【lịch thi đấu của câu lạc bộ arsenal】Tiết kiệm chi tối đa để tăng lương
Kinh phí bổ sung để thực hiện mức lương mới trong năm 2014 sẽ được bố trí trong dự toán chi ngân sách năm 2014 của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung trên được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 104/2013/TT-BTC ngày 2-8-2013 hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở (thay thế mức lương tối thiểu) và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2013.
Việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở (thay thế mức lương tối thiểu) và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2013 theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27-6-2013 của Chính phủ, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ.
Thông tư quy định: Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP trong năm 2013 của các bộ, cơ quan Trung ương như sau:
Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2013 đã được cấp có thẩm quyền giao đối với từng cơ quan; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013, đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ; và các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2012 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2013 (nếu có).
Đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và của Đảng, đoàn thể: Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2013 đã được cấp có thẩm quyền giao đối với từng đơn vị sự nghiệp; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013.
Đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2012 trở về trước); và các nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2012 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2013 (nếu có).
Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 66/2013/NĐ-CP, số 73/2013/NĐ-CP năm 2013 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện như sau: Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013; đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp năm 2011 và năm 2012).
Ngoài ra, sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2013 đã được cấp có thẩm quyền giao (số tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2013 tăng so với dự toán năm 2012 sau khi đã tính cùng mặt bằng tiền lương, phụ cấp); 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2012 so dự toán năm 2012 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2013 so dự toán năm 2012.
Năm 2014, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương như nêu trên để đảm bảo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng cho cả năm 2014; kinh phí bổ sung để thực hiện mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng trong năm 2014 sẽ được bố trí trong dự toán chi ngân sách năm 2014 của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tư cũng nêu rõ, trong khi chờ được cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện ứng trước kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đảm bảo đủ nguồn thực hiện; đối với các địa phương có khó khăn về nguồn, có văn bản báo cáo gửi Bộ Tài chính để thực hiện ứng kinh phí cho địa phương.
Các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2013 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng khác theo quy định tại Thông tư này. Số kinh phí đã ứng trước và số đã sử dụng này được hoàn lại nguồn bằng số bổ sung kinh phí để thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm của cấp có thẩm quyền.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 20-9-2013.
T.Th
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Festival thủy sản Việt Nam tại Phú Yên
- ·Thiết bị nhỏ gọn, xử lý thông minh để tối ưu hóa quản lý hải quan
- ·Hệ thống kho Dự trữ Quốc gia: Từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng, lợi nhuận giảm
- ·Sự kiện nổi bật năm 2014 của Ngành Dự trữ Quốc gia
- ·Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nga sẽ tăng
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 12/2023 (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2023)
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Hơn 146 tỷ đồng thực hiện chuyển xếp lương cho giáo viên mầm non
- ·Hải quan Bắc Ninh khen thưởng công chức đạt thành tích xuất sắc thi đánh giá năng lực
- ·Ách tắc dưa hấu thông quan: Thiếu điều tiết vĩ mô
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Xuất khẩu: Nốt trầm trong bản nhạc vui
- ·Vẫn quản lý nhiên liệu hàng không dự trữ quốc gia theo phương thức cũ
- ·Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Xuất khẩu chè: Cần đi theo VietGAP