【tỷ lệ nhà】Phê duyệt sân bay Quảng Trị 5.822 tỷ đồng; Phú Yên tìm nhà đầu tư cho 23 dự án
Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Đề xuất 2 ý tưởng với Khu kinh tếĐông Nam Quảng Trị
Chủ tịch Quảng Trị đề nghị tư vấn cập nhật vào ý tưởng điều chỉnh quy hoạch 2 nội dung trở thành Trung tâm năng lượng khu vực miền Trung và xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.
Cảng Cửa Việt,êduyệtsânbayQuảngTrịtỷđồngPhúYêntìmnhàđầutưchodựátỷ lệ nhà thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. |
UBND tỉnh Quảng Trị vừa tiến hành họp trực tuyến với các đơn vị tư vấn gồm Công ty Sakae Corporate Advisory Pte Ltd; Công ty Meinhardt Planners Pte Ltd (Singapore); Tập đoàn Sakae Việt Nam để nghe báo cáo “Ý tưởng Điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và định hướng phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050” trong giai đoạn 1.
Báo cáo nội dung giai đoạn 1 về ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 tập trung là phân tích về phát triển khu vực, đánh giá quy hoạch chung, nghiên cứu, phân tích tình hình quy hoạch hiện trạng, tầm nhìn, mục tiêu và sơ đồ ý tưởng.
Dựa trên việc rà soát tầm nhìn của quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, đơn vị tư vấn đã bổ sung tầm nhìn đối phó với các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh hiện nay như dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế về quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới giao thông khu vực, tính kết nối của quy hoạch phân khu cũ với đô thị Đông Hà và sân bay; định vị lại các cửa ngõ và nút đô thị; chiến lược sử dụng đất theo hướng mở rộng khu đô thị về khu kinh tế; đánh giá mạng lưới cây xanh, mặt nước…
Cụ thể, đơn vị tư vấn đề xuất 2 kịch bản điều chỉnh quy hoạch với 4 khu vực sơ bộ. Trong đó, kịch bản 1 là ý tưởng phân cụm tích hợp; kịch bản 2 là ý tưởng phân vùng theo ô. Các hạng mục trong quy hoạch mới Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị bao gồm: Trung tâm triển lãm và Hội chợ Quốc tế; Công viên giải trí công cộng; Trung tâm Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị; Khu dân cư ven mặt nước; Đô thị sân bay Quảng Trị; Khu doanh nghiệp & Thương mại; Các khu công nghiệp sẵn sàng cho tương lai; Các cụm cộng đồng ven sông; Khu Nông - Thủy sản công nghệ cao…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, việc định vị lại quy hoạch tỉnh Quảng Trị, trong đó có điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là vấn đề rất quan trọng. Đây giải pháp thúc đẩy tỉnh phát triển tỉnh nhanh và bền vững.
Tỉnh Quảng Trị đồng tình cách tiếp cận, khung logic, khung chương trình Dự án điều chỉnh Khu kinh tế Đông Nam. Đặc biệt là ý tưởng quy hoạch phát triển hệ thống kết nối vùng, kết nối giao thông mà điểm nhấn là lấy cảng biển và sân bay làm trục trung tâm để hướng đến hoạt động công nghiệp và các hoạt động khác, cũng như định hướng phát triển xanh, bền vững, an toàn, trong đó tôn trọng tỉ lệ mặt nước, cây xanh hiện có để phát triển của Khu kinh tế Đông Nam trong tương lai mà đơn vị tư vấn trình bày.
Tuy vậy, ông Hưng đề nghị, đơn vị tư vấn cập nhật vào ý tưởng điều chỉnh quy hoạch nội dung 2 văn bản mang tính chiến lược đối với Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị để sát với thực tế, đó là: Kết luận của Thủ tướng Chính phủ thống nhất xây dựng tỉnh Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng khu vục miền Trung và văn bản của Hội đồng quốc gia về thống nhất xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.
Ngoài ra, đơn vị tư vấn cần tập trung nghiên cứu cụ thể hơn nữa về phát triển Khu kinh tế Đông Nam đối với sự phát triển tổng thể tỉnh Quảng Trị. Tính toán hiện trạng hiện có để bố trí phân khu và quy hoạch phát triển phân khu phù hợp hơn. Cần có nghiên cứu hiện trạng về văn hóa của người dân ở khu vực này. Về không gian và hướng phát triển đô thị, hai kịch bản mà các chuyên gia trình bày đều hấp dẫn, cần cho tỉnh thêm thời gian lựa chọn và trả lời đơn vị tư vấn.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị đơn vị rút ngắn giai đoạn 3 trong tháng 4/2022 để phù hợp với thời gian nghiên cứu định vị quy hoạch tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh làm đầu mối tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương liên quan về ý tưởng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị các chuyên gia trình bày trong cuộc họp này để chuyển lại đơn vị tư vấn trong tháng 12/2021.
Bộ Giao thông nêu quan điểm về việc UBND tỉnh Đồng Nai xin đầu tư 2 tuyến đường sắt
UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng giao làm chủ đầu tư Dự ánđường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Sân bay Long Thành và Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến về việc giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện 2 Dự án đường sắt.
Một đoàn tàu đường sắt nhẹ của Alstom - Pháp. |
Theo Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021, trong đó tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, chiều dài khoảng 84 km và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, chiều dài khoảng 38km được hoạch định tiến độ đầu tư trước năm 2030. Đồng thời, các tuyến đường sắt này được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 1/11/2021.
Để tăng khả năng kết nối đồng bộ với cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, giảm áp lực cho giao thông đường bộ, hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực, theo Bộ GTVT, việc nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt nêu trên là cần thiết.
Công văn của Bộ GTVT cho biết, do các tuyến đường sắt nêu trên đi qua địa phận nhiều tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Tp HCM Bà Rịa - Vũng Tàu) nên theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với các địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao UBND tỉnh Đông Nai làm cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp các địa phương thỏa thuận thống nhất giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền chủ trì thực hiện đầu tư 2 tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu, phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Trước đó, ông văn số 15109/UBND – KTN gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giao cho tỉnh này làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành và Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.
Được biết, Dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm,Tp Thủ Đức, Tp HCM, điểm cuối tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuyến có chiều dài 37,5km, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 40.566 tỷ đồng; hình thức đầu tư dự kiến là PPP.
