【bong dalu 4】Thành phố Hồ Chí Minh: 1 người tử vong do sốt xuất huyết
Phun thuốc diệt muỗi tại cộng đồng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Trước tình hình trên, ngày 1/8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin phòng bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Để chủ động phòng bệnh, ngăn chặn nguồn lây, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể sản sinh, chứa lăng quăng, bọ gậy như: Bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ… để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần, người dân nên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như bát kê chân chạn, lọ hoa, khay nước của tủ lạnh, máng thoát nước, máng ăn gia súc/gia cầm, bể cây cảnh; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng.
Người dân khi ngủ cần mắc màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Đặc biệt, khi bị sốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.
Cục Y tế tự phòng cho biết sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra.
Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở tất cả các nước trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên; thành thị và nông thôn.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng Bảy, Tám, Chín, 10 hàng năm.
Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch.
Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên ngườidân có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi với các tuýp bệnh khác nhau.
Theo Cục Y tế dự phòng, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, hoạt động mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối; thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà (như: bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây...), các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước (như: lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...). Loại muỗi này phát triển mạnh vào mùa mưa.
Người mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện: Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; có thể có nổi mẩn, phát ban.
Bệnh nặng khi có các biểu hiện sau: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng); đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp). Khi có các dấu hiệu này nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết với 500.000 trường hợp nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong.
Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định sốt xuất huyết có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp và lo ngại tác động tiêu cực của dịch bệnh đến đời sống xã hội./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Chủ tịch Quốc hội: Có những TikToker phân tích Luật Đất đai trăm nghìn người xem
- ·Trốn hiệu lệnh dừng xe, ô tô bán tải va chạm hàng loạt phương tiện ở Hà Nội
- ·Tài xế có nồng độ cồn 'kịch khung', đi xe máy vào cao tốc Hà Nội
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Chủ căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng': Giây phút đó tôi chỉ biết ôm mặt khóc
- ·Số phận 4 dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM
- ·Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, một thanh niên ở Quảng Nam bị phạt 62,5 triệu
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Chủ tịch Hà Nội ra quyết định phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Lập hội đồng thẩm định dự thảo thông tư về tiêu chuẩn đăng kiểm viên đường sắt
- ·Vai trò đắc lực của Doãn Văn Phương trong việc giúp Trịnh Văn Quyết lừa đảo
- ·Chung cư mini 'chống nạng': Cột mất khả năng chịu lực, 60 hộ dân mịt mờ ngày về
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Cảnh sát đẩy mạnh ghi hình phạt nguội tài xế vượt ẩu ở cao tốc Cam Lộ
- ·Đại diện VKS công bố 160 trang cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm
- ·Bị ông Trần Quí Thanh chiếm đoạt 2 dự án 881 tỷ, đại gia Kim Oanh lên tiếng
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị tăng lương, mở rộng trợ cấp với một số đối tượng