【nhận định monterrey nữ】Kỳ vọng VN
Đây là nhận định của ông Lê Anh Tùng – Chuyên gia Chiến lược thị trường,ỳvọnhận định monterrey nữ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khi trao đổi nhanh với phóng viên TBTCVN về diễn biến của thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay.
* PV:Tăng tích cực trong nhiều phiên liên tiếp, nhưng chỉ số VN-Index đang trở lên lưỡng lự hơn khi tiệm cận mốc 1.000 điểm và giảm nhẹ trở lại. Ông bình luận thế nào về diễn biến của thị trường hiện nay?
Để tạo được một xu hướng mạnh, bền vững, thị trường cần một cú huých đến từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Đây vẫn là yếu tố gây nên sự bất định, kìm hãm tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Ông Lê Anh Tùng |
- Ông Lê Anh Tùng:Đà tăng mạnh và kéo dài trong 5 phiên liên tiếp vừa qua là kết quả của một chuỗi những sự kiện trong nước lẫn ngoài nước tích cực hỗ trợ thị trường, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên kể từ năm 2017, Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất, giá xăng dầu thế giới bật tăng mạnh và đàm phán Mỹ - Trung có những tiến triển tốt,… Bởi vậy, không quá bất ngờ khi VN-Index dễ dàng tăng lên tiệm cận mức kháng cự “tâm lý” 1.000 điểm.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào dữ liệu quá khứ, VN-Index gần đây đã 3 lần thất bại trong việc vượt qua ngưỡng này (kể từ tháng 4/2019), khiến tâm lý nhà đầu tư phần nào trở nên thận trọng và dè dặt hơn. Khi đó, một số nhà đầu tư sẽ chốt lời trạng thái của sóng tăng ngắn hạn vừa qua và thị trường bắt đầu trở nên rung lắc ở vùng này.
* PV:Theo ông, đây chỉ là sự điều chỉnh về mặt kỹ thuật hay là tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước nhiều yếu tố sắp xảy ra?
- Ông Lê Anh Tùng:Về mặt kỹ thuật, có thể thấy chỉ số VN-Index đã có những bước tăng khá “nóng” với 5 phiên tăng liên tiếp (có những phiên tăng hơn 1%) khiến xung lực tăng có phần suy yếu khi chỉ số này tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm. Điều này cho thấy việc thị trường xuất hiện các phiên rung lắc gần đây là hoàn toàn hiểu được. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến việc ngưỡng 1.000 điểm là ngưỡng cản tâm lý khá quan trọng đối với nhà đầu tư. Từ đầu năm đến nay thị trường thường suy yếu khi chỉ số VN-Index tiệm cận ngưỡng kháng cự này, kéo theo hoạt động chốt lời có phần gia tăng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy các thông tin tích cực gần đây tác động đến thị trường phần nhiều mang tính chất ngắn hạn. Nếu nhìn nhận kĩ lưỡng, một số sự kiện chỉ mang tính chất thời điểm (giá dầu tăng mạnh nhưng sau đó cũng điều chỉnh trở lại) hay không mang nhiều tác động đáng kể đến hoạt động doanh nghiệp (việc hạ lãi suất điều hành của NHNN khó có thể giúp mặt bằng lãi suất cho vay giảm)… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khi yếu tố tích cực về mặt tâm lý qua đi, giao dịch trên thị trường có phần chùng xuống.
* PV:Ông nghĩ thế nào về mốc 1.000 điểm của chỉ số VN-Index khi đang có 2 luồng ý kiến: 1- VN-Index sẽ quay đầu giảm khi tiệm cận ngưỡng này; 2 – VN-Index có thể lên vùng 1.017 – 1.034 điểm. Ông có thể lý giải về nhận định của mình?
- Ông Lê Anh Tùng:Chúng tôi đánh giá rủi ro điều chỉnh sẽ lớn hơn với VN-Index trong thời gian tới. Trên phương diện kĩ thuật, VN-Index vẫn nằm trong môi trường đi ngang về tổng thể kể từ tháng 3 trong khi đà tăng ngắn hạn thiếu tính bền vững, khiến khả năng bứt phá tạo xu hướng tăng trung hạn chưa cao.
Trên phương diện cơ bản, dù hiện đang ở trong điều kiện lý tưởng nhất trong 3 lần thử thách ngưỡng 1.000 gần đây, song chúng tôi vẫn cho rằng, VN-Index khó có thể bứt phá mạnh khỏi vùng này, bởi: (1) những thông tin tốt đã được phản ánh phần nhiều vào đà tăng nên tác động tích cực sẽ khó kéo dài; (2) tâm lý nhà đầu tư ở trạng thái khá thận trọng trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang chịu chi phối bởi diễn biến phức tạp của thị trường tài chính toàn cầu (chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ, suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc, sự kiện Brexit, biến động giá dầu, các rủi ro địa chính trị…).
