会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【c7m livescore】Nhiều tín hiệu giúp giá thép phục hồi!

【c7m livescore】Nhiều tín hiệu giúp giá thép phục hồi

时间:2025-01-26 01:23:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:252次
Nhiều tín hiệu cho giá thép phục hồi

PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình thị trường giá cả sắt thép trong nước và thế giới từ đầu năm đến giữa tháng 11/2023?

Ông Nguyễn Đức Dũng:Tôi cho rằng thị trường giá cả sắt thép từ đầu năm đến nay có nhiều diễn biến khá bất ngờ. Trong đó, gần 2/3 chặng đường, thị trường sắt thép trong nước và thế giới ảm đạm. Quý I/2023, hiệu ứng “mở cửa trở lại” của nền kinh tế tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc đã giúp giá mặt hàng này hồi phục tích cực, nhưng đà tăng này quá ngắn ngủi.

Nhiều tín hiệu giúp giá thép phục hồi
Ông Nguyễn Đức Dũng

Cuối tháng 5, đầu tháng 6, giá thép cuộn cán nóng (HRC) trên Sở Giao dịch Thượng Hải rơi xuống vùng thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng, ở mức 3.600 NDT/tấn, giảm khoảng 20% so với mức đỉnh đầu năm. Thậm chí, giá thép thanh còn tụt xuống đáy thấp nhất 6 năm, chỉ còn xấp xỉ 3.200 NDT/tấn.

Đồng pha với diễn biến giá sắt thép thế giới, quý đầu năm nay, giá thép trong nước cũng phục hồi với 6 lần điều chỉnh tăng giá. Nhưng kể từ đầu tháng 4 đến nay, giá thép đã có 19 đợt điều chỉnh giảm liên tiếp, tổng mức giảm hơn 14%. Hiện nay giá thép đang dao động quanh mức 13,7 triệu đồng/tấn, giảm về mức đáy trong 3 năm.

Gần một tháng trở lại đây, giá sắt thép thế giới đang lấy lại đà tăng khá tích cực. Trong đó, giá thép cây trên Sở Giao dịch Thượng Hải còn lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 4, đạt 3.900 NDT/tấn. Giá thép cuộn HRC lấy lại mốc 4.000 NDT/tấn, cao nhất trong gần hai tháng qua.

Trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt do tồn kho thấp, sản lượng giảm, nhu cầu đang dần cải thiện, giá quặng sắt giao dịch liên thông tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cũng bật tăng trên 30% so với mức đáy hồi tháng 5. Chốt phiên ngày 15/11, giá thép lên mức 130 USD/tấn, cao nhất kể từ giữa tháng 3 đến nay.

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến giá mặt hàng này trong nước giảm 19 lần từ tháng 4 đến nay?

Ông Nguyễn Đức Dũng:Việc giá thép trong nước liên tục điều chỉnh giảm, theo tôi xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Đầu tiên tôi nói về nguyên nhân chủ quan. Rõ ràng bức tranh tiêu thụ thép của Việt Nam năm nay là ảm đạm. Các công trình dân dụng ít khởi công, tiến độ triển khai các dự án đầu tư công chậm, nên chưa đủ vực dậy nhu cầu.

Sức cầu yếu nên giá thép mới liên tục hạ

Ông Nguyễn Đức Dũng cho hay, các công trình dân dụng ít khởi công, tiến độ triển khai các dự án đầu tư công chậm nên chưa đủ vực dậy nhu cầu. Thêm vào đó, thị trường bất động sản, lĩnh vực tiêu thụ từ 60-65% nhu cầu sắt thép trong nước vẫn trầm lắng, chính vì sức cầu yếu nên giá thép mới liên tục hạ. Điều này được thể hiện qua lượng sản xuất thép thành phẩm trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt trên 20 triệu tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Bán hàng thép thành phẩm cũng thấp hơn 10,8%, ở mức hơn 18,9 triệu tấn.

Thêm vào đó, thị trường bất động sản, lĩnh vực tiêu thụ từ 60-65% nhu cầu sắt thép trong nước vẫn trầm lắng, chính vì sức cầu yếu nên giá thép mới liên tục hạ. Điều này được thể hiện qua lượng sản xuất thép thành phẩm trong 9 tháng năm 2023 chỉ đạt trên 20 triệu tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Bán hàng thép thành phẩm cũng thấp hơn 10,8%, ở mức hơn 18,9 triệu tấn.