Dự án tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu có điểm đầu tại ga Trảng Bom (khổ đường 1.435mm) huyện Trảng Bom , tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Dự án có chiều dài 65km, tổng mức đầu tư 50.822 tỷ đồng; hình thức đầu tư dự kiến là PPP.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, sau khi được sự chấp thuận của Thủ tướng giao nhiệm vụ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện 2 dự án, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ khẩn trương tiến hành lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phối hợp cùng các Bộ, ngành và các địa phương liên quan đến 2 dự án triển khai thực hiện dự án, sớm đưa vào khai thác đồng bộ với tiến độ của Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025.
Được biết, Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành và Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu đều nằm trong danh mục quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng ban hành vào ngày 1/11/2021.
Chính phủ yêu cầu đánh giá kỹ hiệu quả đầu tư Dự án metro số 3 Hà Nội
Dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 8,7 km, trị giá 1,75 tỷ USD đang được UBND TP. Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 9191/VPCP – CN gửi Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND TP. Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh về việc đề xuất khoản vay cho Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (metro số 3), đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai dự kiến vay vốn ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFP).
Tuyến metro số 3 Hà Nội sẽ được kéo dài đến tận ga Hoàng Mai. |
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội đánh giá nguồn vốn vay ADB với các nguồn vốn huy động khác (bao gồm cả vốn huy động trong nước) để lựa chọn vốn vay phù hợp, đảm bảo khả năng trả nợ, an toàn nợ công của địa phương, trong đó cần so sánh hai phương án: vay nước ngoài và vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nếu vay nước ngoài không hiệu quả thì bố trí nguồn vốn khác để thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầutư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội đánh giá kỹ sự cần thiết đầu tư, hiệu quả đầu tư của đề xuất Dự án, trong đó cần rà soát và làm rõ quy hoạch tổng thể; hiệu quả các dự án đường sắ tđô thị đã và đang triển khai, khả năng bố trí mặt bằng, khả năng kết nối, đồng bộ công nghệ, khả năng triển khai đúng tiến độ,… như kiến nghị của Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Vào cuối tháng 11/2021, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất các khoản vay cho Dự án.
Tại công văn này, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội rà soát lại hướng tuyến, vị trí các ga ngầm, làm rõ nguyên nhân tổng mức đầu tư Dự án cao hơn các dự án tuyến metro số 3 đoạn từ Nhổn – ga Hà Nội, số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo trong khi quy mô Dự án nhỏ hơn, chiều dài tuyến ngắn hơn.
Do dự án này huy động vốn vay nước ngoài khá hơn, nên Bộ Tài chính đề nghị UBND TP. Hà Nội lưu ý rút kinh nghiệm từ Dự án metro số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội để rà soát, không ký đồng thời hiệp định vay với các nhà tài trợ mà nên ký hiệp định vay theo nhu cầu giải ngân và tiến độ Dự án tương ứng với từng gói vay cho từng hạng mục khác nhau; tránh trường hợp ký hiệp định vay cùng lúc nhưng không có nhu cầu giải ngân đồng thời. Điều này dẫn tới Dự án phải trả phí cam kết đến hết thời gian ân hạn mà chưa giải ngân được, phải gia hạn thời gian rút vốn của hiệp định vay, gây tốn kém chi phí và sử dụng vốn vay không hiệu quả.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị Hà Nội đánh giá nguồn vốn vay ADB với các nguồn vốn khác (bao gồm vốn huy động trong nước) để lựa chọn vốn vay phù hợp, đảm bảo khả năn trả nợ, an toàn nợ công của địa phương và so sánh giữa hai phương án: vay nước ngoài và vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Nếu vay nước ngoài không hiệu quả, Bộ Tài chính đề nghị bố trí nguồn vốn khác để thực hiện.
Theo đề xuất của UBND TP. Hà Nội, Dự án metro số 3, đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai có chiều dài 8,7 km đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh. Ống hầm kép đi song song, ngầm qua nút giao Ô Đống Mác (vành đai 1), Mai Động (vành đai 2) và kết thúc phía sau Vành đai 3 với 7 ga ngầm (Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở), 1 khu lập tầu (phía sau, sát Trạm bơm Yên Sở).
Dự kiến thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng, trong đó vốn vay các nhà tài trợ nước ngoài: 1.478,68 triệu USD, tương đương 34.231 tỷ đồng, gồm vay ADB 940,8 triệu USD; vay KfW 305,08 triệu USD; vay AFD 232,8 triệu USD. Phần còn lại là vốn đối ứng trị giá 6.346 tỷ đồng, tương đương 274,1 triệu USD từ nguồn Ngân sách Thành phố.
Tiền Giang khởi công Dự án Nâng cấp kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2
Bộ Giao thông Vận tải vừa phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ khởi công Dự án Nâng cấp kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.335 tỷ đồng, quy mô diện tích sử dụng đất khoảng 29,79 ha sẽ nạo vét mở rộng luồng chạy tàu bờ Nam kênh Chợ Gạo, tổng chiều dài khoảng 9,85 km (từ Km12+000 - Km21+850), thi công công trình bảo vệ bờ Nam kênh Chợ Gạo, cầu và đường dân sinh…
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Tiền Giang tại Lễ khởi công Dự án |
Sau khi cải tạo, đoạn luồng trên đạt quy chuẩn luồng đường thủy cấp II, với chiều sâu hơn 3,5 m, rộng hơn 50 m, giúp tàu thuyền lưu thông thuận lợi hơn. Dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Để triển khai thi công, UBND huyện Chợ Gạo, Tiền Giang tiến hành áp giá đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng 5 khu tái định cư để sớm ổn định đời sống hơn 600 hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án với tổng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 683 tỷ đồng.
Kênh Chợ Gạo dài hơn 28 km, nối liền từ Rạch Lá đến rạch Kỳ Hôn kết nối giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ. Đây là tuyến giao thông thủy huyết mạch vùng ĐBSCL với TP.HCM, với trên 2.000 phương tiện thủy có trọng tải lớn chở hàng hóa vận chuyển hàng hàng hóa, nông sản từ miền Tây về TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.
