【kq monchengladbach】Lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài về thành khá giả
Lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài về thành khá giả
(Dân trí) - Ngoài tích lũy kinh nghiệm, tác phong làm việc, kiến thức chuyên môn… sau thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động về địa phương góp phần tích cực tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình…
Ngày 12/9, tại Quảng Nam, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức "Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác hỗ trợ người lao động tại các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025".
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn chủ trì hội nghị.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện 33 huyện nghèo tại 14 tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan khẳng định: "Đưa người đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Ngoài việc tích lũy, kinh nghiệm, tác phong làm việc khoa học, kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, sau thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động mà phần lớn là thanh niên trở về địa phương đã góp phần tích cực trong công tác tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế của gia đình".
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng, nhiều gia đình đã thoát nghèo, không chỉ tạo việc làmcho bản thân mà còn phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho cộng đồng, vươn lên làm giàu, khá giả, đóng góp tích cực vào công tác phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đối với người lao động tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã bãi ngang ven biển hải đảo, vùng còn khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội, đi làm việc ở nước ngoài là một kênh tích cực, hiệu quả, nhanh chóng trong công tác giảm nghèo bền vững.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng cho biết, nhiều năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước, Bộ LĐ-TB&XH đã tích cực tham mưu, xây dựng chính sáchvà chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, hoạt động thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2022;
Đánh giá tình hình thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ người lao động tại các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trao đổi những thuận lợi, khó khăn, đề xuất giải pháp…
Qua đó, những thảo luận, đề xuất định hướng, chính sách và cách thức triển khai chương trình trong giai đoạn tới cũng được tập hợp, xem xét.
Tại hội nghị, tham luận của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tập trung vào giải pháp để khuyến khích đoàn viên, thanh niên thuộc huyện nghèo tích cực tham gia hoạt động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tham luận của Ngân hàng chính sách xã hội về chính sách tín dụng ưu đãi cho người lao động vay để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trung tâm lao động ngoài nước cũng có báo cáo về việc hỗ trợ người lao động thuộc huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ người lao động sau khi về nước, các chương trình đang thực hiện, phù hợp với lao động huyện nghèo…
Ông Đặng Sỹ Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết, đến nay các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 3.800 người lao động, tạo điều kiện cho gần 5.200 lao động tiếp cận các chính sách, thủ tục để đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.
Giai đoạn 2021-2025, cả nước đã có 118.000 lượt người lao động được tư vấn làm việc ở các nước ngoài chủ yếu các nước châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc...
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH 6 tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Tuyên Quang, Đắk Lắk và Cà Mau, tổ chức 12 cuộc tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng 1.000 cán bộ tuyên truyền viên cơ sở là những người trực tiếp thực hiện công tác vận động, tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đến nay, dư nợ cho vay người lao động là các đối tượng chính sách tại huyện nghèo đạt hơn 184 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại 33 huyện nghèo tại 14 tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng sông Cửu Long đạt hơn 78,4 tỷ đồng, chiếm 42,4% dư nợ cho vay người lao động là các đối tượng chính sách tại huyện nghèo.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Cao su Bình Long tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất
- ·Lộc Ninh: Thu 395 đơn vị máu tình nguyện
- ·Kỳ thi tiếng Hàn theo Chương trình EPS
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Trao nguồn vốn hỗ trợ cho đảng viên nghèo huyện Bù Đăng
- ·50 công chức trẻ thi tin học
- ·Phương thức điều hành bay mới tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Tinh thần “Tuổi cao gương sáng” ở Tân Lập
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Ngộ độc thực phẩm gia đình
- ·Mùa mưa, cẩn thận bệnh hô hấp ở trẻ
- ·Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2017 của viên chức và người lao động
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Đồng Phú: Cấp 1.810 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
- ·Bão và áp thấp nhiệt đới sẽ xuất hiện liên tục trong năm nay
- ·Phun, xăm môi
- ·"Đinh Rú
- ·Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới