【lịch thi đâu hôm nay】Đầu tư tư nhân cần trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
Rủi ro pháp lý khiến doanh nghiệp tư nhân ít đầu tư vào các dự án lớn Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân Tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững |
Hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024. |
Tại Hội thảo khoa học quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 và công bố ấn phẩm thường niên “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vào ngày 17/4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, 2023 được coi là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm gần đây, trong đó, nổi bật nhất là sự suy yếu của tổng cầu.
“Tổng cầu giảm cho thấy nền kinh tế có nguy cơ suy thoái, điều này ảnh hưởng đến đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, gây ra các hậu quả như sản xuất công nghiệp sụt giảm, thất nghiệp tăng cao, giảm thu nhập và chi tiêu của người dân… Vì vậy, phục hồi tổng cầu là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam”, GS.TS. Phạm Hồng Chương nêu rõ.
Cụ thể hơn về nhận định này, ấn phẩm của Trường đã chỉ rõ, kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với nhiều tác động bất ổn, khó lường và tiêu cực từ kinh tế thế giới trong năm 2024. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu còn yếu, khu vực doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi động lực tăng trưởng mới còn chưa rõ ràng. Môi trường tài chính và vĩ mô như hệ thống tài chính tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vàng và thị trường bất động sản còn chứa đựng nhiều rủi ro.
Trong khi đó, chất lượng tăng trưởng còn thấp, mô hình tăng trưởng chưa có nhiều cải thiện. Vì vậy, năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Khả năng tăng trưởng như mục tiêu đề ra là rất khó khăn.
Nhấn mạnh thêm về những thách thức, TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu khiến nền kinh tế Việt Nam khó khăn, do cả ba thành phần là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều suy yếu.
Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong năm 2023 theo giá hiện hành chỉ tăng 6,2% so với năm trước (năm 2022 tăng 11,2%). Trong khi đó, động lực chi tiêu cũng có xu hướng suy giảm. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%).
Về thương mại quốc tế, năm 2023, kim ngạch xuất và nhập khẩu đều giảm mạnh so với năm trước, lần lượt giảm 4,4% và 8,9% do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam đều giảm. Lượng xuất khẩu tới thị trường Mỹ giảm mạnh nhất ở mức 11,6%, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm 15,5% - lớn nhất trong các thị trường chính. Điều này khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với năm 2022.
Từ những vấn đề trên, tại hội thảo, GS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế chưa có cải thiện về chiều sâu, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao thì Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) cần được hồi phục nhanh chóng và đẩy mạnh hơn nữa.
Đặc biệt, điểm mới trong những khuyến nghị năm nay của ấn phẩm thường niên là phải tập trung cho đầu tư tư nhân, bởi đây là lĩnh vực có tính lan tỏa cao nhất, tác động mạnh đến tăng trưởng GRDP của các địa phương, không phải đầu tư công.
Theo GS.TS. Tô Trung Thành, nền kinh tế về dài hạn không thể trông chờ vào đầu tư công mà cần có giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất.
Cụ thể là cần tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm thực chất những điều kiện kinh doanh đang là rào cản; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa; ban hành các cơ chế chính sách nhằm thực hiện các chính sách hỗ trợ có trọng điểm như hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận đất đai, tín dụng, nâng cao năng lực kỹ thuật để áp dụng công nghệ mới…
Nói thêm về vấn đề này, PGS.TS, Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào bất động sản, nên khi thị trường gặp khó khăn thì các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, với những giải pháp để hỗ trợ kích thích đầu tư tư nhân, hoạt động của các doanh nghiệp sang năm 2025 sẽ khả dĩ hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, chính sách tài khóa cần tích cực và chủ động trong kích thích tăng trưởng nhằm đối phó với những vấn đề của suy giảm tăng trưởng. Chẳng hạn như đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một cách có hiệu quả… Về chính sách tiền tệ thì cần triển khai một số chính sách nhằm tăng cường mức độ tiếp cận tín dụng, nhất là đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Tin tức cảnh báo nổi bật: Bắp chuối tẩy trắng bằng hóa chất
- ·Ngăn ngừa tiêu chảy mùa lạnh bằng thần dược rẻ tiền có ngay trong
- ·Cách xử lý nước hộ gia đình để tránh dịch bệnh sau mưa
- ·Sóc Bom Bo
- ·Bản tin cảnh báo nổi bật nhất ngày 16/10
- ·Chất tạo mùi cà phê làm từ phản ứng hoá học
- ·Thu hồi loạt xe đạp thể thao quốc tế Breezer và Fuji
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái đường
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Báo động 'chiêu' ăn cắp tiền mới qua máy ATM
- ·Cảnh báo sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch khống
- ·'Té ngửa' với máy lọc không khí có công năng làm trắng da
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·5.000 đồng/đôi tất vỏ Australia, Nhật, Hàn, ruột Việt Nam
- ·‘Phù phép’ trái cây thối thành hàng tấn ô mai tiêu thụ dịp tết
- ·7 thực phẩm ngày Tết ‘cấm kỵ’ đun lại
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Tiêu hủy lượng lớn hàng giả với tổng giá trị 11 tỷ đồng tại HCM