Vào năm 2004, Bộ Giao thông vận tải đã đầu tư hoàn thành dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo (giai đoạn 1) phía bờ Bắc. Tuy nhiên, với nhiều lý do khách quan và chủ quan, Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2 đã bị treo nhiều năm, nên phía bờ Nam của tuyến kênh này hiện bị sạt lở nghiêm trọng gây khó khăn cho việc đi lại và cuộc sống sinh hoạt của người dân. Việc triển khai thi công Dự án đáp ứng sự mong mỏi của người dân địa phương sau thời gian dài bị đình trệ.
Trà Vinh phê duyệt Đề án phát triển thủy lợi vốn 4.352 tỷ đồng
Trà Vinh vừa phê duyệt Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ phân vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, có 55 công trình triển khai, trong đó giai đoạn đến năm 2025 thực hiện 16 công trình và sau năm 2025 thực hiện 39 công trình, với tổng vốn đầu tư 4.352 tỷ đồng.
Dự án Cống Láng Thé (huyện Càng Long) giúp ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Hữu Đức |
Đề án nhằm phát triển bền vững, đa mục tiêu và giảm nhẹ thiên tai, góp phần xây dựng nông mới. Trong đó, phát triển hệ thống thủy lợi phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch thủy lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, nhằm chủ động trong việc cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất.
Đặc biệt, Đề án nhấn mạnh việc khai thác hợp lý thống nhất hệ thống công trình thủy lợi nhằm đảm bảo không chia cắt theo địa giới hành chính, bảo đảm tính kế thừa, phục hồi, nâng cấp, cải tạo và mở rộng các công trình hiện có. Kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trên toàn tỉnh. Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tái tạo các nguồn tài nguyên bằng biện pháp công trình và phi công trình theo hướng phát triển bền vững.
Mục tiêu của Đề án nhằm đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên nước và khó khăn trong điều tiết nguồn nước nội vùng trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Kiến nghị phân vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ phát triển bền vững theo hướng tái cơ cấu nền nông nghiệp trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm.
Yêu cầu của Đề án phải đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững, đa mục tiêu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển vùng nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Đồng thời, phân vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện sản xuất và các tiểu vùng sinh thái.
UBND tỉnh Trà Vinh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện Đề án: tổ chức công bố rộng rãi nội dung Đề án, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận, nghiên cứu, triển khai, khai thác và sử dụng hiệu quả Đề án.
Thủ tướng phê duyệt Dự án đầu tư sân bay Quảng Trị trị giá 5.822 tỷ đồng
Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức PPP, có thời gian thực hiện 50 năm, sẽ do UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2148/QĐ - TTg về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức PPP.
Mô hình nhà ga hành khách sân bay Quảng Trị. (ảnh: TEDI) |
Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị có quy mô đầu tư theo quy hoạch là sân bay cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II; công suất theo quy hoạch 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm; loại tàu bay khai thác là tàu bay code C hoặc tương đương (Airbus320/321 hoặc tương đương); với tổng số vị trí đỗ tàu bay là 5 vị trí code C (có khả năng đỗ tàu bay code E).
Dự án được phân kỳ theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ xây dựng các công trình cơ bản của cảng hàng không Quảng Trị đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác là 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2019 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm. Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Dự án được triển khai trên địa bàn các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm, trong đó giai đoạn chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng từ năm 2021 - 2024; thời gian thực hiện đầu tư xây dựng 22 tháng kể từ ngày ký hợp đồng; thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.
Theo Quyết định số 2148, Dự án được chia thành 2 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 (Giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ quan Nhà nước tại Cảng hàng không) sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư công; Dự án thành phần 2 (xây dựng cảng hàng không) sẽ thực hiện theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả 2 giai đoạn của Dự án là 5.822,9 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 2.913,6 tỷ đồng bao gồm: vốn do Nhà đầu tư huy động là 2.680,5 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 380 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 2.300,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,103 tỷ đồng.
Dự án được Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Trị, trong vai trò là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Phú Yên tìm nhà đầu tư cho 23 dự án, tổng vốn 28.000 tỷ đồng
Theo quyết định phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, Phú Yên kêu gọi các nhà doanh nghiệpđầu tư vào 23 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28.000 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế vừa ký quyết định (số 1826) phê duyệt danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 (đợt 1).
Một góc trung tâm TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. |
Theo đó, Phú Yên kêu gọi các nhà đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư vào 23 dự án trên các lĩnh vực, như: Thương mại, du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo; hạ tầng các khu công nghiệp…, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28.000 tỷ đồng.
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, gồm một số dự án điển hình như: dự án Khu du lịch hồ Suối Bùn (150 tỷ đồng), dự án Khu du lịch sinh thái đầm Ông Kinh – núi Mái Nhà (200 tỷ đồng), dự án Khu Thương mại - Dịch vụ du lịch sinh thái Công viên Bầu Hà (520 tỷ đồng), dự án di dời bến xe nội thành ra ngoại thành để hình thành Trung tâm đô thị thương mại hỗn hợp (350 tỷ đồng).
Trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo gồm một số dự án như: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Hòa Phú (660 tỷ đồng), dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Phú Long (660 tỷ đồng), dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Phước Hòa (550 tỷ đồng), dự án nâng cấp lò mổ gia súc TP. Tuy Hòa (200 tỷ đồng).
UBND tỉnh giao trách nhiệm cho đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành, địa phương để bổ sung các thông tin liên quan đối với từng dự án cụ thể như: Khảo sát thực địa để xác định ranh giới cụ thể; xây dựng tài liệu, bản đồ tổng thể vị trí các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; cập nhật hiện trạng sử dụng đất, xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư, sự phù hợp với các quy hoạch liên quan.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xác định ranh giới, địa điểm cụ thể đối với từng dự án liên quan để phối hợp, cung cấp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời cập nhật danh mục dự án vào các quy hoạch liên quan của địa phương nhằm đảm bảo tính pháp lý và thuận lợi trong việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên lưu ý, đối với các dự án kêu gọi đầu tư trong Khu kinh tế Nam Phú Yên (sau khi Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) sẻ giao Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất bổ sung danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong Khu Kinh tế Nam Phú Yên trình UBND tỉnh Phú Yên xem xét, phê duyệt.
