【lich da ngoai hang】Chuyện giã gạo nuôi quân năm xưa
BPO - Lịch sử Việt Nam ghi nhận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,ệngiatildegạonuocirciquacircnnămxưlich da ngoai hang quân và dân tỉnh Bình Phước đã đóng góp nhiều sức người, sức của vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều tên đất, tên người in đậm trong trang sử vàng dân tộc, trong đó, mảnh đất Bom Bo, huyện Bù Đăng đã đi vào huyền thoại lịch sử với hình ảnh cối gạo chày tay mãi vang danh qua bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ ông Điểu Lên và bà Điểu Thị Ba Rơi - là 2 trong những nam thanh, nữ tú S’tiêng giã gạo trên Căn cứ Nửa Lon năm xưa, nay ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.
Ngược dòng ký ức, dũng sĩ diệt Mỹ, già làng Điểu Lên kể lại: Năm 1964, đầu năm 1965, phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nhân dân ta ở miền Nam nói chung và Bình Phước nói riêng diễn ra quyết liệt. Hàng chục người dân S’tiêng đã lặng lẽ băng rừng, vượt suối đi theo cách mạng vào Căn cứ Nửa Lon bên dòng suối Đắk Nhau và Đắk Liêng lập ra sóc mới vẫn giữ nguyên cái tên mang âm điệu rắn rỏi, sắt đá: “Bom Bo”.
LUÔN ĐI CÙNG CÁC ĐOÀN QUÂN GIẢI PHÓNG
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam, Quân khu 10, Tỉnh ủy Phước Long vừa lãnh đạo phong trào địa phương, đồng thời tập trung lãnh đạo quân, dân phục vụ chiến dịch, nhất là về mặt hậu cần. Hưởng ứng lời cách mạng kêu gọi, người dân Bom Bo nêu cao quyết tâm với khẩu hiệu “Toàn sóc Bom Bo giã gạo nuôi quân”, không phân biệt già, trẻ, gái, trai đồng lòng đồng sức tập trung giã gạo phục vụ bộ đội và kháng chiến. Đồng bào dân tộc ở Bom Bo, Đắk Nhau, vùng căn cứ đã ủng hộ 2.000 xá lúa (1 xá bằng 3 thùng), 8.000 gốc mì để nuôi quân.