Để tạo được xu hướng tăng dài hạn, thị trường cần cú hích đủ mạnh đến từ thương chiến Mỹ - Trung. Ảnh: DM. |
* PV:Nhìn 1 cách tổng thể, mặc dù có nhiều yếu tố tích cực từ trong nước, tuy nhiên, thị trường dường như vẫn thiếu đi động lực đủ mạnh để chuyển sang một xu thế tăng rõ nét hơn. Theo ông, thị trường đang cần gì để có động lực tăng tốt hơn?
- Ông Lê Anh Tùng:Dù xuất hiện một số yếu tố tích cực trong nước như việc NHNN Việt Nam giảm lãi suất điều hành, các chỉ tiêu vĩ mô liên quan lạm phát, tỷ giá được duy trì ổn định, tạo dựng được niềm tin cho nhà đầu tư…, nhưng trên phương diện tổng thể, chúng tôi đánh giá môi trường đầu tư trong nước đã kém thuận lợi hơn so với năm ngoái.
Chúng tôi nhận thấy những trở ngại lớn bao gồm việc tăng trưởng kinh tế, hoạt động xuất khẩu chậm lại (dù vẫn ở mức tích cực); khu vực bất động sản bị kiểm soát chặt chẽ hơn (siết chặt tín dụng bất động sản cùng với những cảnh báo trên kênh trái phiếu doanh nghiệp); tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức 14% (trong đó tăng trưởng tín dụng ở số ngân hàng lớn đang gặp nhiều khó khăn); chí phí đầu vào gồm giá điện, giá xăng tăng gây ảnh hưởng lên chi phí vốn của doanh nghiệp. Những khó khăn trên đã phản ánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp niêm yết với tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ đã chậm lại đáng kể so với 2 năm trước.
Trong khi đó, đối với các yếu tố ngoại biên, yếu tố tích cực có phần chiếm ưu thế. Khác với đầu năm, khi nhà đầu tư lo ngại việc các ngân hàng trung ương lớn gồm FED và ECB tiến hành nâng lãi suất, thì hiện tại nhà đầu tư có thể lạc quan hơn khi mà thanh khoản thị trường trở nên dồi dào hơn sau khi FED và ECB cắt giảm lãi suất. Bởi vậy, rủi ro thị trường rơi vào những phiên giảm sâu phần nào được loại trừ. Chúng tôi cũng kỳ vọng dòng tiền khối ngoại sẽ gia tăng nhiều hơn vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để tạo được một xu hướng mạnh, bền vững, thị trường cần một cú huých đến từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Đây vẫn là yếu tố gây nên sự bất định, kìm hãm tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
* PV:Ông có khuyến nghị gì đối với nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay?
- Ông Lê Anh Tùng:Với việc xu hướng tăng của thị trường chưa được xác nhận, nhà đầu tư có thể lựa chọn chiến lược giao dịch ngắn hạn đối với các cổ phiếu mục tiêu có triển vọng kết quả kinh doanh tốt và có các yếu tố hỗ trợ mạnh. Việc gia tăng tỷ trọng chỉ nên thực hiện ở những vùng hỗ trợ và tránh tình trạng mua đuổi theo thị trường.
Nhìn chung, chúng tôi đánh giá môi trường hiện tại đã thuận lợi hơn trước, đồng nghĩa với việc VN-Index sẽ có thể nhận được lực đỡ tốt ở vùng 950 – 960 điểm. Ở chiều ngược lại, chúng tôi cũng kỳ vọng VN-Index có thể có một số phiên chớm vượt qua mốc 1.000 điểm, song không cho rằng VN-Index có thể bứt phá quá xa khỏi ngưỡng này.
* PV: Xin cảm ơn ông!
D.T
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Nhận định Việt Nam vs Hong Kong
- ·Hải quan cảng Cái Mép tổ chức hội nghị tham vấn, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
- ·Infographics: Phát hành 24.708 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong quý I/2023
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·HLV Pep Guardiola ôm chặt Haaland trên sân tập trước chung kết C1
- ·Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
- ·HLV Troussier tạo ranh giới dễ phá vỡ giữa U23 và tuyển Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng giảm điểm, thanh khoản tăng lên trước thềm phiên đáo hạn
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Nhận định Việt Nam vs Hong Kong
- ·Liên tiếp nhặt được của rơi, tìm người đánh mất
- ·Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Nhiều cán bộ được điều động giữ các cương vị chủ chốt ở cơ sở
- ·Man City cảnh giác Barella ở chung kết Cúp C1 với Inter
- ·Ngành Tuyên giáo triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Quang Hải, Văn Hậu dự lớp học đặc biệt của UEFA