【thi đấu giải vô địch ý】Phụ huynh lo học phí đại học ngày càng tăng, con học xong chạy xe ôm
Phụ huynh lo học phí đại học ngày càng tăng,ụhuynhlohọcphíđạihọcngàycàngtăngconhọcxongchạyxeôthi đấu giải vô địch ý con học xong chạy xe ôm
Huyên Nguyễn(Dân trí) - Năm tới, học phí ở hầu hết các trường đại học đều tăng cao, do đó để lo cho con ăn học trong 4 năm tới không phải điều dễ dàng.
Chọn học ngành gì để có việc làm trong 5 năm tới?
Đó là trăn trở của phụ huynh Nguyễn Hoài Thu (quận 5, TPHCM) đặt ra khi tham gia một chương trình tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM mới đây.
Có con học lớp 12, tuy nhiên đến thời điểm này, gia đình chị Hoài Thu vẫn chưa thống nhất được ngành học của con bởi nhiều nỗi lo lắng.
"Tôi được biết, năm tới, học phí ở các trường đại học đều tăng cao, do đó để lo cho con ăn học trong 4 năm tới không phải điều dễ dàng. Trong khi đó, rất nhiều cử nhân nhận bằng tốt nghiệp xong nhưng lại chạy xe ôm công nghệ hoặc đi làm lao động chân tay tại các công ty", người mẹ trăn trở.
Do đó, chị Thu rất quan tâm đến việc ngành nghề nào có nhu cầu nhân lực cao trong 5 năm tới.
Cơ hội việc làm cũng là điểm đáng chú ý khi nhóm bạn Thúy Vy, Bảo Vy - học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn, TPHCM) - khi nghe tư vấn.
Nhóm nữ sinh cho biết, trong quá trình chọn trường, chọn ngành thì học phí, cơ hội việc làm và thu nhập sau khi ra trường là 3 điều quan trọng được học sinh đặt ra để lựa chọn.
Có hai con học lớp 11 và lớp 12, đều chuẩn bị bước vào đại học, chị Nguyễn Thị Kim Trang (40 tuổi, tỉnh Bình Thuận) cũng như "ngồi trên đống lửa" khi nghe tin học phí ngày càng tăng.
"Cả 2 con chỉ cách nhau 1 tuổi, đứa này vừa vào đại học là năm sau tới đứa tiếp theo. Các khoản phải chi tiêu nhiều hơn. Bây giờ điện nước, nhà ở, chi phí sinh hoạt ở thành phố rất đắt đỏ. Vậy nên việc các trường tăng học phí gây ra nhiều khó khăn", chị Trang chia sẻ lo lắng.
Để bớt gánh nặng, cả gia đình chị Kim Trang đang tìm trường đại học có học phí phù hợp để con được đến giảng đường, song cũng đảm bảo yếu tố ra trường có việc làm.
Giải đáp thắc mắc của phụ huynh, GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM - cho biết hầu hết học sinh, phụ huynh đều muốn chọn ngành phù hợp với nhu cầu của xã hội để có cơ hội việc làm rộng mở.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước và thế giới hiện nay biến động bất định, rất khó để đưa ra dự báo chính xác cho một vài năm tới ngành nghề nào sẽ có cơ hội việc làm nhiều nhất. Chưa kể, sự phát triển bùng nổ của công nghệ cũng đã làm thay đổi nhiều đến hành vi của người dân, khách hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Dù vậy, theo ông Bảo, các chuyên gia vẫn đưa ra một số dự báo việc làm tốt cho xu hướng đào tạo có tính đa ngành, liên ngành, xuyên ngành và đa lĩnh vực. Do vậy, những ngành nghề nào có kiến thức cộng hưởng về kỹ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra sự an toàn cho người sở hữu tấm bằng đại học tương lai.
Phó giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM gợi ý phụ huynh, học sinh quan tâm tới những ngành học ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán kinh tế truyền thống.
