【truc tiếp kết quả bóng đá】Đào tạo nghề lao động nông thôn góp phần tái cơ cấu nông nghiệp
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) đã cho biết như vậy,Đàotạonghềlaođộngnôngthôngópphầntáicơcấunôngnghiệtruc tiếp kết quả bóng đá trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCO.
* PV:Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (Đề án 1956) có mục tiêu, trong 11 năm (2010 - 2020) đào tạo nghề cho 11 triệu lao động nông thôn. Thực tế công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thời gian qua đã đạt kết quả như thế nào, thưa ông?
- Ông Lê Đức Thịnh:Có thể nói, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cơ bản đảm bảo mục tiêu về số lượng lao động được đào tạo nghề quy định trong Đề án 1956 và Quyết định 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (năm 2008 là 12%; năm 2016 là 34,14%; năm 2018 là 38,6%). Một số địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao như Hậu Giang (64%), Phú Yên (60%), Thanh Hóa, Nam Định.
Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, kết quả triển khai đã hỗ trợ đào tạo 1.148.917/1.600.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp (đạt 75% kế hoạch). Sau học nghề đã có 872.696 người chiếm (84%) số được đào tạo có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ. Kinh phí hỗ trợ dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn này là 2.051 tỷ đồng/7.887,15 tỷ đồng chiếm 26% kinh phí chung của đề án.
Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ trên 1.445,0 tỷ đồng, chiếm 18% tổng kinh phí bố trí thực hiện đề án. Ngân sách địa phương và các nguồn từ các chương trình, dự án khác: khoảng 606 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng kinh phí bố trí thực hiện đề án.
|
Trong giai đoạn 2016 - 2019, đã đào tạo được 1.150.000/1.400.000 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, đạt 82% kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020. Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được bối trí chung trong Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
Theo dự kiến kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho đào tạo nghề cả giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) là 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương trong 4 năm (2016 - 2019), thực tế mới bố trí được khoảng 2.300 tỷ đồng, bằng 54% so với kinh phí dự kiến. Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề nông nghiệp được gần 1.000 tỷ đồng
Hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở dạy nghề mà còn thu hút được các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, trường (trung cấp, cao đẳng, đại học); các lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp; những nghệ nhân, người có tay nghề cao trong các làng nghề tham gia giảng dạy. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã bước đầu đã quan tâm, hợp tác với các cơ sở đào tạo để xây dựng giáo trình, hỗ trợ địa bàn thực tập và tuyển dụng học viên sau khóa học.
Các ngành, địa phương đã xác định đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân; góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; hình thành lên nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân trong sản xuất nông lâm thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thành các vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...
* PV:Tuy nhiên, thực tế việc đào tạo nghề nông thôn vẫn còn có thực trạng "cung" chưa khớp với "cầu". Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế này?
- Ông Lê Đức Thịnh:Đúng vậy. Tình trạng “cung” chưa khớp với “cầu” còn phổ biến, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Một số nơi chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của lao động nông thôn, từ đó chưa phát huy việc đào tạo nghề nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp chưa thật phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người học nghề. Việc dạy và học nghề ở nhiều nơi còn mang tính hình thức.
Cá biệt còn có tình trạng chạy theo số lượng, tập trung cho giải ngân, chưa quan tâm đến chất lượng và nhu cầu chất lượng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu học nghề của người lao động…
Nguyên nhân thực trạng này do công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn từ trung ương đến các địa phương còn nhiều hạn chế, nhất là công tác về xây dựng cơ chế, chính sách; công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề và xây dựng kế hoạch, cơ cấu nghề đào tạo; công tác xây dựng cơ sở dữ liệu nghề nông nghiệp phục vụ hoach định chính sách, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ban hành thiếu sự đồng bộ với các chính sách khác như chính sách hỗ trợ về tín dụng, đất đai, khởi nghiệp nông nghiệp, chính sách hỗ trợ thành lập trang trại, doanh nghiệp hợp tác xã, khuyến nông…
Doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu đào tạo lao động nhưng tiềm lực tài chính, nguồn lực cán bộ hạn chế và đặc biệt cơ chế để thu hút sự tham gia còn bất cập như: Doanh nghiệp không được cấp phép, cán bộ của doanh nghiệp không có chứng chỉ đứng lớp như quy định, nội dung nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp không được tham gia xây dựng giáo trình đào tạo nghề cùng cơ sở dạy nghề...
* PV:Dự báo giai đoạn 10 năm tiếp theo (2020 - 2030) nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động động khu vực nông thôn là rất lớn. Thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo và gắn đào tạo với thực tế, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cần chú trọng vấn đề gì, thưa ông?
- Ông Lê Đức Thịnh:Dự báo giai đoạn 10 năm tiếp theo (2020 - 2030) nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động động khu vực nông thôn rất lớn, biến động từ 3,5 triệu đến 6 triệu lượt người học. Đến năm 2025 tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 30% và tiếp tục giảm xuống còn 20% vào năm 2025 và 15% vào năm 2035.
Tỷ lệ lao động nông thôn cần có sự đột phá, phát triển nhanh, nhất là nhóm có chuyên môn kỹ thuật (cần đến 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2035).
Để đáp ứng nhu cầu này, thời gian tới cần phải xem đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp đột phá đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm mà ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện như: Đề án phát triển mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020.
Bên cạnh đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cần bám sát nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2030 ở địa phương, vùng miền để hoạch định cơ cấu nghề, chương trình, nội dung đào tạo nghề cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xã viên, nông dân nghèo trong cả nước.
Đồng thời, hệ thống các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách khác như tín dụng, đất đai, hỗ trợ hạ tầng, thương mại hóa sản phẩm cần phải được điều chỉnh một cách đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy tốt đa hiệu quả đào tạo nghề, giúp cho người học áp dụng tốt nhất kiến thực học được vào sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho bản thân.
Đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn cần theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành người làm chủ trong sản xuất nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp chuyển đổi sang công nghiệp dịch vụ.
Dành tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu nghề cho các nội dung đào tạo về kỹ năng sử dụng máy móc cơ giới hóa đồng ruộng, chế biến nông sản, công nghệ hiện đại, nghề quản lý trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp...
Về hình thức đào tạo, cần tiếp tục coi trọng việc hỗ trợ đào tạo tại các doanh nghiệp, hợp tác xã và các dạng thực hành tại nơi sản xuất là chính; khuyến khích xã hội hóa và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề. Mỗi địa phương có từ 1 - 2 đơn vị đào tạo gắn với thực tiễn, theo nhu cầu đặt hàng của địa phương./.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc
- ·Thời điểm chín muồi phát huy nội lực các tôn giáo
- ·Năm 2017, Cà Mau đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Tái cơ cấu nền kinh tế: Tránh bài học đầu tư dàn trải
- ·Hoạt động logistics đóng góp quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu
- ·Quốc hội thông qua việc đưa đấu giá nợ xấu vào Luật Đấu giá tài sản
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Đề nghị một loạt tỉnh chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Miền Đông Ukraine: Bao giờ ngừng tiếng súng ?
- ·Vì đâu Thông tư 20/2011/TT
- ·Chính phủ quyết tâm giữ trần nợ công 65% GDP
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Tập đoàn FLC có tân Chủ tịch, bà Bùi Hải Huyền trở lại vị trí Tổng Giám đốc
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ
- ·GDP không đạt khiến nợ công ngày càng tăng nhanh
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Quân đội phải chú trọng thế trận biển đảo, biên giới