【u20 pháp vs】Bỏ quy định doanh nghiệp nợ xấu không được vay vốn trả lương từ gói 26.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay
Trong số 12 chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ,ỏquyđịnhdoanhnghiệpnợxấukhôngđượcvayvốntrảlươngtừgóitỷđồu20 pháp vs NSDLĐ được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%, không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc và vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện Nghị quyết 68, nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho NSDLĐ vay là nguồn vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng, không có tài sản bảo đảm, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến hết ngày 31/3/2022 hoặc khi giải ngân hết nguồn tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
Đánh giá về tình hình thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ NSDLĐ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, đến khoảng cuối tháng 8, mới giải ngân được 185,5 tỷ đồng để trả lương cho 53.581 lượt NLĐ trên tổng số tiền 7.500 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách này vẫn còn chậm.
Theo Bộ LĐTBXH, một số quy định tại Nghị quyết số 68 và Quyết định 23 vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, nhất là trong chính sách cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể một số vướng mắc, khó khăn như: điều kiện doanh nghiệp không có nợ xấu tại các ngân hàng; hồ sơ cần thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Điều này khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay. Đại dịch Covid-19 đã “bào mòn” nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn do nhiều khoản nợ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng đến hạn trả nhưng chưa trả được. Nên điều kiện không có nợ xấu tại ngân hàng để được vay vốn có rất ít doanh nghiệp có thể đạt được.
Về nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm, trong một buổi họp cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, các địa phương đang lúng túng. Điều kiện xác nhận về thuế đang là một trở ngại với nhiều địa phương và NSDLĐ.
Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68 và Quyết định 23 theo hướng bãi bỏ những điều kiện trên để thúc đẩy nhanh việc hỗ trợ cho các đối tượng.
Bỏ điều kiện "doanh nghiệp không có nợ xấu tại ngân hàng"
Trước những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện, Bộ LĐTBXH đang dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 68 và Quyết định 23 nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt để NSDLĐ và NLĐ được hỗ trợ kịp thời.
Về chính sách cho vay để trả lương ngừng việc, Bộ LĐTBXH đề xuất cắt giảm điều kiện “NSDLĐ không có nợ xấu tại tổ chức tiến dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn để được hưởng chính sách cho vay”.
Cụ thể: NSDLĐ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với NLĐ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên, trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Về chính sách cho vay để trả lương cho NLĐ khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, dự thảo sửa đổi của Bộ LĐTBXH đề xuất cắt giảm điều kiện “NSDLĐ khó có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn”. Đồng thời, dự thảo đề nghị bổ sung đối tượng NSDLĐ có địa điểm hoạt động trên các địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg được hỗ trợ vay trả lương phục hồi sản xuất.
Cụ thể: cho vay đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 hoặc có địa điểm hoạt động trên các địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 cũng được vay vốn.
Tương tự như cho vay trả lương ngừng việc, mức cho vay đối với chính sách trả lương phục hồi sản xuất tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
(Bài tuyên truyền thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Thảo Miên
(责任编辑:La liga)
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Tiết lộ lý do 2 loại thịt bò này có giá đắt hơn ‘vàng ròng, 100 triệu/miếng
- ·Vì sao ô tô giảm giá sốc trăm triệu mà người Việt vẫn dửng dưng
- ·Xôn xao tin dự án 'bạt núi' Sơn Trà tái thi công: Sở Xây dựng Đà Nẵng lên tiếng
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng quảng cáo Youtobe
- ·Giá vàng hôm nay ngày 18/10: Vàng 'tuột dốc', USD tăng mạnh
- ·Tập đoàn Tân Hiệp Phát đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 29
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·Kết quả xổ số Vietlott: Hôm nay sẽ có người ‘ẵm’ giải Jackpot hơn 40 tỷ đồng
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Ông Phạm Nhật Vượng có thêm một tỷ USD trong 8 tháng
- ·Tiết lộ khung giá điện bán buôn của EVN
- ·Giá vàng hôm nay ngày 16/10: Đứng đỉnh cả tháng qua, tuần này dự báo tiếp tục tăng cao
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Giá vàng thế giới tăng, trong nước vẫn lình xình
- ·Vinamilk trao 3 tỷ đồng cho người dân vùng lũ Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hóa
- ·Hà Nội Yêu cầu Uber, Grab công khai số lượng xe và doanh thu trước 30/10
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Lê Hồng Thủy Tiên vào top nữ doanh nhân trẻ đáng chú ý nhất Việt Nam