会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả giải vô địch na uy】Tiếp nhận và xử lý báo cáo quyết toán như thế nào?!

【kết quả giải vô địch na uy】Tiếp nhận và xử lý báo cáo quyết toán như thế nào?

时间:2025-01-12 04:05:21 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:421次

tiep nhan va xu ly bao cao quyet toan nhu the nao

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Gia Thụy (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh.

Tuy nhiên, phương thức quản lý mới cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với cơ quan Hải quan. Để tạo thuận lợi cho Hải quan địa phương khi thực hiện, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn cụ thể việc tiếp nhận và xử lý báo cáo quyết toán của DN.

DN không phải nộp chứng từ nào khác ngoài báo cáo quyết toán

Theo Tổng cục Hải quan, hiện tại năm tài chính của các DN hoạt động theo hệ thống pháp luật Việt Nam được kết thúc ở các mốc: 31-12, 31-3, 30-6, 30-9. Chính vì vậy, các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần nắm bắt cụ thể ngày bắt đầu, ngày kết thúc năm tài chính của DN thuộc quyền quản lý để có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc DN nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Việc tiếp nhận, kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ. Khi chưa có hệ thống hỗ trợ tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu theo năm tài chính, DN nộp báo cáo quyết toán bằng văn bản giấy tại chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên vật liệu hoặc chi cục Hải quan quản lý DN chế xuất. Khi tiếp nhận báo cáo quyết toán, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị không yêu cầu DN nộp thêm bất cứ chứng từ nào khác.

Các chi cục Hải quan thực hiện việc tiếp nhận báo cáo quyết toán, lập sổ theo dõi việc nộp báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN để có kế hoạch đôn đốc, xử lý các trường hợp không nộp hoặc chậm nộp báo cáo quyết toán.

Trường hợp nào phải kiểm tra báo cáo quyết toán?

Trước những băn khoăn của Hải quan địa phương về việc kiểm tra báo cáo quyết toán như thế nào, trong khi số lượng báo cáo quyết toán nộp cho cơ quan Hải quan thời điểm này sẽ rất lớn, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán của DN. Theo đó, tại Điều 41 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 5 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn rõ cách thức thực hiện. Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận báo cáo quyết toán thực hiện phân loại DN để áp dụng biện pháp kiểm tra theo quy định. Các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán gồm: Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu; báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan Hải quan; kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng, đối với DN ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục XNK hàng hóa đối với DN.

Cách thức kiểm tra báo cáo quyết toán, thực hiện theo Điều 59 Thông tư 38/2015/TT-BTC, các mẫu biểu quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra cơ quan Hải quan vận dụng tương tự như các mẫu biểu sử dụng cho hoạt động kiểm tra sau thông quan. Tổng cục Hải quan cũng lưu ý các đơn vị Hải quan cần chủ động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, kế toán cho CBCC Hải quan để đáp ứng yêu cầu theo phương thức quản lý mới.

Bên cạnh đó, những nội dung trong quy trình quản lý đối với hàng hóa gia công, SXXK, DN chế xuất tại Quyết định 1966 cũng được Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan thực hiện theo đúng quy định tại Điều 16 về nguyên tắc thực hiện và Điều 22 về kiểm tra báo cáo quyết toán. Việc theo dõi, thu thập, phân tích thông tin, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của DN được cơ quan Hải quan thực hiện thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, một số vấn đề Hải quan địa phương cần lưu ý khi thu thập, xử lý thông tin liên quan đến DN như: Thu thập thông tin về DN (loại hình DN; tên người đại diện; số vốn điều lệ, pháp định; ngành nghề kinh doanh; địa chỉ trụ sở…); tình hình hoạt động của DN (thời gian bắt đầu hoạt động; năng lực sản xuất của DN; mặt hàng XNK; tổng số tờ khai, kim ngạch; thị trường XNK…); tình hình chấp hành pháp luật của DN (chấp hành pháp luật về hải quan; pháp luật về thuế; xếp hạng DN…). Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các nguồn dữ liệu khác nhau, công chức Hải quan được giao nhiệm vụ có trách nhiệm phân tích, đánh giá, xác định DN có dấu hiệu rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm.

Theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Vũ Lê Quân, việc thay đổi về cách thức thực hiện và phương thức quản lý đối với loại hình gia công, SXXK tạo thuận lợi cho DN nhưng cũng yêu cầu DN phải nâng cao ý thức tuân thủ, đồng thời cơ quan Hải quan cũng cần có sự quản lý để vừa tạo thuận lợi vừa đảm bảo quản lý Nhà nước về hải quan. Đối với CBCC Hải quan, việc thay đổi từ phương thức quản lý cũ sang một phương thức quản lý mới sẽ phải cố gắng để tiếp cận và triển khai.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
  • Israel đồng ý trên nguyên tắc về lệnh ngừng bắn với Hezbollah
  • Nga thông báo cho Mỹ 30 phút trước khi bắn tên lửa Oreshnik vào Ukraine
  • 4 thông tin của ngành Hải quan là bí mật Nhà nước
  • Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
  • SCR: Năm 2016 doanh thu tăng gấp 5 lần cùng kỳ
  • Chứng khoán 29/12: VNM bùng nổ với thông tin quỹ ngoại mua vào khủng
  • Thêm một cổ phiếu ‘họ bia’ tăng trần trong phiên chào sàn
推荐内容
  • Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
  • Chứng khoán 9/2: Nhiều cổ phiếu tăng giá tưng bừng, VN
  • Doanh nghiệp đã vào guồng
  • Israel sa thải Bộ trưởng Quốc phòng, IDF tập kích kho vũ khí Hezbollah ở Syria
  • Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
  • Áp thuế tự vệ cho các loại hình hàng hóa NK