Chẳng hạn như hiện nay, người ta dùng công nghệ để xử lý các vấn đề về phục vụ khách hàng, cải thiện cho khách hàng, giao dịch tại các ngân hàng, logistics...
Dẫu thế, theo vị chuyên gia, chọn một ngành nghề phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội là quan trọng, nhưng điều quan trọng không kém là học như thế nào và học ở trường nào.
"Đừng xem học đại học như là học nghề. Ở trường đại học, điều mà sinh viên thụ hưởng đó là sự tự học, tự nghiên cứu để thay đổi, nâng cấp bản thân để tấm bằng đại học của mình không cũ kỹ, lạc hậu, dù nền kinh tế phát triển thế nào", GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo chia sẻ thêm.
Cùng với đó, ông Quốc Bảo nhấn mạnh việc lựa chọn ngành học phù hợp với tố chất của bản thân là điều đáng lưu tâm. Nếu chọn học ngành thời thượng, nhưng chúng ta không phù hợp với nó thì cũng không thể khai thác hết tiềm năng để tạo ra sự phát triển.
"Tóm lại, tôi cho rằng các bạn nên lựa chọn những ngành nghề có tính cộng hưởng, có tính kết hợp nhiều ứng dụng hiện nay, đón đầu xu hướng bùng nổ về công nghệ và khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.
Cùng với đó, tư duy học đại học là tư duy tự học, tự nghiên cứu, tự cập nhật kiến thức bản thân, thích ứng với sự phát triển của xã hội... Đó là những cái điều cốt lõi mà chúng ta cần cân nhắc trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, chọn trường", ông Bảo khuyên.
Lắng nghe con trong chọn nghề
Theo TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, trong quá trình lựa chọn ngành nghề, phụ huynh nên lắng nghe các con để định hướng chứ không nên áp đặt.
Ông chia sẻ rằng một số phụ huynh thương con, chọn ngành giúp con để mong sau này có việc làm tốt, thu nhập cao. Trong khi, con lại muốn chọn ngành khác, cơ hội việc làm không nhiều, ít tiền nên phụ huynh không chấp nhận.
"Với thế hệ gen Z ngày này, các em có hứng thú thì mới học và thành công được. Cho nên phụ huynh ép buộc các em cũng không học tốt được. Chúng tôi từng chứng kiến rất nhiều em vào giảng đường đại học phải dừng lại sau thời gian học vì không đúng những gì các em nghĩ và không đúng đam mê", ông Hạ cảnh báo.
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khuyên rằng phụ huynh đừng quá lo lắng trong chuyện quyết định chọn ngành của con. Nếu các em có đam mê, học giỏi sẽ có việc làm tốt.
"Giỏi không chỉ về kiến thức mà còn giỏi về kỹ năng thì chắc chắn sẽ có cơ hội thăng tiến và có thu nhập tốt. Nếu các con đã tự định hướng được ngành nghề của mình thì phụ huynh nên đồng hành cùng con mình", TS Phạm Tấn Hạ nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Hoãn kết án vô thời hạn vụ ông Trump 'chi tiền bịt miệng'
- ·Ông Putin tuyên bố tiếp tục thử nghiệm tên lửa mới
- ·Triển vọng hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Tân Cương, Trung Quốc
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet
- ·Thủ tướng yêu cầu rà soát toàn bộ tài sản công trước ngày 8/12
- ·Chính quyền Trump 2.0 đặt ưu tiên đối ngoại ở Đông Nam Á?
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Ông Kim Jong
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Ông Zelensky: Ukraine phải kết thúc chiến sự vào năm 2025
- ·Anh chuyển loạt tên lửa tầm xa Storm Shadow cho Ukraine
- ·Lực lượng Nga tiến nhanh về phía tây, phòng tuyến Donetsk trước bờ vực sụp đổ
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Mỹ thúc Ukraine hạ tuổi nghĩa vụ quân sự, tăng quy mô tuyển quân
- ·Mỹ và Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo
- ·Đức xem xét lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel của Tòa án Hình sự Quốc tế
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Nga sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động