khi nguồn thu đóng góp 20% tổng thu NSNN. Trong khi đó, số thu phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố trong và ngoài nước như: Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ; Chính sách thương mại, quản lý thuế, quản lý XNK; Các cam kết cắt giảm thuế quan theo Hiệp định đã ký kết…
Ngoài ra, ngành Hải quan còn thu thập số liệu thông qua làm việc với các Tập đoàn, công ty lớn để cập nhật những thay đổi chính sách, biến động thị trường, số liệu dự kiến sản lượng của các mặt hàng quan trọng như xăng dầu, sắt thép. Đối với mỗi địa phương, xác định các mặt hàng chủ lực, các DN chủ chốt để nắm bắt kế hoạch sản xuất kinh doanh để ước tính kim ngạch và số thu. Và công tác lập dự toán thu được thực hiện từ các Chi cục, cửa khẩu hải quan quốc tế đường bộ, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, ngành Hải quan cũng chỉ ra những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dự báo thu như: Hệ thống thuế phức tạp, các ưu đãi thuế dàn trải. Thêm vào đó, việc lồng ghép các mục tiêu KT-XH vào các chính sách thuế tạo nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, làm cho công tác dự báo thu NSNN khó khăn hơn.
Ngoài ra, do đặc thù của ngành Hải quan khác với ngành Thuế, các DN đóng trụ sở một nơi nhưng có thể đăng ký làm thủ tục hải quan tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau nên kim ngạch XNK trên địa bàn thường xuyên biến động dẫn đến số thu hàng năm của từng Cục Hải quan không ổn định.
Trước những tồn tại này, Chuyên gia quốc tế về dự báo thu đến từ Đức, ông Breuer cho rằng, để có dự báo lý tưởng và hợp lý và đảm bảo dự báo không thiên vị bởi các động cơ chính trị thì các kết quả dự báo phải được công khai cho công chúng và cho các nhà lập dự báo cạnh tranh nhau.
“Chẳng hạn ở Đức dự báo thu không nhất thiết luôn được lập bởi Chính phủ mà khuyến khích sự tham gia của nhóm các chuyên gia dự báo độc lập. Và họ được gắn với những nhiệm vụ cụ thể trong quy trình dự báo”- ông Breuer nói.
Mặt khác, hầu hết các nước hàng năm đưa ra dự báo trung hạn và dự báo cho nhiều năm. Chẳng hạn như trường hợp ở Đức đưa ra dự báo trung hạn vào mùa Xuân và dự báo ngắn hạn được sử dụng cho lập ngân sách ngay trước khi bắt đầu năm ngân sách vào mùa Thu. Ngoài ra cần tính đến dự báo kinh tế vĩ mô bao gồm GDP, tiêu dùng cá nhân, thu nhập tổng và lạm phát…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Xuất khẩu gần 20 tỷ USD trong tháng 8, kéo nhập siêu giảm mạnh
- ·Tiếp nhận đối tượng bị truy nã sau 5 năm lẩn trốn ra nước ngoài
- ·Thanh Hóa ghi nhận ca thứ hai mắc Covid
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Gạo xuất khẩu được giá
- ·Các nước châu Á chi trên 45 tỷ USD đầu tư vào bất động sản quốc tế
- ·Chính phủ ban hành chương trình hành động về phát triển kinh tế tư nhân
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·TP Thủ Đức phong tỏa khu thương mại có ca nghi nhiễm Covid
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·TP Hồ Chí Minh: Xe tải va chạm xe đầu xe, 2 vợ chồng kẹt trong cabin
- ·Người phát ngôn Bộ Công an nói về việc Khởi tố vụ án tại Công ty SJC
- ·Bác sĩ dùng cưa máy cứu ngón tay bệnh nhân
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Thành lập các tập đoàn bệnh viện: Nên chăng?
- ·Hà Nội yêu cầu tất cả cơ sở y tế không từ chối tiếp nhận ca nghi mắc Covid
- ·Bắc Giang thêm 20 ca dương tính Covid
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Sẽ có hệ thống dữ liệu thông tin về thị trường lúa gạo