TP. Hải Dương khởi công đồng loạt 7 công trình trọng điểm, vốn hơn 1.300 tỷ đồng
Sáng 22/12, TP.Hải Dương đã đồng loạt khởi công xây dựng đường Vành đai I và 6 công trình động lực, phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
Dự án xây dựng đường Vành đai 1 (đoạn từ xã Liên Hồng đế xã Ngọc Sơn), điểm đầu giao cắt đường 62m, điểm cuối giao đường tỉnh 391 đi qua các xã, phường: Liên Hồng, Thạch Khôi, Tân Hưng, Ngọc Sơn, tổng chiều dài toàn tuyến 5,67km, tổ chức giao thông 6 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư 885 tỷ đồng. Quy mô mặt cắt ngang 42m; thu hồi, giải phóng mặt bằng đối với 24,2ha chủ yếu là đất nông nghiệp của gần 800 hộ dân.
Nghi thức khởi công xây dựng đường vành đai I. Ảnh: Thanh Tân |
Thời gian thi công 18 tháng, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2023. Đây là dự án mở đầu xây dựng vành đai 1 trong tổng thể quy hoạch tuyến Vành đai 1 dài khoảng 30km với 02 cầu vượt sông Thái Bình, giao cắt với tỉnh lộ 390, chạy qua cụm công nghiệp Ba Hàng và qua xã An Thượng; phía tây qua địa phận huyện Cẩm Giàng giao cắt với Quốc lộ 5 và Khu công nghiệp Đại An... tạo thành vành đai bao quanh thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hồ Đăng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương khẳng định, dự án có ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, kết nối các khu vực và giảm tải lưu thông cho trung tâm Thành phố. Đồng thời, kết nối TP.Hải Dương với Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận, tạo động lực phát triển, cụ thể hóa quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự lễ khởi công xây dựng đường vành đai I, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ghi nhận những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hải Dương để từng bước hiện thực hóa các công trình, dự án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng công tác chuẩn bị đầu tư vẫn được thành phố triển khai khẩn trương và cơ bản bảo đảm tiến độ.
UBND tỉnh Hải Dương đề nghị TP.Hải Dương tiếp tục nỗ lực, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cho những dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, phù hợp với định hướng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII đề ra. Thành phố cần nhanh chóng hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, hướng tới xây dựng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống. Từ đó phát huy vai trò là trung tâm tăng trưởng kinh tế của Hải Dương và khu vực lân cận; là một trong trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, y tế, giáo dục và dịch vụ logistics của khu vực; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và bản sắc con người Xứ Đông.
Đồng thời, ông Hùng cũng yêu cầu các đơn vị thi công phát huy tối đa năng lực và kinh nghiệm, tập trung nguồn vốn, máy móc, thiết bị và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo đảm các yêu cầu chất lượng, kỹ thuật theo đồ án đã được phê duyệt. Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông và an ninh trật tự trong suốt quá trình thi công, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của công trường đến sản xuất và đời sống của người dân khu vực lân cận của dự án.
Cùng thời điểm tổ chức khởi công xây dựng đường vành đai I, TP.Hải Dương đã đồng loạt khởi công thực hiện 6 công trình khác.
Đó là Gói thầu hoàn thiện hạ tầng đường Nguyễn Lương Bằng – đường Thanh Bình và Gói thầu Kè kênh T1 thuộc Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực TP.Hải Dương (02 gói thầu có tổng mức đầu tư 198 tỷ đồng); Công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Đông đường Tân Dân, phường Việt Hòa (89,6 tỷ đồng); Và 4 công trình trường học là Trường THCS Việt Hòa (40,3 tỷ đồng), Trường Tiểu học Hải Tân (31,6 tỷ đồng), Trường Mầm non Bình Minh (55,4 tỷ đồng), Trường Mầm non Nguyễn Trãi (38,1 tỷ đồng).
Bổ sung 3 khu công nghiệp gần 1.000 ha tại tỉnh Hải Dương vào quy hoạch
Khu công nghiệp Bình Giang 2, Khu công nghiệp Thanh Hà 2 và Khu công nghiệp Kim Thành 2 vừa đước Phó thủ tướng phê chuẩn bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký công văn số 1766/TTg-CN ngày 21/12/2021 đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Ba khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch có tổng diện tích gần 1.000 ha |
Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý bổ sung các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Bình Giang 2 (diện tích 303,27 ha) tại các xã Thái Hòa, Thái Dương, Tân Hồng và Bình Xuyên, huyện Bình Giang; Khu công nghiệp Thanh Hà 2 (diện tích 250 ha) tại các xã Thanh Cường và Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà; Khu công nghiệp Kim Thành 2 (diện tích 437,24 ha) tại các xã Đại Đức và Tam Kỳ, huyện Kim Thành.
Các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các công văn số 1156/TTg-KTN ngày 14/7/2014 và số 157/TTg-CN ngày 4/2/2021 không thay đổi.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về các nội dung thẩm định và chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp nêu trên, bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo việc điều chỉnh chỉ tiêu đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương (khoảng 883 ha) phù hợp với quy định của pháp luật và ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 451/TTg-NN ngày 6/4/2021, đáp ứng điều kiện để làm cơ sở bổ sung 3 khu công nghiệp nêu trên vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo, quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch khu công nghiệp; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương có trách nhiệm chỉ đạo việc tích hợp phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp Bình Giang 2, khu công nghiệp Thanh Hà 2 và khu công nghiệp Kim Thành 2 vào quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển khu công nghiệp với các công trình nhà ở, thiết chế văn hóa, xã hội, thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp. Có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất.
UBND tỉnh Hải Dương tiếp thu ý kiến của các Bộ có liên quan, thực hiện các giải pháp đề ra tại Đề án trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch. Thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập, xây dựng khu công nghiệp theo từng giai đoạn, phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan.
Phó Thủ tướng lưu ý, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chỉ cho phép thực hiện thủ tục đầu tư đối với các khu công nghiệp khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các Dự án hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan.
