【kết quả thi đấu la liga】Vốn điều chỉnh tăng mạnh, đưa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lên 10,8 tỷ USD
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài,ốnđiềuchỉnhtăngmạnhđưavốnđầutưnướcngoàivàoViệtNamlêntỷkết quả thi đấu la liga tính đến ngày 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tưnước ngoài đạt trên 10,8 tỷ USD, bằng 88,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tuy vốn đăng ký mới giảm 56,3%, đạt 3,7 tỷ USD, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ.
Cụ thể, chỉ trong 4 tháng qua, đã có 323 lượt dự ánđăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 22,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 5,29 tỷ USD (tăng 92,5% so với cùng kỳ).
Bên cạnh đó, còn có 1.026 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (bằng 89,1% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên gần 1,83 tỷ USD (tăng 74,5% so với cùng kỳ).
Cơ cấu đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2022 theo thành phần vốn đầu tư |
Nhìn vào số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, có thể thấy, ngoài dự án cấp mới 1,32 tỷ USD của LEGO, hầu hết các dự án quy mô lớn được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư trong 4 tháng qua đều là dự án tăng vốn.
Trong đó, đáng chú ý có Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore), tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Hàn Quốc), tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD; và Dự án tăng vốn thêm 306 triệu USD của Goertek (Hồng Kông).
Các dự án quy mô lớn này đã góp phần quan trọng đẩy vốn đầu tư tăng thêm tăng mạnh. Điều này, theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã cho thấy niềm tin và kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài đối với tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, dù vốn đầu tư cấp mới giảm khá mạnh đã làm giảm tổng vốn đầu tư trong 4 tháng (giảm 11,7%), song số lượng dự án đầu tư mới trong cả 4 tháng đầu năm vẫn tăng nhẹ (0,7%).
Hơn nữa, việc giảm vốn đầu tư đăng ký so với các tháng đầu năm 2022 chủ yếu là do không có nhiều các dự án quy mô vốn lớn như các tháng cùng kỳ 2021.
Tuy nhiên, ngoài số lượng dự án mới, số lượt góp vốn, mua cổ phần giảm nhẹ so với tháng 3/2022 thì đều tăng hơn so với các tháng 1 và 2 năm 2022. Riêng số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn đang có xu hướng tăng đều trong các tháng đầu năm.
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, việc mở cửa các đường bay quốc tế từ ngày 15/3 sẽ tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trong thời gian tới. Dù có những tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế, vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng đầu tư hiện hữu.
Ngược lại với vốn đăng ký giảm, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài trong 4 tháng qua ước đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là xu hướng rất tích cực.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, với sự trợ giúp liên tục và hiệu quả của Chính phủ và các cơ quan chức năng, cùng với nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệpvượt qua đại dịch và thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Ở góc độ khác, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 4 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6,2 tỷ USD, chiếm 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sảnđứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 2,8 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo, lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 667,8 triệu USD và gần 357,5 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.
Xét về đối tác, đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 3,1 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 35,8% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 1,82 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư, tăng 53,9% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, với dự án LEGO có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho rằng, cuộc xung đột Nga - Ukraine không có tác động trực tiếp đáng kể đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, do đầu tư của Nga và Ukraine chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (chiếm 0,23% tổng vốn đầu tư).
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, cuộc xung đột có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch đầu tư ra khỏi Nga và Ukraine sang các nước châu Á. Trong đó, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư dịch chuyển này.
“Tuy nhiên, hiện nay xu hướng này vẫn chưa rõ ràng”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Bí quyết chiên cá ngon, giòn không phải ai cũng biết
- ·Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ
- ·Chàng trai Mỹ trúng số hơn 200 triệu USD vẫn 'chăn bò', sống giản dị
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Rừng cây lá vàng trên cung đường 48 khúc cua ở Nhật Bản
- ·Vợ chồng dù mặn nồng đến mấy cũng không ngủ kiểu này kẻo hại cả hai
- ·Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Dạy con tự lập, những việc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Phát huy vai trò "cầu nối"
- ·3 yếu tố nhận biết bánh Trung thu Hữu Nghị ‘chuẩn’
- ·Bà lão 87 tuổi bị con đẩy ra đường mỗi đêm, sáng mới được vào nhà
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·MB biếu tặng 650 triệu đồng gia đình 13 liệt sĩ Rào Trăng 3
- ·Phiên giao dịch cuối năm, giá vàng SJC đi lên mạnh mẽ
- ·Lạng Sơn thường xuyên đàm phán với Trung Quốc để giải quyết việc thông quan
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Bất động sản xanh, bài toán cho nhà đầu tư