【kèo nhà cái mới nhất】Quốc hội thảo luận về phòng chống tham nhũng
Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang). Ảnh: MINH ĐIỀN |
Đề nghị thành lập cơ quan điều tra độc lập về phòng chống tham nhũng
Mở đầu phiên họp chiều nay, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đã làm nóng nghị trường bằng hàng loạt câu hỏi liên quan đến thực tế phòng chống tham nhũng. Ông nêu rằng, cử tri rất bất bình về tình hình tham nhũng. Tại sao càng chống thì tham nhũng càng mạnh lên. Phát hiện tham nhũng thì nhiều mà xử lý thì ít?. Đề nghị năm 2013 và các năm tới mở cuộc vận động về tiết chế lòng tham; mở cuộc vận động từ chức, nhất là đối với các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh nếu lĩnh vực mình xảy ra những bê bối. Ông Đương đề nghị các vị có chức có quyền cần dũng cảm từ chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ và bỏ phiếu tín nhiệm luôn đối với các trưởng ngành như ngân hàng, xăng dầu, điện…
Cũng theo đề nghị của đại biểu Đỗ Văn Đương, năm 2013, đề nghị Chính phủ, kiểm toán tập trung vào các lĩnh vực mà dân bức xúc như các tập đoàn Nhà nước, ngân hàng, đất đai... Trước mắt, Bộ Công thương, Bộ Tài chính cần thống kê các vụ tạm nhập xăng dầu nhưng không tái xuất, chuyển các vụ có dấu hiệu hình sự, thu hồi thất thoát từ khâu này để lấy nguồn tăng lương.
“Hiện nay, chống tham nhũng mới chỉ là xử lý các vụ án tham nhũng vặt. Thật cay đắng là tham nhũng dăm ba triệu thì bị bỏ tù còn hàng loạt các vụ án lớn thì đầu voi đuôi chuột. Đề nghị thành lập Ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập, không nằm trong khối cơ quan hành pháp”, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị.
Cùng mối quan tâm về tội phạm tham nhũng, đại biểu Trịnh Thị Thanh Bình (Bến Tre) cũng bức xúc, xử lý tội phạm tham nhũng còn ít, đó là điều mà nhân dân bức xúc nhất.
“Nguyên nhân chính là do pháp luật và cơ chế xử lý tham nhũng còn chưa chặt chẽ. Khi điều tra tham nhũng, các đối tượng có chức vụ luôn có trình độ để tẩu tán tài sản, chứng cứ. Còn khi xử án thì các đối tượng này thường được tận dụng các tình tiết giảm nhẹ vì thân nhân tốt, vì vậy mức án thường dưới khung xử phạt. Đề nghị xử lý thật chặt chẽ. Phải Luật hóa tin tố giác tội phạm tham nhũng. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì phải chịu chế tài. Đồng ý thành lập cơ quan điều tra độc lập về tội phạm tham nhũng như nhiều đại biểu đã đề nghị”, bà Bình nói.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cho rằng, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, dựa vào dân để chống, còn nếu khoán cho các cơ quan tư pháp rất khó thành công. Đại biểu Trần Tiến Dũng còn cho rằng cả hệ thống chính trị phải dồn sức cho cuộc chiến không cân sức này thì mới lấy lại niềm tin cho người dân.
Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) phân tích sâu hơn những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng hiện hành. “Năm 2010, Quốc hội đã sửa luật thanh tra để bảo đảm tính độc lập của cơ quan thanh tra. Nhưng thực tế không thực hiện nghiêm: thời hạn ra kết luận thanh tra chậm, có xu hướng phụ thuộc vào đối tượng thanh tra; nội dung kết luận thanh tra không xác định trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước, các cá nhân, thể hiện điển hình qua kết luận thanh tra của Vinashin, Vinalines. Tiếp cận kết quả thanh tra còn nhiều khó khăn. Nếu bưng bít thì không thể chống tham nhũng tốt được”, bà Nga nói.
