【kết quả bóng đá u19 pháp】Cân đối ngân sách vẫn còn nhiều thách thức
Phấn đấu tăng thu,ânđốingânsáchvẫncònnhiềutháchthứkết quả bóng đá u19 pháp đáp ứng các nhu cầu chi
Trong công tác xây dựng dự toán NSNN hàng năm, Bộ Tài chính đã quán triệt nguyên tắc huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia. Trong đó, thực hiện bố trí dự toán chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, từng bước cơ cấu lại các nhiệm vụ, chương trình, dự án theo hướng lồng ghép, tiết giảm, đảm bảo các nhiệm vụ chi cần thiết, quan trọng. Thực hiện tốt các mục tiêu nêu trên nhằm đảm bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn thách thức, công tác tổ chức điều hành thu, chi NSNN được triển khai quyết liệt, phấn đấu hoàn thành đến mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán đã bố trí và xử lý kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức, trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao và tiết kiệm.
Điều đó đã được chứng minh trong thực hiện nhiệm vụ ngân sách những năm gần đây. Năm 2014, dự toán NSNN được xây dựng trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tốt hơn năm trước, nhưng mức độ cải thiện không lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa quá trình phục hồi của các nền kinh tế lớn. Kinh tế trong nước dự báo có chuyển biến tích cực hơn, song vẫn rất khó khăn; áp lực điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ công sát với giá thị trường; việc điều chỉnh chính sách thu theo tiến trình hội nhập và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh, thu hút đầu tư... ảnh hưởng không thuận đến số thu NSNN.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua với tổng số thu NSNN là 782,7 nghìn tỷ đồng, tổng số chi NSNN là 1.006,7 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN là 224 nghìn tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Trong tổ chức thực hiện, bằng các giải pháp chỉ đạo điều hành quyết liệt về thu NSNN kết hợp với các giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN theo các Nghị quyết Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2014 đã đạt được những kết quả quan trọng. Tổng số thu NSNN đạt 863,52 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với dự toán, không những đảm bảo cho các nhiệm vụ chi theo dự toán, mà còn đáp ứng nhiều nhu cầu quan trọng cấp thiết phát sinh về quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội và dành được 10 nghìn tỷ đồng chuyển sang năm 2015 để thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Năm 2015 với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tài chính- ngân sách, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tập trung triển khai quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chống thất thu ngân sách, chuyển giá, trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp và người nộp thuế. Trong tổ chức thực hiện, để chủ động trong điều hành NSNN trong điều kiện giá dầu giảm mạnh, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2015. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện thêm một số giải pháp về NSNN như: Yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tăng cường quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, điều hành sử dụng dự phòng ngân sách các cấp trong phạm vi 50% dự toán, dành nguồn để chủ động xử lý mất cân đối ngân sách trong trường hợp thu ngân sách giảm lớn... Kết quả thu NSNN 5 tháng đầu năm, tổng thu NSNN thực hiện ước đạt 380,76 nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014. Chi NSNN 5 tháng ước đạt 455,6 nghìn tỷ đồng, bằng 39,7% dự toán, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 72,98 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ đạt 64,87 nghìn tỷ đồng, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết…
Cân đối thu - chi, tăng khả năng trả nợ
Kinh tế Việt Nam những năm gần đây so với khu vực cũng đạt mức tăng trưởng khá, nhưng so với giai đoạn trước thì mức tăng trưởng thấp hơn nhiều. Nếu như giai đoạn trước, chúng ta tăng trưởng trên dưới 7% nhưng nay thấp hơn. Năm 2013 chỉ tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,8%, và kỳ vọng năm 2015 với cải cách và sự phục hồi kế hoạch Chính phủ trình QH khoảng 6,2%. Trong bối cảnh ấy, nợ công tốc độ tăng lại tương đối cao. Năm 2014 dư nợ công đã chiếm 60,3% GDP và với bội chi NSNN 2015 ước tính đạt 64% GDP.
Trả lời phỏng vấn Báo Hải quan, ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho biết: Năm 2014 số vay đảo nợ lên đến 70 nghìn tỷ đồng và năm 2015 bố trí trả nợ tăng cao hơn, ở mức 150 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn phải vay đảo nợ đến 130 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nghĩa vụ trả nợ của chúng ta lớn, gây áp lực đến cân đối NSNN và những năm tiếp theo.