Quảng Nam chấm dứt hoạt động dự án 184 ha của Công ty Đạt Phương
Tỉnh Quảng Nam tiếp tục chấm dứt hoạt động một dự án du lịch khác tại vùng Đông, lần này là dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương, của Công ty Đạt Phương.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó chủ tịch Tỉnh, ông Trần Văn Tân đã ký quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương tại xã Bình Dương (huyện Thăng Bình)
Tỉnh Quảng Nam đã chấm dứt hoạt động của nhiều dự án ở vùng Đông. |
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, lý do hủy bỏ phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Dự án trên là do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh đã ban hành Quyết định số 214/QĐSKHĐT ngày 14/10/2021 về việc chấm dứt hoạt động của dự án.
Vì vậy UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình.
Theo quy hoạch chi tiết 1/500, Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương trước khi bị hủy bỏ, có tổng diện tích dự án gần 184 ha, đã bao gồm đất hạ tầng tuyến Thanh niên ven biển khoảng 4,57 ha. Dự án do Công ty cổ phần Đạt Phương làm chủ đầu tư. Tính đến tháng 3/2021, dự án đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 60 ha. Dự án có phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp đường ven biển 129 (đường Võ Chí Công hiện nay); phía nam giáp khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl; phía bắc giáp khu tái định cư ven biển Bình Dương.
UBND tỉnh Quảng Nam giao UBND huyện Thăng Bình tổ chức công bố Quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, phối hợp theo dõi và thực hiện; đồng thời, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết...
Trước đó, trong tháng 3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND H.Thăng Bình và các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC của Công ty CP Quốc tế Nam Hội An theo quy định và giải quyết các phát sinh sau khi chấm dứt hoạt động của dự án.
Dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC được cấp chủ trương đầu tư với diện tích gần 200 ha tại xã Bình Minh (H.Thăng Bình), với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.300 tỷ đồng.
Dự án này được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định chủ trương đầu tư từ năm 2017, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai các thủ tục tiếp theo của dự án; nhà đầu tư cũng chưa thực hiện nghĩa vụ ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo quy; dự án chậm triển khai hơn 36 tháng nhưng nhà đầu tư không thực hiện thủ tục giãn tiến độ.
Quảng Trị: Thu hút đầu tư năm 2021 tăng 10 lần so với năm 2020
Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có 65 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn hơn 70.749 tỷ đồng, cao hơn 10 lần so với năm 2020.
Ông Nguyễn Đức Tân, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Quảng Trị cho biết, từ cuối tháng 2/2021, đến nay dịch bệnh trong nước tiếp tục tái bùng phát và hoành hành với quy mô và tính chất phức tạp hơn, vì vậy một số hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa thể tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Phối cảnh dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. |
Tuy nhiên, Trung tâm đã nỗ lực khắc phục, điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh xã hội, tổ chức thực hiện các hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.
“Thông qua việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Tân cho biết.
Theo Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Quảng Trị, các hoạt động chương trình xúc tiến đầu tư trong năm 2021 đã được xây dựng bài bản hơn, bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế mới, đảm bảo thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh theo đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Đồng thời, đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào công tác xúc tiến đầu tư; các địa phương trong tỉnh đã tích cực đổi mới phương pháp, chủ động tìm kiếm nhà đầu tư.
Do vậy, tình thu hút đầu tư trong năm 2021 của Quảng Trị hết sức ấn tượng. Theo đó, trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có 65 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn 70.749,75 tỷ đồng, cao hơn 10 lần so với năm 2020. Trong đó có một số dự án lớn như: Khu công nghiệp Quảng Trị có tổng vốn 2.074 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú có tổng vốn 4.533 tỷ đồng; Nhà máy điện gió Hướng Linh 5 có tổng vốn 1.346 tỷ đồng: Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 2 có tổng vốn 1.370 tỷ đồng; Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 3 có tổng vốn 1.350 tỷ đồng; Trung tâm điện khi LNG Hải Lăng - giai đoạn 1 với tổng vốn 53.667 tỷ đồng…
Cũng theo lãnh đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Quảng Trị, năm 2022, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai một số hoạt động như nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư: Tổ chức mời đoàn vào, kết nối đầu tư nước ngoài (Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, EU...); Đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư và quảng bá tiềm năng cơ hội đầu tư của tỉnh Quảng Trị; Hợp tác với các đơn vị, các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài để triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng và đối tác đầu tư, thu thập các thông tin số liệu, xu hướng đầu tư của các quốc gia vào Việt Nam nhằm đưa ra được phương pháp tiếp cận và xúc tiến đầu tư hiệu quả vào tỉnh Quảng Trị; Tổ chức đoàn đi khảo sát, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; Tiếp cận các Nhà đầu tư trọng điểm; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án trọng điển trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư tại Hồ Chí Minh và Hà Nội; Tổ chức Seminar xúc tiến đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài khu vực Bình Dương và Đồng Nai tại tỉnh Bình Dương; Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến với các nhà đầu tư Hàn Quốc; Tham gia các đoàn đi xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành Trung ương liên quan… Quảng Trị cũng dự kiến tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Trị trong 2022.
“Trong năm 2021, đơn vị đã xây dựng chương trình và tổ chức phiên làm việc với Cục Xúc tiến Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị Xúc tiến tầu tư vào tỉnh Quảng Trị. Chương trình dự kiến diễn ra vào tháng 7/2021, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh bùng phát do đó Hội nghị Xúc tiến đầu tư chưa triển khai thực hiện. Hội nghị này dự kiến tổ chức vào năm 2022 sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát”, ông Nguyễn Đức Tân cho biết thêm.
Cảng Liên Chiểu Đà Nẵng sẽ trở thành cảng đặc biệt quốc gia như thế nào?
Tập đoàn BRG và Sumitomo (Nhật Bản) vừa trình bày ý tưởng, kế hoạch và lộ trình đầu tư phát triển cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) thành cảng biển đặc biệt.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG thay mặt đối tác hợp tác đầu tư Sumitomo (Nhật Bản) vừa đưa ra những kế hoạch, lộ trình và quyết tâm đầu tư xây dựng cảng biển Liên Chiểu trở thành cảng biển đặc biệt của quốc gia, có thể khai thác kinh tế biển cùng các cảng khác trong nước như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (TPHCM)...
