会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【du doan b】Buồn vui “tò tét”!

【du doan b】Buồn vui “tò tét”

时间:2025-01-10 21:27:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:591次

Báo Cà MauSinh ra trong một gia đình thuần nông ở miền Trung, nơi mà cái ăn cái mặc còn là nỗi lo với nhiều người, nhìn những đứa con lớn dần, nỗi lo của chị cũng lớn dần theo con. Tiền ăn, tiền học lấy đâu ra?… Thế rồi chị quyết định ra đi. Chị chọn mảnh đất Cà Mau làm nơi lập nghiệp.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở miền Trung, nơi mà cái ăn cái mặc còn là nỗi lo với nhiều người, nhìn những đứa con lớn dần, nỗi lo của chị cũng lớn dần theo con. Tiền ăn, tiền học lấy đâu ra?… Thế rồi chị quyết định ra đi. Chị chọn mảnh đất Cà Mau làm nơi lập nghiệp.

Nhìn cuộc sống nơi phố thị, chị cũng chẳng biết phải xuất phát từ đâu để kiếm cái ăn, cái mặc. Trong một lần tình cờ chị nghe người cùng xóm trọ nói: “Chị đi buôn ve chai đi, nghề này ít vốn, chị có thể làm được”. Thế là chị gắn bó với nghề này từ đó, đã 10 năm… Ðây là câu chuyện về cuộc đời của chị Nguyễn Thị Sáu, quê Quảng Ngãi.

Phân loại phế liệu sau một ngày mua gom.

Hôm nay, tôi đến xóm ve chai. Nói là xóm chứ thật ra chỉ là những tấm thiếc được chủ nhà trọ ghép lại thành bốn, năm phòng nho nhỏ, lụp xụp, chỉ đủ cho 1 chiếc giường và kê 1 cái bếp nấu ăn. Tiền thuê chỉ ba trăm ngàn đồng mỗi tháng. Bước tới cái xóm trọ nghèo này, điều đầu tiên đập vào mắt là ngổn ngang chai lọ và những chiếc ti-vi cũ kỹ cùng vài dàn máy vi tính đã bể nát. Nhưng điều ấn tượng nhất có lẽ là những con người ở đây, vui vẻ, nhiệt tình.

Anh Hùng, người cùng quê với chị Sáu, từng là bộ đội, nhưng sau khi ra quân không có công ăn việc làm ổn định. Ngoài quê, những người như anh chỉ trông chờ vào dăm sào ruộng nhưng cũng mùa được, mùa mất. Thế rồi anh được 1 người bà con xa dẫn vào mảnh đất Cà Mau này để đi mua ve chai. Hay gia đình chị Tiên, vợ chồng có 3 đứa con, nhưng chồng chị ốm đau liên miên, anh không thể làm những việc nặng. Mọi gánh nặng cuộc sống đều đổ dồn lên vai chị. Nhà được ít đất nhưng khô cằn chẳng canh tác được gì. Ðược mọi người ở đây giúp đỡ cho ít vốn, chị cũng bắt đầu đi buôn ve chai. Bé Lý, đứa con gái út của chị, lem luốc, còi cọc vì thiếu ăn. Mỗi người ở đây có một hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung ở họ đều là những người lao động nghèo khổ, có lẽ vì thế con người ta dễ đồng cảm với nhau hơn. 

Ngày làm việc của dân mua ve chai bắt đầu khoảng 7 giờ 30 sáng. Trên những chiếc xe đạp, xe ba gác, những con người của xóm ve chai túa ra khắp mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị thu mua phế liệu. Chiếc “còi tò tét” một vật dụng không thể thiếu của người đi buôn ve chai. Họ “sáng tạo” ra nó từ những chai xà phòng đã hết, khi bóp tạo ra tiếng “tò tét” để người bán nhận ra là có người đi thu mua ve chai. Cũng vì âm thanh đặc biệt này mà người mua ve chai được gọi thêm tên là dân “tò tét”.

Xế chiều, xóm ve chai lại rộn ràng. Nhìn làn da sạm đen vì cháy nắng, những giọt mồ hôi thi nhau lăn, nhưng trên khuôn mặt của những người mua ve chai lại ánh lên một niềm vui khó tả. Khi thấy những chiếc xe đạp cà tàng oằn mình vì gánh hàng nặng tôi cũng đoán được vì sao mọi người lại vui như thế. Tôi bắt chuyện: “Hôm nay có vẻ “trúng mánh” mọi người nhỉ?”. Chị Sáu cười thật tươi, trả lời: “Trúng mánh gì đâu, cũng bỏ khá nhiều vốn rồi đó, không biết có lời lãi gì không đây!”.

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích: “Thấy vậy thôi chứ dạo này sắt rẻ lắm, vựa người ta thu có năm ngàn hai. Mình thu bốn ngàn thì không ai bán, họ cứ đòi năm ngàn mới chịu bán, mua một ký mình chỉ lời được hai trăm đồng. Cái khó của nghề ve chai là nếu người bán ve chai mà không bán được sắt thì sẽ không bán các loại mủ, giấy… Mà mủ, giấy mình bán lại cho vựa có lời hơn nên những người mua ve chai như chị dù lời hai trăm đồng vẫn chấp nhận mua sắt để mua các loại hàng khác”. 

Tôi thắc mắc sao chị không ở quê mua ve chai mà đi tới tận Cà Mau xa xôi này? Ðôi mắt chị Sáu thoáng buồn: “Cũng muốn về quê lắm, nhưng ở quê hay bão lũ, cái ăn còn phải chạy từng bữa, người mua ve chai thì nhiều mà người bán thì ít”.

Chị tâm sự rằng, tuy cái nghề ve chai dơ bẩn, cực nhọc nhưng nhờ vậy mà con chị có cái ăn, cái mặc, được bằng bạn bằng bè. Nhắc đến những đứa con, ánh mắt chị không giấu được niềm tự hào. Chị khoe, đứa con đầu của chị đã ra trường và đi làm, dù thu nhập không cao nhưng cũng nuôi nổi bản thân. Ðứa thứ hai cũng đã ra trường và đang chờ xin việc. Giờ chỉ lo cho đứa út đang học đại học năm 2 ở Sài Gòn, mong sau này em nó cũng có công việc tốt.

Tôi hỏi chị, nếu có cơ hội làm nghề khác, chị có làm không? Chị nhìn tôi cười trên khuôn mặt - hằn - nếp - thời - gian nhưng vẫn rạng ngời. Chị trả lời bằng chất giọng miền Trung mộc mạc: “Vẫn ve chai thôi chú”./.

Bài và ảnh: Thành Khuê

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
  • Cách quay video TikTok chất lượng
  • Hai chủ nhân Giải thưởng VinFuture nhận giải Nobel Hóa học 2024
  • Bộ sưu tập iPhone 16 Series 'độc nhất vô nhị'
  • Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
  • Hai nhà khoa học Bắc Mỹ giành Nobel Vật lý nhờ lĩnh vực học máy và AI
  • Tập trung kiểm tra hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng
  • Vì sao thu hồi tên lửa thành công là bước tiến quan trọng cho nhân loại?
推荐内容
  • Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
  • Vietcombank: Ứng dụng chuyển đổi số, trở thành ngân hàng sáng tạo và hiệu quả
  • Đại sứ Mỹ: Phát triển lao động tay nghề cao, Việt Nam sẽ hấp dẫn đầu tư
  • Gọi thoại quốc tế: Tiết kiệm chi phí, gọi càng nhiều nhận data càng lớn
  • Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
  • Samsung Galaxy S26 sẽ khai tử dòng S cơ bản?