【sì dách】Con hư tại...
BP - Chị bạn tôi làm giáo viên,ưtạsì dách có đứa con gái 5 tuổi đang học mẫu giáo. Một hôm con đi học về, chị kiểm tra cặp sách thì thấy có thêm một cây viết chì, chị hỏi, bé trả lời là bạn cho. Hôm chị tới trường đón con mới nghe cô giáo mách là bé lấy viết của bạn. Về nhà chị gặng hỏi thêm lần nữa, bé vẫn một mực chối, chị bèn lấy cây thước khẻ vào tay bé và nhắc nhở bàn tay này không phải để lấy cắp đồ của người khác và nhất là không được nói dối. Thấy vậy, chồng lại quát lên rằng, cây viết chì đáng là bao mà em lại đánh con, muốn thì anh mua cho con cả lố cũng được.
Chị phân tích cho anh, nếu trong việc giáo dục con mà không có tiếng nói chung giữa ba và mẹ thì rất dễ làm cho trẻ ngầm hiểu rằng, mình làm đúng chỉ là ba hoặc mẹ không thương nên mới la, lần sau mình sẽ không để ba mẹ biết là được. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con trẻ và sau này sẽ không chỉ là lấy trộm cây viết chì.
Trong một trường hợp khác, đứa trẻ lại nhìn vào cha mẹ để hành xử. Anh đồng nghiệp của tôi có con gái học lớp 2 rất xinh xắn. Hôm đến nhà chơi thấy bé lăng xăng đem giấy khen ra khoe, tôi khen bé viết chữ đẹp, bé liền bảo, “Con chỉ được giải nhì vì hôm ấy con bị đau tay nên viết không đẹp, chứ nếu không bạn Hương còn lâu mới đạt giải nhất”. Mẹ bé vội đỡ lời “Đúng đấy chị, hôm ấy tay bé bị đau chứ ngày thường cháu viết đẹp lắm”. Chị còn bảo ngày xưa chị hát hay lắm, thế mà khi thi hát lại đúng vào ngày chị bị viêm họng nên không đoạt giải cao. Và vô tình, chị đã xây dựng cho con mình lối sống phù phiếm, khoa trương, không tự đánh giá đúng khả năng của mình, nếu làm sai dễ đổ thừa do hoàn cảnh.
Trẻ sinh ra vốn chưa thể hiện rõ tính khí, mà bắt đầu học từ cha mẹ, những người tiếp xúc thường xuyên nhất. Ngoài ra, trẻ còn được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, hàng xóm... và nếu vô tình chơi với bạn xấu, trẻ cũng rất dễ nhiễm thói hư tật xấu. Những năm gần đây, nhiều trường hợp học sinh đánh nhau trong trường, thậm chí trò đánh thầy cô!
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, trẻ ngoan hay hư không theo một khuôn mẫu nhất định, không phải lỗi của bất kỳ cá nhân nào mà là do cách giáo dục và môi trường sống ảnh hưởng đến trẻ. Trách nhiệm đặt ra bắt đầu phải từ cha mẹ, người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất những năm đầu đời, khi trẻ tiếp thu một cách nguyên bản những gì cha mẹ truyền đạt, bởi “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” đúng như lời Bác Hồ dạy.
Lê Thị Nam Phương
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·President Phúc discusses trade, investment and vaccines with world leaders in New York
- ·Vaccine diplomacy is very important and urgent: Minister
- ·Việt Nam receives 1.5 million COVID
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·White House COVID
- ·General Phùng Quang Thanh dies at age 72 due to illness
- ·Việt Nam studying pilot sandbox model for fully vaccinated international tourists: Foreign ministry
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Việt Nam, Belgium agree to bolster bilateral relations
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·President Nguyễn Xuân Phúc receives US friends in New York
- ·UNGA 76: President meets foreign leaders, WB President in New York
- ·President Nguyễn Xuân Phúc welcomed in Cuba
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Việt Nam receives 1.5 million COVID
- ·Foreign ministers talk measures for strengthening Việt Nam
- ·RoK President Moon Jae
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·President meets representatives of Vietnamese community in US