Lãnh đạo hai Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và BRG khảo sát thực tế hiện trường đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. |
Đây cũng là chiến lược phù hợp với chủ trương kêu gọi đầu tư cảng Liên Chiểu mà TP. Đà Nẵng đang tiến hành. “Cảng Liên Chiểu có lợi gần đường sắt, đường bộ, các luồng hàng hải quốc tế, gần trung tâm logistic sân bay, lại được đón nguồn hàng phía Tây (Thái Lan, Myanmar)…”- Sở GTVT Đà Nẵng khẳng định.
Lợi thế này, theo bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, đang được Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Sumitomo nghiên cứu, khai thác và muốn đưa Liên Chiểu tiến lên cảng đặc biệt, cảng giao thương trung chuyển lớn nhất khu vực miền Trung. “Chắc chắn bên phía Nhật Bản sẽ nghiên cứu và đề xuất phương án khả thi.
Và, Tập đoàn Sumitomo muốn tham gia vào với sự quyết tâm cao nhất. Rất mừng là Đà Nẵng đã có quy hoạch hạ tầng cảng biển, sân bay để có một cụm cơ sở hạ tầng đặc biệt, cũng sẽ là hậu cần quan trọng, sinh khí và nội lực mạnh mẽ cho cả khu vực hoạt động, sinh sống và phát triển”- Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Nga, BRG có một quyết tâm rất cao cùng với Sumitomo làm cái gì đó cho Đà Nẵng. Sắp tới đây, hàng trăm nhân lực có chuyên môn cao chuyên nghiên cứu về các Dự án liên quan của Sumitomo sẽ tiến hành bắt tay nghiên cứu rất kĩ và sẽ triển khai nhanh chóng bằng chính thực lực của các nhà đầu tư.
“Đà Nẵng có những quan ngại như thế nào thì cứ trao đổi với chúng tôi để cả hai cùng phối hợp để có thể làm được dự án này. Về phía nhà đầu tư, rất mong được hợp tác với Jica để tiếp cận thông tin dự án và chiến lược đầu tư hiệu quả”, bà Nguyễn Thị Nga nêu vấn đề với Đà Nẵng.
Nắm bắt kỹ hơn về những đề xuất của nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng quan tâm đến những đề xuất từ phía Tập đoàn Sumitomo là có đề nghị gì với Đà Nẵng, đặc biệt là kết nối với Jica?
Vì sao Sumitomo muốn sự có mặt của Jica, bà Nguyễn Thị Nga giả thích thêm: “Nếu dự án có Jica tham gia thì sẽ có những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản”. “Đà Nẵng rất ủng hộ, phía Sumitomo có những đề xuất gì thì đề xuất với Đà Nẵng để Đà Nẵng làm việc với Jica”, ông Nguyễn Văn Quảng khẳng định.
Về tiến độ đầu tư, ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng “sốt ruột” trao đổi thêm với nhà đầu tư: “Bên cạnh quyết tâm đầu tư cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng song song kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng để khai thác cảng. Tại sao Đà Nẵng phải làm nhanh cảng Liên Chiểu, là để tận dụng cát nhiễm mặn để bổ sung cho vùng trũng là rất thuận lợi, nếu không sẽ phải đổ thải ra biển, lãng phí tài nguyên.
Quan điểm của Đà Nẵng hiện nay là cảng biển, sân bay không phải chỉ để phát triển giao thông nữa, mà là đầu mối để phát triển đô thị nên bên cạnh xây dựng cảng, Đà Nẵng cũng đồng thời kêu gọi đầu tư khu đô thị cảng biển nên phía nhà đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng các phương án này”.
“Muốn đẩy nhanh tiến độ, nhà đầu tư đề xuất Thành lập tổ công tác hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các nhà đầu tư để xử lý các thủ tục liên quan cũng như cung cấp các thông tin nhà đầu tư cần biết”, bà Nguyễn Thị Nga đề xuất.
“Đà Nẵng muốn làm song song, vừa đầu tư công (địa phương và trung ương) làm hạ tầng dùng chung: kè, giao thông… đồng thời kêu gọi nhà đầu tư vào đầu tư bến thứ 1 và nghiên cứu theo định hướng tăng thêm chiều dài là 900m (trước đây là 750m). Đồng thời, thu hút các hãng tàu, nhà đầu tư có tiềm năng về hàng hải để có đơn hàng sau này phục vụ cảng.
Đà Nẵng đang quy hoạch sớm toàn bộ phân khu, trong đó có nội dung về đô thị cảng. Ba yếu tố, cảng-logistic, đô thị phải gắn kết với nhau”, ông Nguyễn Văn Quảng thông tin và thống nhất với nhà đầu tư thành lập tổ công tác phối hợp giữa nhà đầu tư và chính quyền, giao Ban hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng làm đầu mối để tháng 9/2022 khởi công được cảng Liên Chiểu phần hạ tầng dùng chung.
Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu bao gồm 2 hợp phần.
Trong đó, Hợp phần A quy mô dự án, gồm: Đê, kè chắn sóng : 1170m; Luồng tàu: Dài 7,25km; Rộng 160m; cao độ đáy:-14m(HĐ); Vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu cho tàu đến 100.000DWT (6.000-8.000 Teu); Giao thông đường bộ kết nối đến cảng; Hạ tầng cấp điện, cấp nước và công trình phụ trợ đồng bộ đến cổng cảng. Kinh phí đầu tư khoảng 3.426,3 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương và vốn ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện từ 2021 - 2025.
Hợp phần B: Công trình bến cảng – thu hút các doanh nghiệp thực hiện có Tổng diện tích: 45,45ha với hai cầu cảng dài 750m
T&T Group và YCH khởi công "siêu cảng" đầu tiên của mạng lưới logistics thông minh ASEAN
Tập đoàn T&T Group và YCH (Singapore) - tập đoàn hàng đầu thế giới về logistics đã chính thức khởi công Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư gần 3.900 tỷ đồng.
Chiều nay, 23/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự lễ khởi công Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phú - Dự án đầu tiên của mạng lưới Logistics thông minh ASEAN.
Lễ khởi công Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư gần 3.900 tỷ đồng. |
Là một phần trong quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn và trung tâm logistics Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng tới năm 2030, Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là “siêu cảng” đầu tiên của mạng lưới logistics thông minh tại khu vực ASEAN, có chức năng tích hợp của Trung tâm phân phối (Distribution Center - DC) và cảng cạn (Inland Container Depot – ICD) để phục vụ cho hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics theo nhu cầu của thị trường.