Bà Nga cũng cho rằng, vai trò kiểm toán chưa được đề cao theo Luật phòng chống tham nhũng. “Là công cụ để Quốc hội giám sát Chính phủ nhưng kiểm toán nhà nước chẳng thuộc Quốc hội cũng không thuộc Chính phủ. Điều này dẫn tới nhiều bất cập về vai trò, vị trí của kiểm toán trong phòng chống tham nhũng. Trong khi đó, đối tượng tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn nên nhiều khả năng họ sử dụng quyền lực để chống lại điều tra. Tôi đề nghị cho phép cơ quan công an được áp dụng cơ chế điều tra độc lập đối với phòng chống tham nhũng, dĩ nhiên đi liền với đó là cần giám sát để chống lạm dụng quyền lực trong điều tra”, bà Nga đề nghị.
Nữ đại biểu Quốc hội này cũng đỏi hòi, cần trả lời rõ tại sao trong vụ Vinashin lại không phát hiện được tội phạm tham nhũng. Tại sao các vụ án tham nhũng thường theo kiểu đầu voi đuôi chuột?. Bộ trưởng Bộ Công an cần trả lời có hay không dấu hiệu tham nhũng ngay trong lực lượng làm công tác phòng chống tham nhũng?
Bức xúc không kém, đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) thốt lên, tội phạm tham nhũng vẫn là nỗi đau thấu xương, không yên lòng đối với cả người còn sống lẫn người đã khuất.
Cảnh giác với tội phạm kinh tế
Bên cạnh những bức xúc về tệ tham nhũng, chiều nay nhiều đại biểu cũng đề nghị cần hết sức chú ý về loại tội phạm kinh tế. Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, những gì về tội phạm ngân hàng được phát hiện trong thời gian vừa qua mới chỉ là bề nổi; tảng băng chìm là tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực này, gắn liền với việc gia tăng nợ xấu.
“Trên thực tế, doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn vay lãi suất 15%, muốn vay được thì phải “bôi trơn”. Khi bất động sản xuống dưới giá trị thế chấp như hiện nay, doanh nghiệp sẽ bỏ, ngân hàng phải ôm, tức là nợ xấu càng tăng. Vì vậy, cần phải xử lý quyết liệt loại tội phạm này, các cơ quan điều tra phải hết sức quan tâm’, ông Hiến phát biểu.
Đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM), cũng cho rằng, tội phạm kinh tế thường kéo dài, khó phát hiện là do có việc móc nối, bao che cho nhau, đến khi phát hiện thì “đã hỡi ôi”. Vì vậy, cần điều tra trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, loại tội phạm này diễn tiến thế nào để phòng ngừa kịp thời.
Đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) lại chỉ ra một thực tế khác, đó là nạn “bảo kê” hiện đang rất nhức nhối, làm cho tội từ nặng thành nhẹ. Theo ông, bảo kê có hầu hết ở các lĩnh vực, ở khắp nơi, làm biến dạng nhiều vấn đề, rất cần cần ngăn chặn.
Nguồn: SGGPOL
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Vinamilk có sản phẩm sữa tươi đầu tiên trên thế giới được chứng nhận từ tổ chức Clean Label Project
- ·WinMart Phú Mỹ Hưng trở thành địa điểm hot sau khi được tân trang theo mô hình cao cấp
- ·Ô tô có đèn ban ngày hỗ trợ giảm tỉ lệ tai nạn giao thông
- ·Chuyên Gia AI
- ·Nâng tầm giá trị hạt gạo Việt, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường ‘khó tính’
- ·Nissan Ariya
- ·Biến tri thức thành của cải vật chất để phát triển xã hội
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Bùng nổ ưu đãi với combo ‘bay Bamboo Airways, nghỉ Vinpearl’ giá chỉ từ hơn 2 triệu đồng
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·500 Yogi trên khắp cả nước đồng diễn chào mặt trời tại Fansipan
- ·Những mẫu ô tô mua đi bán lại ít lỗ nhất hiện nay được người dùng Việt chuộng
- ·Mở cổng trời
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Khai trương hãng Taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam
- ·Khuyến khích ngư dân thu gom rác thải nhựa, ngư cụ trong khai thác thủy sản
- ·Protein từ thực vật có thể giúp kéo dài tuổi thọ
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Chuyện chưa kể về những 'viên gạch' đầu tiên cùng sáng tạo bởi UPenn và VinUni