【kq thi đấu bóng đá hôm nay】Chuối khô Trần Hợi “lên đời”
(CMO) “Nghề làm chuối khô xuất hiện tại địa phương rất lâu đời. Nhờ nghề này mà đời sống của các hộ dân nơi đây dần nâng lên. Từ những nỗ lực, gắn bó với nghề mà nay chuối khô xã Trần Hợi đã nâng tầm giá trị. Đó là động lực giúp người dân an tâm, tiếp tục gắn bó với nghề”, Phó chủ tịch UBND xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời Nguyễn Văn Đoàn phấn khởi cho biết.
Phát triển nghề từ trong gian khó, không ai nghĩ rồi sẽ có lúc sản phẩm “nhà quê” này không những có chỗ đứng trên thị trường trong tỉnh mà còn nức tiếng gần xa. Vừa qua, người dân nơi đây rất phấn khởi khi sản phẩm chuối khô Trần Hợi được công nhận nhãn hiệu tập thể. Đây là thành quả đáng quý của những người lao động vùng quê chân chất.
Một đời gắn bó
Nói đến nghề làm chuối khô, người dân xã Trần Hợi vẫn không thể nhớ nổi nó xuất hiện từ khi nào, chỉ biết những cô thiếu nữ ở tuổi mười tám, đôi mươi đều biết ép chuối chín phơi khô. Bà Huỳnh Thị Hoài, 79 tuổi, Ấp 10B, xã Trần Hợi, kể: “Lúc mười mấy tuổi là tôi theo mẹ tập làm chuối ép. Hồi đó, chuối nhiều lắm nên gia đình làm chuối khô rồi ngào mứt, kẹo ăn Tết. Sau thấy bán được nên ép đem ra chợ bán. Thời ấy chuối khô rẻ lắm chứ không được giá như bây giờ”.
Cơ sở chuối khô Bảy Hoàng luôn quyết tâm đưa ra thị trường những sản phẩm thơm ngon, chất lượng. |
Thời trước, vùng quê Trần Hợi đâu đâu người ta cũng trồng chuối. Những ngày cận Tết nhà nào cũng vàng rực sân trước bởi những vỉ chuối khô. Nhu cầu chuối khô trên thị trường ngày một tăng, bà con phải chèo xuồng tới U Minh, Cái Nước, Phú Tân để thu mua chuối về ép bán trong mỗi dịp Tết.
Thâm niên làm chuối khô ngót nghét 60 năm, bà Hoài tâm sự: “Thời chiến tranh, chồng đi chiến đấu, một mình nuôi 9 đứa con. Làm xong vụ lúa thì làm chuối khô, phải chèo vài chục cây số mới đến chợ mà bán. Dù giá chuối khô không cao nhưng kiếm được đồng ra đồng vô nuôi sống gia đình. Giờ lớn tuổi thì truyền nghề lại cho con cháu”.
Gắn bó với nghề từ thuở mới về nhà chồng, hơn 30 năm qua, chị Phạm Thu Đông, Ấp 10B, xã Trần Hợi, vẫn xem nghề này là một phần cuộc sống của gia đình mình. Chị Đông trần tình: “Làm nghề này lúc nắng thì còn đỡ, chứ gặp mưa thì phải chạy để tránh chuối bị ướt. Gặp mưa dầm thì phải đổ bỏ chứ chuối bị đen cũng không ai mua. Làm nghề lâu mới biết, có đồng cam cộng khổ thì mới thấy nghề mình giá trị”.
Nâng tầm giá trị
Là người con được truyền nghề từ bà Huỳnh Thị Hoài, ông Trần Văn Hoàng (Bảy Hoàng), Ấp 10B, xã Trần Hợi, luôn tự hào về nghề mà mình đã được truyền từ mẹ. Ông Hoàng tâm sự: “Làm nghề suốt hơn 25 năm qua, thăng trầm đều trải. Giờ sản phẩm được có mặt trên thị trường nhiều tỉnh là đều hết sức vui mừng. Gia đình tôi sẽ tiếp tục làm nên thương hiệu chuối khô”.