Trung tâm có quy mô hơn 83 ha, tổng vốn đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm, nằm tại thị trấn Hương Canh và xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, do Công ty cổ phần T&Y Superport Vĩnh Phúc là liên danh của Tập đoàn T&T Group với Tập đoàn YCH và Công ty YCH Holdings (Singapore) làm chủ đầu tư.
Đáng chú ý, để phù hợp với xu hướng công nghệ trong logistics cùng nhu cầu phát triển của vận tải container, hoà nhập với xu thế container hoá mạnh mẽ của các nước trong khu vực cũng như toàn cầu, Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc được ứng dụng công nghệ IoT hiện đại hàng đầu thế giới, như dùng robot để tự động hóa trong kho hàng cùng hệ thống điều khiển bằng máy tính điện tử hiện đại. Lịch trình, thông tin của các container đến, đi khỏi trung tâm sẽ được số hoá và được gửi tới trung tâm điều khiển tại trung tâm bằng các mạng thông tin hiện có.
Theo kế hoạch, dự án sẽ đưa vào vận hành khai thác giai đoạn 1 từ Quý III/2022 và đưa giai đoạn 2 vào vận hành từ Quý IV/2024.
doanh nhân Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group cho hay, Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc được kỳ vọng sẽ mở đầu cho sự đột phá của logistics Việt Nam, hướng tới mục tiêu năm 2025 chi phí logistics tại Việt Nam sẽ giảm xuống 16%-20% GDP và tỷ trong đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%.
Đồng thời, đây sẽ là cánh tay nối dài cho hệ thống cảng biển, giúp giảm áp lực lên hệ thống cảng; tạo điều kiện thuận lợi cho các khu công nghiệp, các nhà máy trong việc gom hàng, đóng rút hàng hóa và thực hiện thủ tục thông quan hải quan, đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành trơn tru và hiệu quả. Qua đó góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế, hàng hóa giữa Việt Nam, ASEAN, Trung Quốc và các thị trường quốc tế khác. Đồng thời, hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chuỗi cung ứng logistics công nghệ cao thông minh 4.0.
“Đây sẽ là một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất miền Bắc Việt Nam, kết nối các khu công nghiệp bằng đường bộ, đường sắt, cũng như kết nối với Hà Nội, sân bay quốc tế Hải Phòng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc”, doanh nhânĐỗ Quang Hiển nhấn mạnh.
Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể. Chỉ số hiệu quả logistics Việt Nam hiện đứng thứ 39/160, tăng 25 bậc so với năm 2016, đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chi phí logistics ở Việt Nam vẫn đang cao hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới.
Theo số liệu năm 2020 của ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics ở Việt Nam bằng khoảng 20,9-25% GDP. Trong khi đó mức chi phí này ở Thái Lan là 19%, Malaysia là 13%, Singapore là 8% và Mỹ là 7,7%. Chi phí logistics tăng cao đẩy chi phí hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng theo đã làm mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia...
Với áp lực cạnh tranh gay gắt của thương mại quốc tế, chạy đua về công nghệ tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí, trách nhiệm, linh hoạt và giảm rủi ro, Trung tâm logistics công nghệ cao như dự án ICD Vĩnh Phúc không chỉ là điều kiện cần thiết cho sản xuất công nghiệp, là mắt xích thiết yếu giúp giảm chi phí thương mại, tăng sự ổn định cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại ở các quốc gia.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trao Quyết định chủ trương đầu tư dự án cho Liên danh T&T Group – YCH – YCH Holdings.
Cũng tại sự kiện, để tiếp sức cho Vĩnh Phúc trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Tập đoàn T&T Group đã trao tặng 100.000 bộ kít xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 BIOCREDIT COVID-19 Ag trị giá gần 5 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền mà T&T Group và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ủng hộ, tài trợ cho công tác, phòng chống dịch COVID-19 trên cả nước đã lên tới hơn 1.500 tỷ đồng.
Cà Mau khởi công tuyến tránh Quốc lộ 1A vốn đầu tư trên 1.725 tỷ đồng
Ngày 24/12, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khởi công Dự án truyến tránh Quốc lộ 1A, đoạn qua TP. Cà Mau.
Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 14,3 km, quy mô xây dựng đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế đạt 80 km/h, bề rộng nền đường 12 m gồm 2 làn xe chạy; trên tuyến đầu tư xây dựng 10 cầu.
Lễ khởi công Dự án. Ảnh: Nguyễn Hùng |
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, với tổng mức đầu tư trên 1.725 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.200 tỷ đồng.
Thời gian thi công dự kiến hoàn thành trong vòng 1 năm (tháng 12/2022).
Công trình có điểm xuất phát tại km 2239+70 thuộc Quốc lộ 1 (gần đầu lộ Tân Thành, Phường 6, TP. Cà Mau), vượt kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, sau đó đi qua địa phận các xã: Định Bình, Hòa Thành và Hòa Tân, TP. Cà Mau và điểm cuối nối với Quốc lộ 1 thuộc địa bàn xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước.
Ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông - Vận tải), đại diện chủ đầu tư dự án cho biết, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần giảm tải, giảm thiểu ùn tác và hạn chế tai nạm giao thông trên cho Quốc lộ 1 đoạn đi qua trung tâm TP. Cà Mau, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; kết nối với đường Vành đai 3 TP. Cà Mau, đường Hành lang ven biển phía Nam nhằm từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch của địa phương và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vận tải đường bộ Việt Nam.
Sóc Trăng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II
Công trình cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành đai II là các công trình thuộc hợp phần 2 của Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Sóc Trăng.
Sáng ngày 24/12, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành Đai II.
Công trình cầu Nguyễn Văn Linh và cầu Vành Đai II là các công trình thuộc hợp phần 2 của Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Sóc Trăng.
Trong đó, cầu Nguyễn Văn Linh khi hoàn thành sẽ kết nối đường Nguyễn Văn Linh (Phường 2) với đường Điện Biên Phủ (Phường 6) và khu Thiền viện Trúc Lâm (Phường 2). Công trình có tổng chiều dài là 141 m, dạng chữ y, với 3 nhánh; tổng bề rộng cầu 14 m, gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, lan can và lề bộ hành, tổng mức đầu tư trên 110 tỷ đồng.
