【hoffenheim đấu với köln】Hãy khôi phục một loại đại danh trà của Huế
Không chỉ có người Nhật mới nổi tiếng,ãykhôiphụcmộtloạiđạidanhtràcủaHuếhoffenheim đấu với köln mà cái thú thưởng trà đi cũng đã đi vào cuộc sống người Việt từ rất lâu rồi. Thế nên mới từng nghe câu: Người Việt mở mắt chào đời là đã thấy trà. Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn là thú vui thanh nhã, di dưỡng tinh thần, và cả là thần dược để phòng chữa bệnh tật. Như người xưa tổng kết: Uống vài ba chung trà đều đặn mỗi buổi sáng sớm sẽ có thể tránh được tật bệnh (…Bình minh sổ trản trà/ Nhật nhật y như thử/ Lương y bất đáo gia).
Các loại trà cụ của người xưa trong bộ sưu tập của Trần Đình Sơn
Cách thưởng trà của người Huế với ảnh hưởng của lối sống cung đình từng nổi tiếng cầu kỳ tao nhã, và bây giờ cũng có không ít người vẫn tiếp nối cái sự nổi tiếng tao nhã cầu kỳ ấy. Nhiều người buổi sáng thiếu gì thì thiếu, thiếu trà là không thể chịu được. Mà đâu có các cụ cao niên, nhiều người trẻ cũng vậy. Không đơn giản chỉ bỏ trà vào ấm, hãm, rồi uống. Không ít bạn trẻ bây giờ trong nhà cũng “bày đặt” sắm cho đủ bộ trà cụ với lỉnh kỉnh những khay, những ấm, những chén quân, chén tống, hũ đựng trà, dụng cụ xúc trà, hỏa lò, cái gắp chén,... Ngày nghỉ cuối tuần hoặc lễ tết, hoặc khi đón bạn chơi nhà, họ soạn ra, vừa rỉ rả chuyện trò, vừa tỉ mẩn pha chế để có tách trà thơm tho mà nhâm nhi ngẫm ngợi…
Có lẽ cũng vì thấy thị trường có nhu cầu, nên nhiều năm trở lại đây một số “trà đình”, “trà quán”… ở cả 2 bờ bắc-nam sông Hương cũng được mở ra và thu hút du khách lẫn dân bản địa nhiều giới tìm đến tham quan, trải nghiệm. Tôi cũng từng là một trong số những người như thế. Có nhiều loại trà cho khách lựa chọn với những cái tên rất kêu: Quý phi, Ô long cung đình, hoa cúc, hoa hồng, cung đình bát bửu,… Tôi cũng từng được thử qua các loại trà có tên nghe rất kiêu sa ấy, nhưng thú thật không khoái lắm. Chả biết nguyên gốc xưa thì thế nào, có đúng là có loại trà như thế không (?), nay thì, ít ra là với tôi, uống nghe như… thuốc bắc hoặc là húp một món chè gì đó. Chẳng hiểu có quê mùa hay không, nhưng tạng tôi thì vẫn cứ thích kiểu đậm đà, đắng đắng một tí, chát chát một tí, rồi lưu cái ngọt hậu trong cổ họng rất đã như kiểu trà Bắc Thái, Tân Cương. Tiếc là trong cả rừng các thức trà đang lưu hành và được mến chuộng trên đất Cố đô lại không có trà của Huế, trong lúc Huế cũng từng có đại danh trà từng đi vào sử sách: Trà Tước thiệt. Đó loại trà búp, sao xong thì khô quăn, nhỏ như lưỡi con chim sẻ.
Một ấm trà mời khách là nét văn hóa không thể thiếu của người Huế
Sách Văn minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng và sách Chuyện cũ Vân Đường của tác giả Trần Đình Sơn đều thấy có đề cập đến loại trà trên: Tước thiệt trà là loại danh trà xưa của Đại Việt rất thơm ngon từng được ghi nhận trong An Nam Vũ cống (Dư địa chí) của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380-1442).... Dương Văn An (1514-1591) (cũng) lưu lại bóng dáng loại danh trà này trong tác phẩm Ô châu cận lục: “Trà ở huyện Kim Trà nay là Hương Trà Huế tên gọi lưỡi sẻ (Tước thiệt) trồng tại những đồi núi An Cựu, giải thoát, trừ phiền, chữa thuỷ đứng đầu trăm loại thảo dược, tính linh diệu...”. Thời gian và chiến tranh loạn lạc đã làm cho giống trà này hoàn toàn mất dấu.
Huế từng có loại gạo đặc sản tên là gạo de An Cựu nay cũng biệt tăm tích, nhưng khác với gạo de An Cựu đã thất truyền, cánh đồng An Cựu - tương truyền chỉ có nơi ấy mới trồng được lúa de cũng đã bị san lấp, trà Tước thiệt nay vẫn còn tên và thấy được rao bán trong danh mục các loại trà ngon ở các tỉnh vùng núi và trung du phía bắc. Vùng An Cựu (cũ) và vùng Hương Trà giờ đây đồi núi vẫn còn nhiều, đó là vùng đất vẫn thấy phù hợp để cây chè sinh trưởng. Chợt nghĩ, tại sao bây giờ Huế không thử sưu tầm giống trà Tước thiệt để về trồng lại. Nếu thí điểm, thấy phát triển và giữ được phẩm chất thì nhân rộng thêm. Tất nhiên, chưa dám mong có sản lượng để thành hàng hóa, nhưng để khôi phục một loại đại danh trà của Cố đô và đưa vào phục vụ để làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, thiết nghĩ cũng thú vị và là một việc nên làm.
Bài, ảnh: HIỀN AN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Triển lãm Ảnh và phim phóng sự
- ·Xe máy điện được đề xuất lùi thời hạn đăng ký vào cuối 2016
- ·Đàn ông chán vợ không cần lý do
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý triệt để vi phạm trên cao tốc Nội Bài
- ·5 tỷ phú thiệt mạng trong vụ nổ tàu lặn Titan là ai?
- ·Pin được gắn Nhãn xanh bảo vệ môi trường
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Chạm nhẹ vào cây nở hoa đẹp, chàng trai suýt trả giá bằng cả tính mạng
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Sẽ hoàn thành 100% DN chuyển đổi hình thức sử dụng hóa đơn trong tháng 10
- ·Thực tế phũ phàng của thế hệ trẻ Australia khi sống riêng
- ·Đại học Hà Hoa Tiên trở thành Cụm trường Công an nhân dân
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Kate bất ngờ xuất hiện trong video chúc mừng tuyển Olympic Anh
- ·Khoảnh khắc đâm xe kinh hoàng trên cao tốc Hà Nội
- ·Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Điện Lực
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Thực tế phũ phàng của thế hệ trẻ Australia khi sống riêng