Không muốn thấy cảnh “chạy đôn chạy đáo” vì mưa nữa nên cơ sở chuối khô Bảy Hoàng đã sắm sửa hẳn chiếc máy sấy chuối. Nhờ vậy mà sản lượng cung cấp ra thị trường cũng ổn định hơn. Mỗi ngày cơ sở ông cung ứng ra thị trường từ 400-500 kg chuối khô, tức phải ép hơn 2 tấn chuối tươi.
Để có đủ sản phẩm đi xa, cơ sở ông Bảy Hoàng phải thu mua chuối ở các xã, huyện lân cận. Và để cung cấp hơn 10 tấn chuối khô mỗi tháng, thì cơ sở phải thuê từ 10-12 nhân công. Không chỉ triển vọng nhờ chiếc máy sấy chuối mà sản phẩm của cơ sở ông Bảy Hoàng còn được bảo quản tốt khi được hút chân không, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Bảy Hoàng bộc bạch: “Cận Tết thì mỗi tháng phải có 15 tấn mới đủ giao thương lái. Nhờ có máy sấy chuối mà sản phẩm nay chất lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn nên chúng tôi làm nghề cũng rất an tâm. Gắn bó với nghề lâu năm, tôi hy vọng sản phẩm chuối khô còn vươn xa hơn nữa”.
Dù vẫn còn làm nghề bằng cách truyền thống nhưng ông Lê Văn Hưng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, vẫn có niềm tin từ chính sản phẩm mình làm ra. Ông Hưng tâm sự: “Nhờ chất lượng, thương hiệu từ chuối ép khô mà giá cả chuối tươi ở địa phương cũng tăng lên. Tôi chưa có vốn để đầu tư máy móc thiết bị nên gia đình tôi vẫn sản xuất nhỏ lẻ chuối khô. Tôi làm nghề nhưng không nghĩ chuối khô mình làm nay được nâng tầm giá trị như vậy. Đây là cơ hội tốt để gia đình tôi tiếp tục gắn bó và phát triển nghề này”./.
Nghề làm chuối khô Trần Hợi tập trung chủ yếu ở Ấp 10B, 10C, 10A với hơn 80 hộ dân làm nghề. "Thời gian tới, để giữ vững nhãn hiệu tập thể chuối khô Trần Hợi, xã định hướng xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo tính liên kết trong sản xuất, đặc biệt là tránh tình trạng chất lượng sản phẩm không đồng đều, cạnh tranh làm mất thương hiệu", ông Nguyễn Văn Đoàn, Phó chủ tịch UBND xã Trần Hợi, chia sẻ. |
Hằng My
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Đẩy mạnh bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm
- ·Chuyên gia Đức đánh giá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam
- ·Cùng hành động chấm dứt vấn nạn lạm dụng kháng sinh
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Người nổi tiếng cố tình tạo tranh cãi trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý
- ·Sẽ đưa hai dự án ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ lớn
- ·Cô giáo khuyết tật và hành trình vươn lên trong cuộc sống
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Ba chủ đề ưu tiên khi Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần thứ hai
- ·Sóc Bom Bo
- ·Hậu quả nghiêm trọng từ vụ tắc nghẽn kênh đào Suez
- ·Việt Nam thuộc nhóm 10 nước cải cách mạnh nhất về chính sách thuế
- ·Thêm 2 trường hợp tử vong do bệnh Whitmore
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Ba ‘điểm sáng’ thành công lớn của ngành Tài chính đã làm được
- ·Ông Võ Văn Thưởng: 'Chiến lược phát triển sách quốc gia là đề nghị hay'
- ·Cân nhắc đầu tư, tránh sức ép cho ngân sách
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·WHO cảnh báo, đại dịch Covid