Công trình cầu Vành Đai II sẽ kết nối đường Trục phát triển hướng Đông và đường Lý Thường Kiệt (Phường 4) với đường Vành Đai II và đường Điện Biên Phủ (Phường 8), có chiều dài 273 m, gồm 6 nhịp và nhịp giữa thông thuyền đứng 4,5 m. Tổng bề rộng cầu là 14 m, gồm 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, lan can và lề bộ hành, với tổng mức đầu tư trên 204 tỷ đồng.
Thời gian thi công 2 công trình nêu trên là 24 tháng (khởi công ngày 24/12/2021, dự kiến hoàn thành ngày 24/12/2023). Dự án do Ban quản lý Dự án 1, tỉnh Sóc Trăng làm chủ đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho rằng, Dự án thuộc chương trình chào mừng 30 năm tái lập tỉnh (1992 - 2022), đây là những dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, được tỉnh thống nhất cao thực hiện thi tuyển kiến trúc tuyển chọn thiết kế, ngoài chức năng giao thông, công trình còn có kiểu dáng kiến trúc đẹp, tạo vẻ mỹ quan và là điểm nhấn trong khu vực đô thị trung tâm của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị các sở ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát và đơn vị thi công để giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thi công hoàn thành các dự án nêu trên. Quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế, đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và thẩm mỹ cao.
Hải Dương xây nút giao nối đường tỉnh 392 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức lễ kết thỏa thuận tài trợ xây nút giao nối đường tỉnh 392, huyện Bình Giang với đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, tổng vốn đầu tư hơn 321 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) ký kết thỏa thuận tài trợ xây dựng nút giao liên thông kết nối đường tỉnh 392, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, với đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tại km39+900.
Lễ ký văn bản thỏa thuận tài trợ đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao liên thông kết nối đường tỉnh 392 vào đường ô tôcao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương |
Phạm vi Dự án có điểm đầu giao với đường tỉnh 392 tại lý trình Km9+080; điểm cuối đấu nối với đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng tại Km39+900 (trùng với vị trí nút giao đã thi công dở dang của dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng).
Theo nội dung thỏa thuận, nhà tài trợ sẽ bố trí kinh phí để tổ chức triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành toàn bộ công trình nút giao trên. Điểm đầu nút giao tại Km9+080, đường tỉnh 392; điểm cuối đấu nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km39+900. Quy mô dự án bao gồm toàn bộ phần còn lại của nút giao (không bao gồm những hạng mục VIDIFI đã đầu tư xây dựng). Nút giao gồm các hạng mục chính như 1 cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 1 cống chui dân sinh và 3,6 km đường dẫn. VIDIFI chịu trách nhiệm đầu tư hệ thống thu phí. Dự kiến tổng mức đầu tư hơn 321 tỷ đồng... Dự án dự kiến khởi công trong tháng 01/2022 và thi công trong 12 tháng.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, theo quy hoạch tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có thiết kế 3 nút giao kết nối với tỉnh Hải Dương, nhưng hiện mới chỉ có 1 nút giao hoàn thành trên địa bàn huyện Gia Lộc. Do vậy, chưa phát huy hết hiệu quả khai thác của đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương.
Hải Dương đang quy hoạch phát triển vùng công nghiệp động lực trên địa bàn huyện Bình Giang và Thanh Miện. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng nút giao cao tốc này là điểm kết nối trọng yếu, chiến lược đối với vùng công nghiệp động lực của tỉnh, tạo tiền đề cho sự phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội của tỉnh và nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng của tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Đồng thời, đề nghị các sở, ngành chức năng, các đơn vị, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn các thủ tục cho nhà đầu tư để triển khai thực hiện công trình trên theo quy định pháp luật và văn bản cam kết, thỏa thuận tài trợ.
UBND tỉnh Hải Dương cũng đề nghị VIDIFI sớm bàn giao dự án 2 nút giao trên địa bàn huyện Bình Giang và Thanh Hà với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho UBND tỉnh Hải Dương quản lý và triển khai các thủ tục đầu tư; bàn giao hiện trường 2 nút giao trên trong tháng 12/2021; xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư hệ thống thu phí, phương án tài chính đảm bảo đồng bộ để khi xây dựng hoàn thành nút giao có thể khai thác, sử dụng được ngay.
Tại lễ ký kết, đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát chia sẻ, doanh nghiệp đã nhiều năm hoạt động sản xuất trên địa bàn và đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Tập đoàn sẽ bố trí nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nút giao này. Với sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, doanh nghiệp sẽ tích cực đóng góp, hỗ trợ Hải Dương để tạo bước đột phát về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Đại diện VIDIFI cũng khẳng định, 3 nút giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Hải Dương có vai trò rất quan trọng. Ngay từ khi triển khai dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, VIDIFI đã thiết kế hoàn chỉnh và có kế hoạch triển khai 3 nút giao này. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên VIDIFI mới hoàn thành được 1 nút giao. Thời gian tới, VIDIFI sẵn sàng phối hợp với nhà tài trợ và các cơ quan chức năng của tỉnh sớm bàn giao hiện trường, bàn giao mặt bằng cho nhà tài trợ triển khai dự án.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Thực phẩm bẩn và những căn bệnh ảnh hưởng đến thế hệ sau
- ·Thức ăn, đồ uống lạm dụng phẩm màu
- ·Thực phẩm bẩn chứa hàn the quá mức cho phép
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Mỹ phẩm chui lại bị phát hiện
- ·Bàng hoàng trẻ tử vong do ăn quà vặt
- ·Lộ chiêu chế rượu ngoại dởm
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Bệnh truyền nhiễm bùng phát nhanh chóng trong trường học
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Sữa ong chúa, vi cá mập: Thật, giả đều nguy!
- ·An toàn thực phẩm và nguy cơ ngộ độc từ thịt bò khô
- ·Cai rượu là cách duy nhất để bảo vệ não bộ
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Bắt giữ lô trang sức mỹ ký Hàn Quốc độc hại
- ·Tác hại của mì ăn liền
- ·Sữa bột Trung Quốc có sinh vat la chết bên trong
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Chữa đau dạ dày hiệu quả từ một số bài thuốc dân gian