Để khắc phục tình trạng này, theo ông Bùi Đức Thụ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải lặp lại cân đối và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, theo hướng giảm nợ công xuống dưới giới hạn an toàn cho phép và nghĩa vụ trả nợ hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu và so với tổng thu NSNN cũng phải giảm xuống. Để làm được điều đó phải rà soát lại việc điều chỉnh chính sách thu trong những năm qua để đảm bảo chính sách động viên đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực cho phù hợp. Đối với chi NSNN, phải triệt để tiết kiệm, chỉ bố trí cho những vấn đề thực sự cấp bách, hạn chế tình trạng lãng phí, nhất là việc tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, mua sắm những phương tiện đi lại, xây trụ sở quá mức cần thiết sẽ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia và bội chi NSNN.
“Trên cơ sở triệt để tiết kiệm chi, điều chỉnh tỷ lệ động viên ở mức hợp lý để giảm bội chi NSNN và cơ cấu lại chi ngân sách, như vậy sẽ tăng được phần để ưu tiên cho trả nợ”, ông Bùi Đức Thụ cho biết.
Để cân đối thu, chi tăng khả năng trả nợ của NSNN, thực hiện chi NSNN theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất- kinh doanh phát triển, góp phần tăng quy mô thu NSNN. Cùng với đó, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới làm giảm thu NSNN, trừ trường hợp cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết quốc tế và miễn, giảm, gia hạn thuế trong trường hợp thật cần thiết nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh trong nước.
Ngoài ra, giải pháp triệt để tiết kiệm chi thường xuyên cũng được Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện. Trên thực tế, nhiều năm gần đây, trước bối cảnh cân đối thu- chi ngân sách gặp nhiều khó khăn, giải pháp tiết kiệm chi thường xuyên đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Trả lời báo chí gần đây, ông Huỳnh Quang Hải, Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính cho biết, nhìn chung các bộ, ngành, địa phương hưởng ứng và thực hiện tốt, phù hợp chủ trương triệt để tiết kiệm chi ngân sách.
Tuy vậy, cân đối ngân sách những tháng còn lại của năm vẫn còn nhiều thách thức. 5 tháng qua, giá dầu thô hụt so với dự toán dẫn đến số thu vào ngân sách giảm 34% so với cùng kỳ năm 2014. Bộ Tài chính cho biết sẽ quyết tâm phấn đấu để đảm bảo thu đạt dự toán, phấn đấu vượt thu nội địa, thu từ xuất nhập khẩu để bù đắp.
Cùng với giải pháp tăng thu, Bộ Tài chính sẽ đánh giá tổng thể các chính sách, chương trình, dự án đã triển khai, lồng ghép các chính sách liên quan đến nông nghiệp nông thôn, an sinh xã hội, môi trường… chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn kinh phí đảm bảo; ưu tiên đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ (cả gốc và lãi) đến hạn của NSNN, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô. Đồng thời, khi xây dựng dự toán ngân sách trong năm tới, phải ưu tiên dành nguồn thỏa đáng cho chi trả nợ. Trong quá trình điều hành NSNN, trường hợp có tăng thu ngân sách Trung ương so dự toán, sẽ dành ưu tiên để tăng chi trả nợ, từ đó sẽ giảm thiểu được yêu cầu phải vay đảo nợ; cơ cấu lại các khoản nợ công, tăng các khoản vay trung, dài hạn, ưu tiên bố trí chi trả nợ; giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN...
(责任编辑:Thể thao)
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Khai mạc Diễn đàn GS1 khu vực Châu Á
- ·Ukraine thông báo về ghi nhãn năng lượng của máy sưởi
- ·Xử phạt 30 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Tục nhuộm răng đen độc đáo của phụ nữ dân tộc Lào
- ·“Vietcombank đã sẵn sàng đón nhận cơ hội thời kỳ hậu Covid
- ·Vì sao Newton và Einstein cho rằng thời gian là ảo ảnh
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Tiêu chuẩn và vấn đề rác thải nhựa: Vật liệu nào thay thế cho nhựa?
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Loạt tiêu chuẩn ISO về lĩnh vực sản xuất nông sản thực phẩm
- ·Giật mình 12 xác ướp lộ ra cạnh lâu đài nổi tiếng của Pháp
- ·VITAS: Thực hành mua hàng có trách nhiệm sẽ hỗ trợ ngành dệt may phát triển bền vững
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Đẩy mạnh hợp tác xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia trong APO
- ·Cơ hội thưởng thức nông sản, đặc sản địa phương tại Tuần hàng trái cây Hà Nội 2020
- ·Tiêu chuẩn trong ứng phó với biến đổi khí hậu
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Luật sư của bà Trần Uyên Phương: Cần làm rõ nghi vấn về tài liệu giả chữ ký, mạo danh