Thứ hai là về yếu tố khách quan, nhu cầu thép trên thế giới còn hạn chế cũng tạo áp lực lên giá thép trong nước. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thép lớn thứ 13 trên thế giới. Trong thời gian qua, các nhà sản xuất cũng không khỏi chật vật vì phải cạnh tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc.

Hơn nữa, thị trường tiêu thụ sắt thép hàng đầu thế giới là Trung Quốc cũng đang chững lại theo khủng hoảng của ngành bất động sản, đà phục hồi kinh tế chậm, tình trạng giảm phát kéo dài. Ngoài ra, tiêu thụ tại các nước phương Tây như Mỹ, châu Âu, vốn là các thị trường lớn của Việt Nam cũng gặp nhiều áp lực trong bối cảnh lãi suất neo ở mức cao. Tôi cho rằng, đây là những yếu tố chính gây áp lực lên giá thép trong nước thời gian qua.

PV: Trong tháng cuối năm và năm 2024, dự báo giá sắt thép biến động ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Dũng: Như đã phân tích ở trên, tôi cho rằng giá thép trong nước thời gian tới sẽ tăng theo giá thép Trung Quốc. Vài tuần qua, giá thép tại Trung Quốc đã phục hồi và đang đi lên. Giá quặng sắt, nguyên liệu quan trọng cho sản xuất thép cũng tăng trở lại. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với ngành thép.

Sang năm 2024, giá thép có thể sẽ tăng mạnh khi nhu cầu tốt hơn, trong khi nguồn cung thép trong nước ở mức thấp. Hiện tại, các doanh nghiệp thép đã liên tục duy trì tồn kho ở mức thấp để tạo biên lợi nhuận. Tính trong 9 tháng năm 2023, sản xuất thép thành phẩm giảm 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, chi phí sản xuất sẽ là một yếu tố có thể thúc đẩy giá. Trong đó, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng từ 1.920,37 đồng/ kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Theo ước tính, chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn đối với doanh nghiệp sản xuất thép. Do vậy, các doanh nghiệp thép có thể cần phải điều chỉnh giá bán để có thể đảm bảo được biên lợi nhuận

PV:Xin cảm ơn ông!

Kỳ vọng tiêu thụ và giá thép "nóng" trở lại nhờ đầu tư công

Trong 2 tháng cuối năm 2023, các doanh nghiệp ngành thép phải đối diện với nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, giá điện tăng...

Ông Phạm Công Thảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho hay, giá điện tăng kéo theo chi phí sản xuất của hầu hết các mặt hàng sử dụng nhiều năng lượng như xi măng, sắt, thép… tăng theo.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 đạt 7,7 triệu tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Do thị trường suy giảm về nhu cầu, giá bán biến động với xu hướng giảm chủ đạo nên các doanh nghiệp ngành thép đã và đang phải chịu rất nhiều áp lực về hiệu quả, thị phần, quy mô sản xuất…

Mặc dù khó khăn như vậy, ông Đinh Quốc Thái - Tổng thư ký VSA tin tưởng, với nhiều dự án đầu tư công được khởi công từ giữa năm 2023 sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép gia tăng trong những tháng cuối năm.

Chẳng hạn, dự án đường Vành đai 4 được khởi công đồng thời tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh; Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Hay với dự án Sân bay Long Thành, siêu dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra nhu cầu lớn về sắt thép, đá xây dựng./.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
  • Người Tây Ban Nha phẫn nộ khi thảm họa lũ lụt khiến hơn 200 người chết
  • Lộ diện ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump
  • 'Ông Trump giành chiến thắng không phải bất ngờ quá lớn'
  • 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
  • Nga phản ứng thận trọng sau chiến thắng bầu cử của ông Trump
  • Cuộc chiến Trump
  • Lựa chọn Bộ trưởng Quốc phòng của ông Trump ảnh hưởng quan hệ Mỹ
推荐内容
  • Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá
  • Lầu Năm Góc 'sốc' vì kho vũ khí của Houthi
  • Trung Quốc lên tiếng chúc mừng ông Trump
  • Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
  • Ông Trump ca ngợi những nhân sự đề cử cho chính quyền mới