【ltd c3】“Hà Nội không nên dành tiền làm những con đường đắt nhất hành tinh”
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường. |
TheàNộikhôngnêndànhtiềnlàmnhữngconđườngđắtnhấthàltd c3o đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) thì Hà Nội không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh mà nên dành ngân sách đó để đầu tưcho những dự ánTOD trong khu vực nội đô.
Tiếp tục Kỳ họp thứ sáu, sáng 27/11 Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo).
Lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất cho Hà Nội mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Chính phủ cũng đề xuất quy định dự án TOD (dự án tổng thể đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị gắn với các khu vực TOD dọc tuyến) là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô; Hà Nội tổ chức đấu giáquyền sử dụng đất, quyền xây dựng và sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao trong khu vực TOD; tiền thu được sẽ đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông kết nối với đường sắt đô thị, hạ tầng kỹ thuật kết nối đến nhà ga.
Tham gia thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, phát triển mô hình đô thị TOD không chỉ với những đô thị mới mà cả với những khu vực tái thiết đô thị, cải tạo tạo chung cư cũ, nhà ở cũ, xây dựng tự phát trong khu vực nội đô; khai thác không gian ngầm cho phát triển thương mại, dịch vụ; không gian trên cao cho phát triển nhà ở và tái định cư người dân tại chỗ; không gian mặt đất dành cho cây xanh và các công trình hoạt động công cộng.
“Do vậy, thành phố không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh mà nên dành ngân sách đó để đầu tư cho những dự án TOD trong khu vực nội đô”, ông Cường nêu quan điểm.
Liên quan đến đề xuất Thủ đô thực hiện hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng đất hoặc tiền đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực vận tải, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường; hạ tầng kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi, ông Cường đồng tình với hình thức này nhưng không theo cơ chế trước đây là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.
Mà, thanh toán bằng tiền vốn đầu tư công, thực chất là việc nhà nước dùng ngân sách để mua công trình hoặc sản phẩm quan trọng theo đơn đặt hàng của nhà nước. Trên thế giới, rất nhiều tập đoàn lớn đã ra đời nhờ hình thức đặt hàng của Chính phủ. Ví dụ như Hyundai của Hàn Quốc chính là nhờ đặt hàng của Chính phủ Park Chung Hee, ông Cường nêu.
“Tôi rất tâm đắc với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép Hà Nội, TPHCM vay 30 tỷ USD để làm đường sắt đô thị. Với cơ chế này, tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp đường sắt trong nước mà không phải đi thuê, mua từng dự án đường sắt của nước ngoài như hiện nay hoặc các dự án cầu vượt qua sông Hồng sẽ nhanh chóng được hoàn thành chứ không bị chậm trễ như các dự án đầu tư công”, ông Cường phát biểu.
Cũng liên quan đến dự án BT, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) nhận xét quy định Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT thanh toán bằng vốn đầu tư công chỉ thực hiện trong trường hợp không có cơ quan, tổ chức đủ năng lực để thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công hoặc việc thực hiện dự án theo hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công có hiệu quả hơn việc thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công, rất khó thực hiện.
Thực tiễn trước đây đa số các dự án BT được áp dụng trong trường hợp không bố trí được nguồn vốn đầu tư công, việc xác định điều kiện như thế nào là trường hợp không có cơ quan, tổ chức đủ năng lực để thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư công hoặc xác định việc thực hiện dự án theo hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công có hiệu quả hơn, theo đại biểu Mai là rất khó, dễ dẫn đến các cách hiểu khác nhau.
Góp ý về quy hoạch, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ) nhìn nhận, Hà Nội phát triển qua nhiều thời kỳ, nhất là từ khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội để mở rộng phạm vi không gian có đủ điều kiện cho quy hoạch xây dựng và tái thiết thủ đô. Tuy nhiên, qua gần 20 năm cho thấy quy hoạch thủ đô chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng.
Để phù hợp với mục tiêu thủ đô của cả nước là hình ảnh của đất nước và cũng nhằm phát triển thủ đô thực sự đúng tầm quy hoạch và lộ trình thực hiện quy hoạch Thủ đô phải được phê duyệt và kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, quy hoạch tổng thể thủ đô với tầm nhìn chiến lược và lộ trình thực hiện phải do Trung ương chỉ đạo việc lập, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo vị đại biểu Cần Thơ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Bắt một phụ nữ ở Thanh Hóa mua, bán người dưới 16 tuổi
- ·Cô gái vắt chéo chân, buông 2 tay tạo hình trái tim khi lái xe bị phạt 14 triệu
- ·Vừa ra khỏi kho hàng ở Bình Dương, xe đầu kéo bốc cháy trơ khung
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Hơn 28.000 tỷ đồng mở rộng 15,3km đường nối Bình Dương với TPHCM
- ·Nước tro tàu làm bánh khiến bé gái 4 tuổi bị teo thực quản
- ·Vụ nổ mới nhất ở Trung Quốc gây thiệt kinh hoàng
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Thu hồi hơn 11.300 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng, kinh tế
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Trẻ sơ sinh nằm lẫn lộn trong đống rác
- ·Thành ủy Hà Nội xem xét kỷ luật một số cán bộ liên quan Công ty AIC
- ·Phòng chống tham nhũng: Nhiều ‘trận đánh’ lớn trước thềm Đại hội Đảng
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Bắt đối tượng tàng trữ, vận chuyển hơn 1 tấn đạn chì
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (3/6
- ·Trình phương án mở rộng tuyến cao tốc Cam Lộ
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Đòi giảm mức tăng lương tối thiểu là vô lý