【bảng xếp hạng u21 quốc gia】Vào cuộc đồng bộ, sát sao trong điều hành giá
CPI tháng 8 chỉ tăng 0,àocuộcđồngbộsátsaotrongđiềuhànhgiábảng xếp hạng u21 quốc gia006% so với tháng trước
Tại cuộc họp này, đại diện Bộ Tài chính đã có báo cáo về công tác điều hành giá những tháng đầu năm và dự báo tình hình giá cả, cũng như phương án điều hành giá những tháng cuối năm.
Theo báo cáo, Bộ Tài chính cho biết 8 tháng qua, kinh tế trong nước phục hồi nhanh và hầu hết ở các ngành, lĩnh vực, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 ước tăng 0,006% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58% - 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 ước tăng 0,006% so với tháng trước. |
Dự báo thời gian tới, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ tình trạng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững của kinh tế thế giới… Trong đó, Bộ Công thương cập nhật dự báo, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới giảm trong quý IV/2022, bình quân cả năm ở mức 115 - 125 USD/thùng (giảm so với mức dự báo 130 - 140 USD/thùng đưa ra tại cuộc họp vào tháng trước).
Ngoài ra, một số yếu tố khác gây áp lực lên mặt bằng giá như: đồng USD tăng giá; giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ tết cuối năm. Giá thịt lợn đang có xu hướng tăng do ảnh hưởng của thị trường một số nước lân cận và chi phí sản xuất. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch có sự hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Việc tập trung triển khai đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vào cuối năm cũng có thể làm giá cả biến động nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với ước tính CPI tháng 8 tăng 0,006%, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 4 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,27% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%.
Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu, dự báo của Ngân hàng Nhà nước về lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 trong khoảng 2,3 + 0,2%, Bộ Tài chính đã cập nhật 2 kịch bản điều hành giá. Theo đó, dự báo CPI bình quân năm 2022 so năm 2021 tăng trong khoảng 3,37% - 3,87%.
Kết quả này cũng khá tương đồng với kịch bản của Tổng cục Thống kê, dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,4% - 3,7%. Còn theo Ngân hàng Nhà nước, dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,7 ± 0,3%.
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu theo đúng quy định
Trong phần thảo luận, đại diện các bộ, ngành đánh giá cao báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính, đồng thời đã bổ sung làm rõ một số nội dung liên quan tới đảm bảo nguồn cung, điều hành giá xăng dầu; quản lý giá vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản; điều hành chính sách tiền tệ; đảm bảo cung cầu, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu…
Thống nhất nhận định khả năng năm nay chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý giá, song các ý kiến cũng cho rằng, bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến rất khó lường, trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác điều hành giá trong những tháng còn lại của năm 2022 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, tuyệt đối không được chủ quan. Theo đó, các giải pháp cần tập trung thực hiện là: nâng cao năng lực dự báo; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm về giá; đảm bảo nguồn cung, mặt bằng giá cả các mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về công tác điều hành giá, tránh "kỳ vọng lạm phát" quá mức,…
Các chính sách tài khóa góp phần giảm áp lực giá cảTheo Bộ Tài chính, trong những tháng cuối năm, có một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá như nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, giá điện bình quân được giữ ổn định trong những tháng còn lại của năm. Đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công, Bộ Y tế đề xuất trong năm 2022 chưa thực hiện điều chỉnh. Kinh tế thế giới có dấu hiệu chững lại có thể làm giảm nhu cầu hàng hóa không thiết yếu được sản xuất ở Việt Nam. Các chính sách tài khóa đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá, trong đó các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. |
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá từ đầu năm tới nay, tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động đã tác động không thuận lợi với nền kinh tế trong nước, gây áp lực lớn với công tác điều hành giá. Song với sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, công tác điều hành giá đạt được kết quả rất tích cực. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là giá xăng dầu thế giới giảm, kết quả này đạt được còn do chúng ta đã thống nhất, cùng chia sẻ để điều hành giá rất linh hoạt, hiệu quả.
Về công tác điều hành giá những tháng cuối năm, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là; cần theo dõi sát tình hình thế giới, lường trước các yếu tố tiềm ẩn rủi ro như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh,… có khả năng xảy ra để chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả, kịp thời.
Đối với chính sách tài khóa, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát lại các chính sách, nhất là những chính sách đến cuối năm nay sẽ hết hiệu lực thì có tiếp tục hay không, nếu không sẽ có tác động đến năm 2023 như thế nào, qua đó tính toán, đề xuất giải pháp phù hợp; đồng thời phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp tài khóa kịp thời.
Với chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần hết sức sát sao để điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm vừa kiểm soát được lạm phát vừa hỗ trợ phát triển kinh tế.
Với giá xăng dầu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công thương phải chủ động bảo đảm nguồn cung xăng dầu, theo đúng quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP, "không được dung túng những trường hợp sai phạm"; điều hành giá xăng dầu công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Đã miễn, giảm 31.000 tỷ đồng thuế theo chương trình phục hồi kinh tếThực hiện các giải pháp tài khóa theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, cũng như ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế. Trong đó, về chính sách miễn, giảm thuế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các quy định về các chính sách miễn, giảm thuế thuộc chương trình phục hồi cụ thể như: giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% (ước tính 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 21.810 tỷ đồng); giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (ước tính 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 6.555 tỷ đồng); giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay (ước tính 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 737 tỷ đồng); điều chỉnh giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu đổi với nhiều nhóm mặt hàng (ước tính 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 925 tỷ đồng); giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (ước tính 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 900 tỷ đồng)... Quy mô dự kiến của các chính sách miễn, giảm thuế thuộc Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội khoảng 64 nghìn tỷ đồng, đến nay đã miễn giảm khoảng 31 nghìn tỷ đồng, tương đương trên 48%. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Dự án hội họa có một không hai
- ·Chuyện chưa kể về căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Sài Gòn
- ·Australia hoãn công bố ngân sách, chuẩn bị gói kích thích kinh tế
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Xử lý nghiêm cơ sở hành nghề y dược không phép trên địa bàn TP.Hà Nội
- ·Vì đâu máy tính trở nên "rùa bò"?
- ·Cảng Quảng Ninh sẽ đấu giá hơn 11,32 triệu cổ phần
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Nhà đầu tư nội tiếp tục bán tháo, khối ngoại mua ròng
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Giới thiệu Nghê Việt thay thế Sư tử Trung Quốc
- ·Hàn Quốc công bố gói bổ sung gần 10 tỷ USD phòng chống dịch COVID
- ·Hơn 10.000 doanh nghiệp Hàn Quốc cho nhân viên nghỉ làm phòng COVID
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Giá vàng thế giới tăng gần 1% trong phiên 11/3
- ·Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại
- ·Điều kiện DN áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông, Nam Trung Bộ nắng nóng gay gắt